Điển hình, bản phối remix hoàn chỉnh của “Đường tôi chở em về” (Buitruonglinh) trên YouTube thu về 49 triệu lượt xem – một con số mà nhiều nghệ sĩ đình đám cũng phải mơ ước.
Thậm chí, bản phối remix ca khúc “Yêu đừng sợ đau” (Ngô Lan Hương) trên YouTube còn lấn át cả bản gốc khi có 14 triệu lượt xem, gấp 5 lần bản gốc là gần 3 triệu lượt xem.
Thống kê của Social Blade cho thấy, được thành lập từ năm 2018, kênh YouTube “CUKAK” hiện có hơn 835.000 lượt theo dõi. Với tổng số 256 video được đăng tải, kênh này thu về tối đa hơn 143.000 USD/ tháng (khoảng gần 3,3 tỷ đồng) và tối đa 1,7 triệu USD/ năm (khoảng hơn 39 tỷ đồng).
Theo tìm hiểu, một số kênh như: “Orinn Remix” (3,76 triệu người đăng ký), “RIN Music” (438.000 người đăng ký), “Nal Official” (982.000 người đăng ký)… cũng hoạt động tương tự và thu hút số lượng người xem ngang ngửa “CUKAK”.
TikTok đang hủy hoại âm nhạc?
“TikTok đang hủy hoại âm nhạc” – đây là lời bình luận của trang VICE khi chứng kiến sự chi phối của nền tảng này với lĩnh vực âm nhạc.
Từ đầu năm 2022 đến nay, gần 10 ca sĩ đình đám đã lên tiếng phàn nàn về tình trạng các hãng sản xuất âm nhạc và đội ngũ marketing liên tục thúc giục họ ra sản phẩm âm nhạc mới trên TikTok.
Mới đây nhất, ca sĩ, nhạc sĩ Hasley – chủ nhân bản hit “Without Me” bộc lộ sự chán ghét với nền tảng này. Mới đây, cô lên tiếng về việc bị hãng đĩa gây khó dễ, không cho phép phát hành ca khúc mới vì nó chưa viral trên TikTok.
Không riêng Hasley, Florence Welch, FKA Twigs và Charlie XCX là những nghệ sĩ cũng có quan điểm tương tự.
Không phủ nhận ở mặt nào đó, TikTok là một kênh tích cực khi là cầu nối giữa người hâm mộ với nghệ sĩ.
Tuy nhiên, theo VICE, một bộ phận nghệ sĩ đã thành danh từ trước lại coi nền tảng này là cỗ máy marketing đang chiếm dần quyền kiểm soát với sản phẩm âm nhạc của họ. Trong khi đó, điều họ quan tâm đến là chất lượng nghệ thuật chứ không phải một thứ âm nhạc sớm nở tối tàn.
Nhìn nhận thực tế này, DTAP – nhóm music producer đứng sau hàng loạt hit của Hoàng Thuỳ Linh từng khẳng định, nhóm không thích một bài hát cứ phải remix để quảng bá.
“Lướt TikTok thấy nhiều sự remix mang đến hit cho ca khúc đó nhưng xét giá trị nghệ thuật thì DTAP không đánh giá đó là bài hit. Có thể DTAP hơi gay gắt nhưng âm nhạc cần những giá trị bền vững và lâu dài hơn. Nếu cứ vậy thì nghệ sĩ ra bài không cần đầu tư nhiều rồi remix cho hot xong đi diễn bằng bản remix đó thì nó rất kì. Nhạc đó chỉ nên nằm trên nền tảng đó thôi”, DTAP bày tỏ.
TikTok, YouTube trả tiền cho người dùng thế nào?
YouTube là một mạng xã hội video, thu hút hơn 2 tỷ người dùng mỗi tháng. Song, YouTube không kinh doanh bất cứ sản phẩm gì trên nền tảng của mình. Thứ duy nhất họ kinh doanh đó là quảng cáo.
Đối với các kênh như “CUKAK”, “Orinn Remix”, “RIN Music”… quảng cáo hiển thị cùng với các video và tạo ra lượt xem, tương tác.
Lúc này, YouTube sẽ tính tiền và chia sẻ khoản lợi nhuận thu được cho các đối tác nội dung của mình. Mức tiền được chia sẻ ở đây sẽ theo tỷ lệ: 55% : 45%. Trong đó, 55% thuộc về YouTuber, và 45% thuộc về YouTube.
Ở Việt Nam, nếu video có 100.000 lượt xem thì YouTuber sẽ nhận được khoảng 80 – 110 USD, có 1.000.000 lượt xem cho 1 video, bạn sẽ nhận được khoảng từ 800 – 1.100 USD (khoảng 18,5 – 25 triệu đồng).
Trong khi đó, TikTok không trả tiền trực tiếp cho người dùng như YouTube. Nhưng, chẳng hạn, với các đoạn clip ngắn, tạo trend (xu hướng) và có hiệu ứng mạnh như “CUKAK”, “Orinn Remix”, “RIN Music”… các kênh này cũng có thể quảng bá và tăng lượt theo dõi trên YouTube nhờ TikTok.
Hung thần nhạc Việt
TikTok càng ngày càng “bành trướng” sự ảnh hưởng lên làng nhạc, đây là điều không thể phủ nhận. Cùng với độ phổ biến ngày càng tăng của nền tảng này, nhiều xu hướng được TikTok truyền tải thành công và trở nên viral cực độ. Đi cùng với các video lên xu hướng, phần âm nhạc là điều không thể thiếu.
Những ca khúc phổ biến được nhiều người sử dụng trên MXH này là những ca khúc đã được remix, thường là một vài đoạn điệp khúc hoặc các câu hát đắt giá của ca khúc. Một trong những kênh YouTube chuyên remix nhạc có khả năng tạo xu hướng phổ biến nhất hiện nay chính là C**** (viết tắt C.). Nhiều video được kênh phối nhạc này lại thu về hàng chục triệu lượt nghe, xem và tải về nhờ hiệu ứng bùng nổ trên MXH.
Khi phối lại bài hát, người phối sẽ thay đổi hoặc thêm bớt một vài yếu tố trong bản nhạc gốc như tốc độ bản nhạc, thay đổi cường độ, cao độ, sự cân bằng, thời gian của bản nhạc… Tùy theo người remix, bản nhạc cũng có thể được phối lại hầu hết các thành phần âm nhạc. Những bản phối mới được đăng tải lên MXH chính là nhạc remix mà khán giả thường hay sử dụng.
Không phủ nhận việc nhiều ca khúc được phối lại và phổ biến mang lại nhiệt cho sản phẩm gốc và nghệ sĩ, nhưng cũng vì bản remix mà nhiều phiên bản gốc bị lu mờ thậm chí lãng quên. Chính vì lý do này, kênh C. còn được xem là “hung thần nhạc Việt”.
Hàng loạt ca khúc remix chục triệu view viral bùng nổ MXH
Là kênh phối nhạc thuộc hệ thống 1 9 6 7 Remix, với xuất phát điểm ban đầu là kênh dành cho các bài hát, nghệ sĩ indie, underground ít người tiếp cận. C. ngày càng tham gia nhiều hơn vào các thể loại âm nhạc khác, kể cả remix lại các ca khúc thị trường sẵn đã nổi tiếng vì được nghệ sĩ quảng bá.
Hiện tại, chủ nhân kênh phối nhạc này vẫn là một ẩn số khi không có thông tin công khai về đội ngũ music producer. Kênh thu về hơn 700.000 nghìn người đăng ký, hàng triệu lượt xem và đón chờ remix mới mỗi ngày. Dù không công khai danh tính, nhưng sức ảnh hưởng mà C. tạo ra là không thể chối bỏ.
C. với độ nhạy bén và nhanh chóng trong việc nắm bắt xu hướng, đã tạo ra hàng loạt ca khúc dẫn đầu xu hướng. Không chỉ một vài đoạn mixtape “vàng” phổ biến TikTok, trong những trào lưu nhảy cover mà bản remix hoàn chỉnh trên YouTube cũng thu về lượt xem vô cùng lớn.
Liếc sơ sang kênh C., không khó để bắt gặp những video triệu view đến chục triệu view. Một con số mà nhiều nghệ sĩ Việt còn phải mơ ước khi phát hành sản phẩm.
Một số ca khúc indie, underground vốn ít người tiếp cận đã trở nên phổ biến nhờ các đoạn remix của C. có thể kể đến như Đường Tôi Chở Em Về, Gu, Thích Em Hơi Nhiều, Yêu Đừng Sợ Đau… hay các xu hướng khi nhắc đến tên ca khúc mọi người có thể không ấn tượng nhiều nhưng chỉ cần một vài từ quen thuộc là nhảy số được ngay như “người chơi hệ đẹp”, “forget me now”…
Đoạn âm thanh được C. tung lên TikTok thu về từ trăm nghìn đến hàng triệu lượt dùng là điều bình thường. Nhạc remix tại Việt Nam không mới, nhưng nhiệt lượng đến từ dòng nhạc này thì chưa bao giờ nguội tắt. Càng ngày, các ca khúc được phối lại thêm một chút giai điệu, âm hưởng vinahouse càng trở nên quen thuộc và không thể thiếu với giới trẻ.
Là lợi hay hại đối với nghệ sĩ khi sản phẩm viral phiên bản remix?
Đối với nhiều ca khúc indie hay underground ít khán giả tiếp cận, việc bản phối mới nổi lên và trở thành xu hướng sẽ giúp cho âm nhạc của những nghệ sĩ indie/underground tiến xa hơn và tiếp cận nhiều khán giả hơn. Đây là tác động tích cực mà không chỉ C., nhiều kênh phối nhạc khác cũng đang hướng đến.
Kênh C. thuộc 1 9 6 7 Remix, tôn chỉ hoạt động của cả hai kênh âm nhạc này là giúp nghệ sĩ indie/underground đa dạng hoá âm nhạc và làm phổ biến sản phẩm của họ. Có một điều không thể phủ nhận, nhiều ca khúc khi được tung bản gốc rất ít người biết đến. Nhưng chỉ cần được chọn một vài phân đoạn có lyrics dễ thành xu hướng, đưa vào các giai điệu catchy, bắt tai tạo trành xu hướng dance cover thì đi đâu ta cũng có thể nghe được giai điệu ấy.
Nhưng mọi thứ đều sẽ có hai mặt, một ca khúc nổi tiếng với công chúng hơn nhờ bản remix có thể mang đến hiệu ứng tốt cho ca khúc và nghệ sĩ sở hữu ca khúc đó thì cũng có nguy cơ làm bản gốc bị lu mờ. Một ví dụ nổi tiếng dạo gần đây là ca khúc See Tình của Hoàng Thuỳ Linh, ca khúc này nổi lên thành trend nhưng không phải với bản gốc mà là bản speed up được người dùng TikTok “phù phép”.
Đáng nói là, khi bản speed up nổi lên thì một phần lớn khán giả “bỏ rơi” bản gốc, tạo nên hiện tượng nhiều ca khúc gốc không được nhớ đến mà chỉ phổ biến bản phối lại hay các bản mashup với nhiều đoạn nhạc trending khác.
Điều này lặp lại với nhiều ca khúc được C. phối lại như Yêu Đừng Sợ Đau của Ngô Lan Hương. Bản gốc của Ngô Lan Hương là một bản ballad chỉ thu về gần 3 triệu lượt xem nhưng với bản remix được làm lại bởi C., ca khúc này có hơn 14 triệu lượt xem, gần gấp 5 lần bản gốc.
Và với đa số fan nhạc, nhắc đến Yêu Đừng Sợ Đau thì chắc chắn có người phân vân không biết bài hát gì. Chứ với lyrics “Đừng quay mặt đi, nước mắt rơi thì cứ…” cùng giai điệu remix xập xình của C., chắc chắn sẽ khiến người ta nhớ ra xu hướng gì trên TikTok.
Một vấn đề nữa phải nhắc đến khi nhạc remix “át vía” nhiều ca khúc gốc chính là “tính nghệ thuật” trong âm nhạc và sự tâm huyết mà nghệ sĩ đặt vào trong những sản phẩm của họ. DTAP – nhóm music producer đứng sau hàng loạt hit của Hoàng Thuỳ Linh từng chia sẻ quan điểm:
“DTAP không thích một bài hát cứ phải remix để nó nổi. Tụi mình vẫn thích những gì original hơn. Lướt TikTok thấy nhiều sự remix mang đến hit cho ca khúc đó nhưng xét giá trị nghệ thuật thì DTAP không đánh giá đó là bài hit.
Có thể DTAP hơi gay gắt nhưng âm nhạc cần những giá trị bền vững và lâu dài hơn. Nếu cứ vậy thì nghệ sĩ ra bài không cần đầu tư nhiều rồi remix cho hot xong đi diễn bằng bản remix đó thì nó rất kì. Nhạc đó chỉ nên nằm trên nền tảng đó thôi.”
Từ quan điểm của producer chúng ta dễ nhận thấy nhiều hệ luỵ từ việc một bản nhạc remix nhờ hiệu ứng MXH mà quá dễ dàng trở nên nổi tiếng. Nhiều nghệ sĩ đầu tư chất xám và công sức vào sản phẩm của họ lại không thể phổ biến bằng việc nhiều người chỉ làm nhạc “làng nhàng”, thuê một nhóm remix và làm nổi thành xu hướng.
Nhạc remix có thể mang nhiều yếu tố giải trí, nhưng để trở thành sản phẩm nghệ thuật thực sự, để lại giá trị lâu dài thì không chắc. Âm nhạc bền vững khi người làm nhạc đặt hết tâm tư, sáng tạo nên các bản phối chứ không phối cho hợp thị hiếu để hot. Chính vì lý do này, kênh C. Remix trở thành một “hung thần nhạc Việt”, khi quá dễ dàng nổi với những bản remix chạy theo thị trường, nhiều nghệ sĩ sẽ không còn muốn làm nhạc nghiêm túc.
********************
Bạn đang xem: Cukak là ai? Cukak là gì? Hung thần nhạc Việt
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp