Quan điểm toàn diện là gì?
Quan điểm toàn diện là quan điểm được phản ánh trong phương pháp luận triết học, là quan điểm khi nghiên cứu và xem xét hiện tượng, sự vật hay sự việc thì cần phải quan tâm đến tất cả các yếu tố từ gián tiếp đến trung gian có liên quan đến sự vật. Quan điểm toàn diện mang tính đúng đắn trong các hoạt động hay là trong đánh giá một đối tượng nhất định nào đó.
Các nhà nghiên cứu sẽ chỉ ra tính hợp lý cần thiết trong nhu cầu phản ánh chính xác và hiệu quả đối tượng. Từ đó đưa ra các đánh giá mới mang tính khách và hiệu quả. Thực tế thì quan điểm này vẫn giữ nguyên giá trị khi cần thiết trong đánh giá hay phán xét đối tượng nào đó. Quan điểm thể hiện được vai trò của người thực hiện khi phân tích trên các đối tượng. Khi tiến hành nghiên cứu và xem xét các sự vật, hiện tượng hay sự việc nào đó cần phải chú tâm đến các yếu tố có liên quan đến sự vật, sự việc hay hiện tượng đó. Hay chính là chú tâm đến tất cả những tác động lên chủ thể đang quan tâm. Không chỉ dừng lại ở việc nhìn nhận theo tính chất tích cực hay cảm xúc mà cần phải tiến hành nhìn nhận trên lý trí, kinh nghiệm và trình độ đánh giá chuyên môn thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
Quan điểm toàn diện xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biến các hiện tượng, sự vật trên thế giới. Với các tính chất trong tác động và phản ánh kết quả khác nhau thì phải có quan điểm toàn diện vì bất kỳ mối quan hệ nào cũng sẽ tồn tại sự vật và sự việc. Không có bất cứ sự vật nào tồn tại một cách riêng biệt hay chỉ chịu tác động từ duy nhất một yếu tố có khả năng tồn tại cô lập, độc lập với sự vật khác. Khi nghiên cứu và phân tích sẽ cho thấy rằng nếu muốn đánh giá chủ thể một cách hiệu quả nhất thì cần nhìn nhận chủ thể đó một cách toàn diện và bày tỏ rõ quan điểm.
Nguồn gốc của quan điểm toàn diện
Đặc điểm về nguồn gốc của quan điểm toàn diện luôn làm cho biết bao người tò mò. Cụ thể nguồn gốc của quan điểm này xuất phát từ mối liên quan thuộc nguyên lý phổ biến của các sự vật hoặc hiện tượng diễn ra trên toàn cầu.
Cùng với những tính chất, đặc thù tác động dẫn đến kết quả khác nhau mà sẽ không tồn tại bất kỳ sự vật nào tồn tại đơn lẻ hoặc chịu tác động từ duy nhất một yếu tố. Bởi chúng có khả năng sinh tồn một cách độc lập với các sự vật khác.
Tính chất của quan điểm toàn diện còn có sự tác động khách quan và chủ quan khá đa dạng, chính vì thế mà các nhà nghiên cứu đã nhận định rằng nếu muốn đánh giá một cá nhân nào đó chính xác nhất thì con người cần nhìn nhận vào mọi khía cạnh một cách toàn diện sau đó bày tỏ quan điểm.
Bạn đang xem: Quan điểm toàn diện là gì? Ý nghĩa của quan điểm toàn diện
Cơ sở lý luận về quan điểm toàn diện
Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ rất đa dạng và phong phú: có mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài; có những mối liên hệ chung của toàn bộ thế giới hoặc trong những lĩnh vực rộng lớn của thế giới lại có những mối liên hệ riêng từng lĩnh vực, từng sự vật, từng hiện tượng riêng biệt; có mối liên hệ trực tiếp giữa hai hoặc nhiều sự vật, hiện tượng với nhau, và có những mối liên hệ gián tiếp, trong đó các sự vật, hiện tượng liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau thông qua một hay nhiều khâu trung gian mới phát huy được tác dụng; có mối liên hệ tất nhiên, ngẫu nhiên; mối liên hệ cơ bản, thuộc về bản chất của sự vật, đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, cũng có những mối liên hệ không cơ bản, chỉ đóng vai trò hỗ trợ, bổ sung cho sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Các mối liên hệ này tồn tại phổ biến trong tự nhiên, trong xã hội loài người cũng như trong ý thức của con người.
Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới. Bởi lẽ, bản chất của thế giới là vật chất. Vật chất có thuộc tính chung nhất là tồn tại khách quan. Các sự vật trong thế giới đa dạng đến đâu thì cũng chỉ là những hình thức tồn tại cụ thể của vật chất, chúng đều chịu sự chi phối của quy luật vật chất, nên chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau.
Quan điểm này được thể hiện từ cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Với các tính chất thể hiện trong tính khách quan, tính phổ biến và tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ và sự phát triển của tất cả các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tác động lẫn nhau này giúp cách sự vật được phản ánh với tính chất đa dạng trong thực tế. Một sự vật được nhìn nhận theo các yếu tố tác động và những tác động nên yếu tố khác.
Nội dung cốt lõi của quan điểm toàn diện
Chẳng hạn khi con người muốn đưa ra nhận xét, đánh giá về một đối tượng nào đó thì chúng ta nên vận dụng các lý thuyết về hệ thống quan điểm toàn diện một cách bài bản và chính xác.
Có nghĩa là con người cần quan sát nó được tạo thành nên từ những yếu tố nào hoặc những bộ phận nào, hoặc cùng những tương tác hay ràng buộc nào mới có thể phát hiện được các thuộc tính chung trong hệ thống các yếu tố không tồn tại.
Bên cạnh đó, con người khi đánh giá cá nhân cần phải có sự quan sát về xem xét các sự vật khách quan, tức là đánh giá dựa trên mối quan hệ và yếu tố tạo nên môi trường phát triển, vận động của nó.
Kết luận, đối với các vấn đề nhận thức trong thực tiễn mà con người sẽ cần phải đánh giá, xem xét các sự vật, sự việc dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau và mối quan hệ đó. Việc nghiên cứu kỹ những yếu tố này sẽ giúp con người hạn chế được những góc nhìn một chiều, góc nhìn phiến diện cũng như việc xử lý tình huống thực tiễn.
Những yếu tố để cấu tạo nên quan điểm toàn diện
Hầu hết mọi mối quan hệ này đều được xác định dựa trên bộ phận, những yếu tố được phân khúc bởi sự vật này và sự vật kia hoặc giữa các quan hệ gián tiếp và quan hệ trực tiếp. Do vậy mà góc nhìn phiến diện sẽ không đem lại kết quả chính xác cho việc đánh giá về cách sống của một con người.
Không chỉ vậy, ngược lại còn có thể gây nên các quan điểm lệch lạc và nhận định tiêu cực dẫn đến quyết định không đúng đắn cho các mục tiêu trong việc phản ánh quan điểm.
Con người cần phải đặc biệt chú ý đến các mối quan hệ để phiên biệt, đánh giá một cách rõ ràng bởi cách nhìn nhận vấn đề dựa trên mọi khía cạnh riêng biệt sẽ cho ra các kết quả khác nhau. Do vậy mà con người cần đặc biệt quan sát cũng như quan tâm và phân tích các yếu tố được dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn.
Cụ thể chính là những mối quan hệ tất yếu và chủ yếu, các mối quan hệ khách quan và chủ quan, mối quan hệ bản chất, chỉ có vậy thì con người mới có thể đưa ra nhận định rõ ràng và cụ thể về bản chất xảy ra của sự vật, sự việc.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi con người phải nắm bắt chắc chắn được về các định hướng, tiềm năng phát triển của sự vật, sự việc trong tương lai. Những nhìn nhận này sẽ có thể mang đến cho con người những mức độ phù hợp nhất về cơ sở phát triển trong tương lai hoặc các yếu tố biến động cho sự phù hợp về cơ sở phát triển trong tương lai.
Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về quan điểm toàn diện cũng như các ví dụ liên quan đến quan điểm toàn diện cho bạn đọc dễ dàng nhận biết về quan điểm này. Hy vọng tất cả các thông tin, kiến thức về quan điểm toàn diện trong Triết học mà chúng tôi cung cấp sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều trải nghiệm thú vị và phát triển cách nhìn nhận của bản thân nhiều hơn.
Ý nghĩa của quan điểm toàn diện
Khi phân tích bất cứ đối tượng nào thì cần vận dụng lý thuyết, hiểu biết một cách hệ thống thì sẽ xem xét được cấu thành nên những yếu tố, những bộ phận nào với mối quan hệ ràng buộc và tương tác nào thì từ đó phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn không có ở mỗi yếu tố. Chúng ta cần xem xét sự vật trong tính mở của nó tức xem xét xem trong mối quan hệ với các hệ thống khác với các yếu tố tạo thành môi trường vận động và phát triển của nó; xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật và các khẩu trung của nó. Phải nắm được và đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành sự vật. Bản thân quan điểm toàn diện đã bao gồm quan điểm lịch sự vì vậy khi xem xét, hiện tượng phải đặt sự vật hiện tượng vào đúng không gian, thời gian mà sự vật, sự việc và hiện tượng tồn tại.
Yêu cầu của quan điểm toàn diện
Mối quan hệ của quan điểm toàn diện có thể là giữa các yếu tố, các bộ phận giữa sự vật này với sự vật khác giữa các mối liên hệ trực tiếp với mối liên hệ gián tiếp. Cái nhìn mang tính phiến diện sẽ không mang đến hiệu quả trong công tác thực hiện mà ngực lại sẽ có thể tạo ra những nhận định hay các quan điểm mang tính lệch lạc; cũng như sẽ mang đến những quyết định không đúng đắn cho mục tiêu của thực hiện phản ánh quan điểm.
Theo quan điểm toàn diện thì con người cần nhận thức sự vật qua mối quan hệ qua lại và mối quan hệ này có thể là giữa các yếu tố, các bộ phận, giữa sự vật này với sự vật khác; giữa mối liên hệ trực tiếp với mối liên hệ gián tiếp. Khi chúng ta nhìn nhận quan điểm toàn diện thì mới đưa ra được các nhận thức đúng đắn. Không những thế quan điểm toàn diện còn đòi hỏi con người phải chú ý và biết phân biệt từng mối liên hệ đó là mối liên hệ chủ yếu với tất yếu, mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ về bản chất. Quan điểm toàn diện đòi hỏi con người phải chú ý và phân biệt từng mối liên hệ, cách nhìn nhận trên các khía cạnh khác nhau phản ánh những đặc trung riêng biệt. Từ đó làm nên tính đa dạng của chủ thể trong cách thể hiện trên thực tế. Bởi vậy mà việc quan tâm và phân tích từng yếu tố được thể hiện trên cơ sơ cụ thể. Bên cạnh đó, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi con người phải nắm bắt được khuynh hướng phát triển của sự vật trong tương lai. Những nhìn nhận mang đến phản ánh như thế nào cho phù hợp hay cơ sở để phát triển trong tương lai; hoặc những yếu tố biến động có thể được đánh giá mang đến những nhận định nhất định cần thiết giúp cho việc thực hiện các hoạt động tác động trên sự vật được tiến hành hiệu quả đáp ứng các mong muốn của chủ thể tiến hành.
Ví dụ về quan điểm toàn diện trong thực tế
Để hiểu rõ hơn về quan điểm toàn diện là gì, chúng ta cùng đi sâu với những ví dụ thực tế.
Để đạt kết quả cao trong học tập, sẽ cần đến rất nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan tác động đến. Bên cạnh tài năng, trí thông minh sẵn có, ai cũng cần nỗ lực rèn luyện. Sự rèn luyện ấy được bồi đắp từ những kiến thức đến từ thực tiễn lẫn trong sách vở, có như vậy mới tạo nền kiến thức phù hợp với cuộc sống.
Ngoài ý thức và sự nỗ lực từ chính bản thân mỗi người thì các yếu tố khách quan như môi trường học tập, người hướng dẫn, việc tạo điều kiện của cha mẹ… cũng có vai trò nhất định.
Như vậy, khi xem xét trên nhiều góc độ cũng như xem xét mối quan hệ của việc đạt kết quả cao trong học tập cùng các yếu tố khác, chúng ta có thể tìm cách cải thiện vấn đề, vận dụng các yếu tố để đạt được kết quả như mong muốn.
Quan điểm toàn diện trong triết học
Quan điểm toàn diện là khái niệm được nhắc đến, phản ánh trong phương pháp luận triết học. Từ quá trình nghiên cứu về quan điểm biện chứng cũng như sự liên hệ phổ biến của sự vật hiện tượng, triết học cho rằng, những đánh giá, nhìn nhận một sự vật phải được thể hiện một cách toàn diện, phản ánh đúng bản chất, tính đúng đắn của sự vật đó.
Bởi mọi sự vật, hiện tượng bao giờ cũng tồn tại mối liên kết với những sự vật khác. Những mối liên hệ ấy rất đa dạng, phong phú, thế nên ta cần quan sát tổng thể, nhìn nhận vật theo mọi góc độ. Không nên đánh giá phiến diện, áp đặt quan điểm của ta để kết luận về bản chất hay về tính quy luật của vật.
Theo triết học Mác – Lênin khi muốn hiểu được bản chất, hiểu rõ những sự thật đằng sau của sự vật, hiện tượng thì cần có cái nhìn đa chiều, bao quát, nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp lẫn gián tiếp của của sự vật đó. Từ đó, ta biết sử dụng, kết hợp các biện pháp khác nhau tác động lên vật nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Quan điểm toàn diện giúp chúng ta hạn chế được những kết quả phiến diện, máy móc trong nhận thức, đồng thời giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế đúng đắn, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn hơn.
Phân biệt quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể
Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi con người khi xem xét sự vật, hiện tượng cần chú ý đến cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin, mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định, khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của sự vật. Bởi vậy, cần nghiên cứu chúng trong các không gian, thời gian, điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau.
Có thể thấy điểm tương đồng giữa quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể là đều yêu cầu việc nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng dựa trên những cái nhìn đa chiều, cụ thể, xem xét kỹ các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi không gian và thời gian cụ thể khi đánh giá sự vật.
Với quan điểm lịch sử cụ thể, việc xem xét sự vật hay hiện tượng phải được gắn với thời gian, địa điểm cụ thể, có thật, trong khi quan điểm toàn diện không yêu cầu điều đó. Nhìn chung, cả hai quan điểm này đều đem đến những giá trị riêng và vẫn còn được vận dụng cho tới tận ngày nay.
Từ phần giải thích về quan điểm toàn diện là gì, hy vọng bạn đọc đã nhận ra tầm quan trọng của của góc nhìn tích cực, toàn diện. Đặc biệt, hãy cố gắng hạn chế những suy nghĩ phiến diện, tiêu cực về sự vật, hiện tượng trong đời sống để nhìn nhận mọi thứ một cách đúng đắn hơn.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp