Thỏa ước tập thể lao động là gì?
Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Thỏa ước lao động tập thể gồm những loại nào?
Thỏa ước lao động tập thể bao gồm;
– Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;
– Thỏa ước lao động tập thể ngành;
– Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp;
– Các thỏa ước lao động tập thể khác.
Có bắt buộc lấy ý kiến trước khi ký thỏa ước lao động tập thể?
Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Lao động 2019 thì trước khi ký kết thỏa ước lao động tập thể phải tổ chức lấy ý kiến, cụ thể như sau:
* Đối tượng lấy ý kiến:
– Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
– Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
– Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
* Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến:
Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.
Thẩm quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể
– Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
– Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.
Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.
– Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.
Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể
– Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.
Thỏa ước lao động tập thể sau khi có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện.
– Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể.
Thời hạn của thỏa ước lao động tập thể
Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.
Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.
Có bắt buộc thực hiện thỏa ước lao động tập thể không?
– Người sử dụng lao động, người lao động, bao gồm cả người lao động vào làm việc sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực.
– Trường hợp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể thì phải thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể. Quy định của người sử dụng lao động chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải được sửa đổi cho phù hợp; trong thời gian chưa sửa đổi thì thực hiện theo nội dung tương ứng của thỏa ước lao động tập thể.
– Khi một bên cho rằng bên kia thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước lao động tập thể thì có quyền yêu cầu thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể và các bên có trách nhiệm cùng xem xét giải quyết; nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
(Điều 75 đến Điều 79 Bộ luật Lao động 2019)
Chi phí thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể
Mọi chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể do phía người sử dụng lao động chi trả.
Gửi, công bố thỏa ước lao động tập thể
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.
– Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.
– Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.
Nội dung của thỏa ước lao động tập thể được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 75 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thỏa ước lao động tập thể như sau:
“1. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.
2. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.”
Và căn cứ theo Điều 67 Bộ luật Lao động 2019 quy định nội dung thương lượng tập thể như sau:
“Các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể:
1. Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;
2. Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
3. Bảo đảm việc làm đối với người lao động;
4. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;
5. Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
6. Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
7. Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
8. Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.”
Như vậy nội dung của thỏa ước lao động tập thể phải có các nội dung tại Điều 67 và bên cạnh đó khuyến khích có các nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Và các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác mà mình quan tâm với điều kiện các nội dung này không được trái với quy định pháp luật.
Việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 79 Bộ luật Lao động 2019 quy định thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp như sau:
“1. Người sử dụng lao động, người lao động, bao gồm cả người lao động vào làm việc sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực.
2. Trường hợp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể thì phải thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể. Quy định của người sử dụng lao động chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải được sửa đổi cho phù hợp; trong thời gian chưa sửa đổi thì thực hiện theo nội dung tương ứng của thỏa ước lao động tập thể.
3. Khi một bên cho rằng bên kia thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước lao động tập thể thì có quyền yêu cầu thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể và các bên có trách nhiệm cùng xem xét giải quyết; nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.”
Những điểm khác biệt giữa Thỏa ước lao động tập thể và Hợp đồng lao động
Thỏa ước Lao động Tập thể
Hợp đồng Lao động
TƯLĐTT chứa đựng các quy tắc xử sự chung. TƯLĐTT điều chỉnh mọi QHLĐ phát sinh và tồn tại trong doanh nghiệp hoặc ngành kinh tế thuộc phạm vi áp dụng của nó. HĐLĐ chỉ chứa đựng các quy tắc xử sự có tính cá biệt áp dụng cho QHLĐ phát sinh trên cơ sở hợp đồng đó. Thỏa ước lao động có tính tập thể vì TƯLĐTT bao giờ cũng do đại diện của tập thể lao động, thường là tổ chức công đoàn, thương lượng và ký kết HĐLĐ lại có tính cá nhân vìHĐLĐ là kết quả của sự thương lượng của cá nhân NLĐ với NSDLĐ. TƯLĐTT không làm phát sinh quan hệ lao động cá nhân HĐLĐ là căn cứ pháp lý làm phát sinh QHLĐ
Cá nhân
Những điểm khác biệt giữa Thỏa ước lao động tập thể và văn bản pháp luật nhà nước
Thỏa ước Lao động Tập thể
Bạn đang xem: Thỏa ước lao đông tập thể là gì? Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể
Văn bản pháp luật nhà nước
TƯLĐTT là sự thỏa thuận giữa tập thể lao động và NSDLĐ, hay nói cách khác, TƯLĐTT là sự thỏa thuận giữa các bên trong QHLĐ tập thể
Văn bản quy phạm pháp luật lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và chỉ thể hiện ý chí của Nhà nước.
TƯLĐTT thường chứa đựng những nội dung có lợi hơn cho NLĐ so với các văn bản quy phạm pháp luật lao động
Văn bản quy phạm pháp luật lao động chỉ đặt ra tiêu chuẩn tối thiểu về quyền lợi của NLĐ khi tham gia vào QHLĐ
TƯLĐTT thường có phạm vi áp dụng hẹp hơn văn bản quy phạm pháp luật lao động
Các văn bản quy phạm pháp luật lao động thường phạm vị áp dụng toàn quốc hoặc một địa phương
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp