Tài khoản định danh mức 2 là gì?
Theo quy định tại Khoản 7, Điều 2, Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg, tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm: Tên đăng nhập (mã số định danh cá nhân của công dân) và mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.
Tài khoản định danh mức 2 là Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng ảnh chân dung, hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.
Các mức độ của tài khoản định danh điện tử
Hiện nay, theo quy định tại Điều 5, Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg, tài khoản định danh điện tử bao gồm 2 mức độ như sau:
Bạn đang xem: Tài khoản định danh mức 2 là gì? Phân biệt tài khoản định danh điện tử mức độ 1 và mức độ 2
Mức độ 01:
Là tài khoản được tạo trong trường hợp:
-
Thông tin của công dân kê khai đã được so sánh, đối chiếu trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
-
Thông tin của người nước ngoài được so sánh, đối chiếu trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh (trừ ảnh chân dung và vân tay).
Mức độ 02:
Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng ảnh chân dung, hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.
Điều kiện để đăng ký tài khoản định danh điện tử
Điều 6, Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg quy định, điều kiện để công dân đăng ký tài khoản định danh điện tử như sau:
-
Cá nhân đủ 14 tuổi trở lên: Đăng ký thông qua ứng dụng định danh điện tử.
-
Cá nhân chưa đủ 14 tuổi: Đăng ký theo tài khoản định danh của cha mẹ hoặc người giám hộ.
-
Người được giám hộ khác: Đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của người giám hộ.
Khi đăng ký tài khoản, cá nhân cần khai báo đầy đủ các thông tin như sau:
- Số định danh cá nhân, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
- Họ và tên
- Ngày tháng năm sinh
- Giới tính
- Quốc tịch (Đối với người nước ngoài)
- Số điện thoại, email
Đối với người chưa đủ 14 tuổi, hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì bổ sung thêm thông tin về số định danh cá nhân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
- Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch (người nước ngoài).
Phân biệt tài khoản định danh điện tử mức độ 1 và mức độ 2
Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 Danh mục thông tin Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam gồm những thông tin quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, bao gồm:
– Thông tin cá nhân:
+ Số định danh cá nhân;
+ Họ, chữ đệm và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Giới tính.
– Thông tin sinh trắc học: Ảnh chân dung.
Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân gồm những thông tin quy định tại Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, gồm:
– Thông tin cá nhân:
+ Số định danh cá nhân;
+ Họ, chữ đệm và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Giới tính.
– Thông tin sinh trắc học:
+ Ảnh chân dung;
+ Vân tay.
Giá trị sử dụng Có giá trị chứng minh các thông tin của công dân như: số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân của chủ thể danh tính điện tử. – Có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân;
– Có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
– Khi chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trong các hoạt động, giao dịch điện tử thì có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Thủ tục đăng ký Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử
– Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNelD.
– Công dân sử dụng ứng dụng VNelD để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD.
– Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2:
– Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:
+ Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử.
+ Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
+ Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
+ Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
– Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử.
Thời hạn cấp tài khoản định danh điện tử – Đối với trường hợp công dân Việt Nam đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 01 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1.
– Đối với trường hợp công dân Việt Nam chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 07 ngày làm việc.
– Đối với trường hợp công dân Việt Nam đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 03 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
– Đối với trường hợp công dân Việt Nam chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 07 ngày làm việc.
Những điều lưu ý tài khoản định danh điện tử
Để đảm bảo an toàn cho tài khoản định danh điện tử, công dân cần đặc biệt lưu ý:
– Không chia sẻ thông tin tài khoản cho người khác.
– Đăng xuất tài khoản khi cho người khác mượn thiết bị.
– Luôn cập nhật các thông tin về ứng dụng để nắm được các tin tức – thông báo mới nhất về các hướng dẫn an toàn thông tin.
Trong trường hợp mất thiết bị đang sử dụng tài khoản định danh điện tử, công dân có thể thực hiện yêu cầu khóa tạm thời tài khoản để đảm bảo an toàn cho dữ liệu cá nhân của mình theo một trong hai cách:
– Yêu cầu khóa tài khoản trên trang thông tin Định danh điện tử Quốc gia.
– Liên hệ cơ quan Công an để được hỗ trợ khóa tạm thời tài khoản.
Cách đăng ký tài khoản định danh
* Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD đối với người đã có căn cước công dân gắn chip:
– Bước 1: Sử dụng thiết bị di động cài ứng dụng VNelD.
– Bước 2: Truy cập VNelD, nhập số định danh cá nhân, số điện thoại hoặc thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng; thu nhận ảnh chân dung và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản.
– Bước 3: Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua VNelD, tin nhắn SMS hoặc thư điện tử.
* Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2:
+ Đối với công dân đã có căn cước công dân gắn chip
– Bước 1: Công dân đến công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử; thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ công an.
– Bước 2: Cán bộ chức năng nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, lấy mẫu vân tay của công dân để xác thực với cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo tài khoản định danh.
– Bước 3: Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua VNelD, tin nhắn SMS hoặc thư điện tử.
Trường hợp công dân chưa có thẻ căn cước công dân gắn chip, cơ quan công an sẽ tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ căn cước công dân.
Thẻ căn cước công dân gắn chip và tài khoản định danh điện tử khác gì nhau?
Thiếu tá Hoàng Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH cho biết, tài khoản định danh điện tử có giá trị như thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip trong quá trình xuất trình các thủ tục hành chính trong giao dịch của người dân.
“Việc khác nhau giữa thẻ CCCD và tài khoản định doanh điện tử là tài khoản định danh điện tử được xác thực thông tin trên môi trường điện tử, giúp công dân làm thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đã được đảm bảo của Bộ Công an, nhất là dịch vụ công trực tuyến”- Thiếu tá Hoàng Văn Dũng nhấn mạnh.
Tài khoản định danh điện tử có thể được hiểu là “ví giấy tờ điện tử”, là phương thức quản lý thông tin CCCD hay toàn bộ giấy tờ tùy thân trên môi trường mạng. Mục đích nhằm thực hiện các dịch vụ công mà không cần phải xác minh lại thông tin cá nhân của người đó. Hiện nay, tất cả giao dịch hành chính của người dân đã được quy định khi thực hiện các thủ tục hành chính xuất trình các giấy tờ như giấy phép lái xe, bảo hiểm y tế , đăng ký xe, thẻ CCCD…thì việc sử dụng tài khoản định danh điện tử sẽ thay thế cho việc xuất trình các giấy tờ quan trọng này.
Ở mức độ 2, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử tương đương như việc sử dụng thẻ CCCD (hoặc tương đương hộ chiếu với trường hợp là người nước ngoài) khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ CCCD.
Đơn cử như thông tin thẻ bảo hiểm y tế: Tài khoản định danh điện tử sẽ thay thế thẻ bảo hiểm y tế vật lý. Thông tin hiển thị của thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VNeID được xác thực và truy xuất từ cơ sở dữ liệu bảo hiểm y tế Việt Nam, sẽ phục vụ cơ quan chức năng, công dân sử dụng khi khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm mà không cần trình thẻ bảo hiểm y tế truyền thống.
Đối với thông tin đăng ký xe, giấy phép lái xe: Các thông tin hiển thị các hạng giấy phép lái xe, đăng ký xe trên VNeID được liên thông, xác thực với cơ sở dữ liệu về giao thông vận tải. Do đó, người dân và cơ quan chức năng có thể sử dụng khi thực hiện các thủ tục liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ.
Ngoài ra, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh để nhập thông tin về người phụ thuộc, người giám hộ; khai báo lưu trú mọi lúc mọi nơi, không cần phải liên hệ qua cơ quan công an; cũng có thể kiến nghị, phản ánh về an ninh trật tự với cơ quan công an một cách bảo mật, an toàn mà không lộ, lọt thông tin.
Công dân đã có CCCD gắn chip thì làm thế nào để có tài khoản định danh điện tử?
Theo Thiếu tá Hoàng Văn Dũng, từ ngày 15/3/2022, khi công dân thực hiện cấp mới, đổi, cấp lại thẻ CCCD gắn chip, có nhu cầu tạo tài khoản định danh điện tử sẽ được Cơ quan Công an thu nhận hồ sơ định danh và cấp tài khoản định danh điện tử với CCCD gắn chip.
Nếu công dân được cấp phê duyệt tài khoản định danh điện tử thì sẽ nhận được tin nhắn thông báo có nội dung “Cuc canh sat QLHC ve TTXH thong bao: Ho so dang ky tai khoan dinh danh dien tu cua cong dan da duoc phe duyet. De nghi truy cap ung dung VNeID hoac dia chi http://vneid.gov.vn de kich hoat tai khoan”, từ đó, người dân sẽ kích hoạt theo hướng dẫn trong tin nhắn để thực hiện kích hoạt tài khoản dịnh danh điện tử của mình.
Đối với công dân đã có thẻ CCCD gắn chip có thể đến thu nhận hồ sơ định danh điện tử tại Công an các xã (5 thành phố trực thuộc trung ương), quận, huyện…trên cả nước.
Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị như CCCD
Ngày 20/10, Nghị định số 59/2022 quy định về định danh và xác thực điện tử chính thức có hiệu lực thi hành. Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của công dân có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch.
Cũng bắt đầu từ ngày 20/10, mỗi cá nhân hay tổ chức đều có danh tính điện tử. Danh tính điện tử theo Nghị định số 59/2022 là thông tin của một cá nhân hoặc một tổ chức trong hệ thống định danh và xác thực điện tử cho phép xác định duy nhất cá nhân hoặc tổ chức đó trên môi trường điện tử.
Danh tính điện tử công dân Việt Nam gồm: thông tin cá nhân là số định danh; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính và thông tin sinh trắc học (ảnh chân dung, vân tay).
Danh tính điện tử người nước ngoài gồm: số định danh của người nước ngoài; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, thông tin sinh trắc học.
Đối với tổ chức, danh tính điện tử gồm: mã định danh điện tử của tổ chức; tên tổ chức gồm viết tắt và tên tiếng nước ngoài; ngày, tháng, năm thành lập; địa chỉ trụ sở chính; họ và tên người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu tổ chức.
Mỗi danh tính điện tử được đăng ký một tài khoản định danh điện tử. Tài khoản này là tập hợp tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử (là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an).
Theo Nghị định, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp tài khoản định danh điện tử, nếu chưa đủ 14 tuổi hoặc được giám hộ thì được đăng ký theo tài khoản của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Quy định này cũng áp dụng tương tự với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Tài khoản định danh điện tử có hai mức độ. Mức độ 1 bao gồm các thông tin: số định danh cá nhân, họ tên, ngày/tháng/năm sinh, giới tính và ảnh chân dung. Ở mức độ 1, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để chứng minh các thông tin cá nhân đã được tích hợp vào tài khoản.
Mức độ 2 bao gồm các thông tin như mức độ 1 và vân tay. Theo đó, với mức độ 2, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước công dân (hoặc tương đương hộ chiếu với trường hợp là người nước ngoài) khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ căn cước công dân.
Tài khoản mức độ 2 còn có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
Trường hợp công dân chưa có thẻ căn cước công dân gắn chip, cơ quan Công an sẽ tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ căn cước công dân.
Bộ Công an cho biết, tài khoản định danh điện tử có tính bảo mật cao, tích hợp nhiều thông tin của công dân, do vậy, có thể xuất trình căn cước công dân điện tử thông qua ứng dụng VNeID thay thế nhiều loại giấy tờ để thực hiện các thủ tục.
Quá trình sử dụng, chủ tài khoản định danh điện tử phải bảo mật, không cung cấp mật khẩu cho người khác. Nếu mất kiểm soát tài khoản định danh của mình hoặc phát hiện người sử dụng trái phép danh tính điện tử của mình thì cần báo ngay cho Công an theo số 19000368 để được hỗ trợ.
Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), công dân khi sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các dịch vụ công sẽ giảm thủ tục xác minh thông tin, có thể chia sẻ thông tin của mình để tạo tài khoản ngân hàng, tài chính, viễn thông… Thông tin tự điền vào các biểu mẫu đăng ký mà không cần phải khai báo, điền nhiều lần như trước đây.
Khi đăng ký tài khoản ở mức độ 2, thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ được tích hợp, tạo thành một thẻ căn cước công dân điện tử.
Đáng chú ý, căn cước công dân điện tử có giá trị tương đương thẻ căn cước công dân gắn chip vật lý. Có thể phục vụ cơ quan chức năng, công dân sử dụng trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính mà không cần xuất trình thẻ căn cước công dân gắn chip.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp