Tình trạng người chưa thành niên phạm tội ở nước ta hiện nay ngày càng tăng về số lượng trong thời gian gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau ví dụ bị ảnh hưởng từ game hoặc phim, các trò chơi bạo lực, thậm chí trong môi trường có nhiều đối tượng xấu gây ảnh hưởng hoặc thuộc trường hợp bất khả kháng hoặc vì lý do tự vệ chính đáng mà có thể gây ra các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của các cơ quan, tổ chức. Vì vậy, khi có xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì người chưa thành niên sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như thế nào? các quy định của pháp luật liên quan đến người chưa thành niên khi phạm tội trong Bộ luật hình sự.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay cũng chưa có một khái niệm rõ ràng về người chưa thành niên, nhưng có thể định nghĩa người chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi. Vì người chưa thành niên trong khoa học thì ở độ tuổi này chưa phát triển hoàn toàn về nhận thức hoặc nhân cách nên chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, người chưa đủ 18 tuổi được giải thích rất cụ thể trong Điều 21 là người chưa thành niên. Đối với các giao dịch dân sự đối với người chưa thành niên là những người chưa đủ 6 tuổi thì giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Đối với các giao dịch dân sự thì trừ trường hợp phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hợp với lứa tuổi của người chưa thành niên thì đa số khi giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên đồng ý như là cha mẹ…của người chưa thành niên.từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập giao dịch dân sự. Còn đối các giao dịch mà cho người từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi thì hải được những người chưa thành niên có thể tự mình xác lập các giao dịch dân sự. Trừ các giao dịch có liên quan đến tài sản mà nhà nước có yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
1. Người chưa thành niên phạm tội theo Bộ luật hình sự năm 2015:
Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 cũng có điều luật áp dụng đối với người chưa thành niên nhằm mục đích phân loại xác định các tội do những người thành niên gây ra thiệt hại, các hình phạt xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật, các biện pháp giáo dưỡng hoặc các biện pháp khác tùy theo tính chất, mức độ, thiệt hại gây ra mức độ nguy hiểm cho xã hội phù hợp tâm lý, đặc điểm tại thời điểm người chưa thành niên thực hiện các hành vi phạm tội.
Trong Bộ luật hình sự năm 2015 có 26 chương thì đã dành ra chương 12, nằm trong mục 1, bắt đầu từ Điều 90 đến Điều 91 về các quy định về người chưa thành niên phạm tội. Trong đó, nếu nêu rõ yêu cầu các của các cơ quan tố tụng nhất là thẩm phán xét xử vụ án phải có kiến thức hiểu biết về mặt tâm sinh lý, khoa học, giáo dục nhằm đấu tranh phòng, chống các tội phạm của những người chưa thành niên khi có hành vi phạm tội.
Thông thường, đối với người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định áp dụng riêng cho đối tượng dành cho người thành niên và các tội khác của phần chung trong Bộ luật hình sự quy định áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi.
– Người chưa thành niên sẽ được miễn trách nhiệm hình sự và sẽ được thay thế áp dụng các biện pháp khác theo quy định khi phạm thuộc dưới từ đủ mười sáu tuổi đến dưới 18 tuổi trừ các tội quy định như tội cố ý gây thương tích, các tội về buôn bán trái phép chất ma túy… khi người chưa thành niên tự nguyện khắc phục hậu quả và người chưa thành niên có nhiều tình tiết giảm nhẹ không có tình tiết tăng nặng khi phạm tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hình sự.
– Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự khi người chưa thành niên mà từ đủ mười bốn tuổi cho đến mười sáu tuổi khi phạm tội rất nghiêm trọng trừ một số tội thì sẽ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự ví dụ như các tội giết người, tội hiếp dâm, tội mua bán người, tội mua bán trái phép chất ma túy…
Ngoài ra khi người thành niên dưới 18 tuổi thực hiện phạm tội với vai trò đồng phạm không đáng kể trong vụ án đó thì cũng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thông thường khi xét xử và áp dụng các khung hình phạt đối với người chưa thành niên khi các biện pháp giáo dục, phòng ngừa không hiệu quả và chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết phải căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội còn phải căn cứ các đặc điểm về nhân thân của họ khi thực hiện hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
Nguyên tắc khi xử lý đối với những người chưa thành niên trong thực tiễn xét xử, các văn bản của pháp luật có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự nếu những người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội được gia đình giám sát, theo dõi, không gây không lớn, không nghiêm trọng hoặc có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Trong các giai đoạn tố tụng các vụ án hình sự khi điều tra giải quyết vụ án, truy tố của viện kiểm sát bằng các bản cáo trạng và xét xử tại tòa án thì các cơ quan này phải xem xét về khả năng nhận thức, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất nguy hiểm cho xã hội mà những người chưa thành niên đã gây ra.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự của những người chưa thành niên phạm tội nhằm mục đích của việc phòng ngừa tội phạm và căn cứ vào tính chất hành vi của tội phạm thì người chưa thành niên khi phạm tội chỉ áp dụng các hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sư trong trường hợp thực sự cần thiết khi truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thông thường, khi người chưa thành niên phạm tội thì tòa án sẽ áp dụng một trong những các biện pháp tư pháp khác nếu trong quá trình xét xử nếu không cần thiết phải áp dụng hình phạt thì không áp dụng hình phạt với người chưa thành niên phạm tội.
Hiện nay khi người chưa thành niên phạm tội thì sẽ hạn chế việc áp dụng hình phạt nhằm thực hiện chính sách khoan hồng đối với đối tượng đặc biệt nay nhằm mục đích giáo dục là chủ yếu nhất là hạn chế áp dụng các hình phạt tù có thời hạn trong bộ luật.
Đối với những người chưa thành niên phạm tội thì theo quy định của pháp luật không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình được quy định của pháp luật hình sự.
Khi áp dụng hình từ mức phạt tù có thời hạn trở lên thì sẽ được áp dụng mức hình phạt nhẹ hơn so với mức hình phạt áp dụng đối với người đã thành niên đủ 18 tuổi tương ứng khi người chưa thành niên phạm tội.
Hiện nay, pháp luật ở nước ta quy định đối với người chưa thành niên phạm tội thì sẽ bị bị áp dụng các hình phạt bổ sung nếu có và khung hình phạt chính là phạt tiền thì không áp dụng với những người chưa thành niên từ mười bốn tuổi đến dưới mười sáu tuổi theo quy định.
Hiện nay, thì khi mà người thành niên đã có bản án đã tuyên và có hiệu lực khi người phạm tội dưới 16 tuổi thì nếu người chưa thành niên lại tiếp tục phạm tội thì sẽ không tính là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm theo quy định của Bộ luật hình sự.
2. Mời luật sư bào chữa cho người chưa thành niên phạm tội:
Tóm tắt câu hỏi:
Con trai tôi phạm tội “giết người”, năm nay cháu 16 tuổi. Gia đình tôi muốn mời luật sư bào chữa cho cháu tại phiên tòa nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, nên không thể mời luật sư được. Rất mong quý công ty cho tôi lời khuyên. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Luật sư là người bảo vệ cho thân chủ của mình để chống lại sự buộc tội, truy tố hoặc một sự tố cáo, giúp làm giảm trách nhiệm hình sự cho thân chủ của họ đồng thời cũng có thể giúp cơ quan có chức năng làm sáng tỏ các tình tiết vụ án, họ có quyền tranh tụng với các chủ thể khác trong quá trình xử lý vụ án hình sự.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật TTHS 2015 quy định:
“1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.”
Như vậy, các bị can, bị cáo bị truy tố về những tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình và các vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất đều bắt buộc phải có luật sư bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa xét xử.
Do quy định “bắt buộc phải có luật sư”, nên trong nhiều vụ án thuộc các trường hợp như trên, dù gia đình hoặc bị can bị cáo không thuê Luật sư thì họ vẫn được Luật sư bào chữa theo hình thức là luật sư do tòa chỉ định. Việc chỉ định này thực hiện theo nguyên tắc cơ quan tiến hành tố tụng gửi công văn đến Đoàn luật sư địa phương. Đoàn luật sư sẽ chỉ định Luật sư bào chữa miễn phí cho bị cáo.
Trong trường hợp bạn hỏi, con của bạn bị truy tố về tội “giết người”, có khung hình phạt cao nhất là “tử hình”, hơn nữa lại là người chưa thành niên, vì vậy nếu gia đình cháu bạn không thuê Luật sư, thì Tòa án cũng sẽ chỉ định Luật sư bảo chữa cho con bạn tại phiên tòa. Ngoài ra, nếu gia đình nghèo khó thì có thể liên hệ với các Trung tâm trợ giúp pháp lý tại địa phương để được hướng dẫn và trợ giúp pháp lý.
3. Quy định về người chưa thành niên phạm tội:
Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm, cụ thể: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Tù có thời hạn và được quy định cụ thể tại Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
1. Phạt tiền
– Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
– Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
2. Cải tạo không giam giữ
– Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng
– Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.
– Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
3. Tù có thời hạn
– Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
– Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
4. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:
– Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá 12 năm tù;
– Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá 18 năm tù.
4. Giảm hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho tôi hỏi có trường hợp nào mà người chưa đủ 18 tuổi phạm tội giết người, pháp luật xử 10 năm tù, cải tạo tốt được đặc xá chỉ phải thi hành tất cả là 2 năm 8 tháng (32 tháng) là hết hạn tù không? Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 105 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
“Điều 105. Giảm mức hình phạt đã tuyên
1. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 04 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.
2. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
3. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.”
Như vậy, theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 thì người chưa thành niên có thể giảm mức hình phạt tù có tiến bộ nhưng vẫn phải đảm bảo thi hành được 1/4 mức hình phạt đã tuyên, đối với trường hợp này là phải đảm bảo chấp hành được 2,5 năm tù.
Tuy nhiên trường hợp đặc biệt, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì có thể được miễn chấp hành hình phạt còn lại và không phụ thuộc vào mức hình phạt đã tuyên, thời điểm được xét giảm cũng như mức hình phạt còn lại là bao nhiêu.
Vì vậy việc người chưa đủ 18 tuổi phạm tội giết người, pháp luật xử 10 năm tù, cải tạo tốt được đặc xá chỉ phải thi hành tất cả là 2 năm 8 tháng (32 tháng) là hoàn toàn có thể xảy ra.
5. Người chưa thành niên phạm tội chịu trách nhiệm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu trai 17 tuổi lấy xe máy của gia đình đi chơi đụng phải người phụ nữ với mức độ thương tích là 61%, gia đình có bồi thường số tiền là 25 triệu đồng. Nhưng khi khởi kiện qua TAND huyện cháu trai bị kết án 18 tháng tù giam do không có bằng lái xe. Gia đình kháng cáo và gửi về tỉnh xét xử. Hỏi trường hợp này cháu trai có được xem xét tình tiết giảm nhẹ án không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Theo như bạn trình bày, cháu trai bạn 17 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra.
Điều 260 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
…”
Luật sư tư vấn người chưa thành niên phạm tội chịu trách nhiệm thế nào:
Cháu trai 17 tuổi lấy xe máy của gia đình đi chơi đụng phải người phụ nữ với mức độ thương tích là 61%, gia đình phải bồi thường 25 triệu đồng, không có giấy phép lái xe.
Căn cứ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự nêu trên thì hành vi của cháu trai bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 260. Mà theo khoản 2 Điều 260 thì khung hình phạt là từ 3 năm đến 10 năm tù nhưng Tòa án chỉ tuyên phạt cháu bạn 18 tháng tù nghĩa là đang tuyên mức hình phạt thấp hơn so với quy định tại khoản 2 Điều 260. Do đó gia đình bạn cần xem xét kỹ liệu Tòa án có quyết định mức hình phạt phù hợp hay chưa.
Nếu gia đình không đồng ý với mức án do Toà án tuyên thì gia đình có thể làm đơn kháng cáo gửi tới Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án để yêu cầu giải quyết. Bạn lưu ý thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án do đó gia đình phải làm đơn kháng cáo trong thời hạn này.
Trong quá trình xét xử phúc thẩm, cháu bạn phải đưa ra tình tiết để xin giảm nhẹ hình phạt đã tuyên như: nhân thân tốt, chưa từng phạm tội, chấp hành nghiêm pháp luật và đường lối của Đảng,… khi đó Toà án sẽ xem xét để giám hình phạt đã tuyên cho cháu bạn