Vật Lí 7 Bài 13: Môi trường truyền âm được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 7 Bài 3
Môi trường truyền âm
– Âm thanh có thể truyền qua môi trường chất rắn, chất lỏng và chất khí.
– Các môi trường chất rắn, chất lỏng và chất khí được gọi là môi trường truyền âm.
– Âm thanh không thể truyền qua được trong chân không.
– Khi âm truyền trong môi trường thì âm bị hấp thụ dần nên càng xa nguồn âm thì âm càng nhỏ dần rồi tắt hẳn.
Lưu ý: Muốn âm truyền từ nguồn âm đến tai phải có môi trường truyền âm như chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Vận tốc truyền âm
– Trong các môi trường khác nhau thì vận tốc truyền âm là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
– Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
– Ở 200C, vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s; trong nước là 1500 m/s; trong thép là 6100 m/s.
Phương pháp giải
Tính vận tốc, quãng đường và thời gian truyền âm
Dựa vào công thức tính vận tốc truyền âm trong các môi trường:
Trong đó: v là vận tốc truyền âm (m/s)
s là quãng đường truyền âm (m)
t là thời gian truyền âm (s)
Xác định âm truyền trong môi trường nào
Để xác định âm truyền trong môi trường nào ta thực hiện như sau:
– Tính vận tốc truyền âm.
Bạn đang xem: Vật Lí 7 Bài 13: Môi trường truyền âm – Giải bài tập SGK Vật Lí 7 Bài 13
– Dựa vào vận tốc truyền âm trong các môi trường:
vkhông khí = 340 m/s; vnước = 1500 m/s; vthép = 6100 m/s…
Từ đó suy ra được âm truyền trong môi trường nào.
Giải bài tập SGK Vật Lí 7 Bài 13
Bài C1 (trang 37 SGK Vật Lý 7)
Có hiện tượng gì xảy ra với quả cầu bấc treo gần trống 2? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?
Lời giải:
* Ta thấy quả cầu bấc dao động (rung động) và lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
* Hiện tượng này chứng tỏ mặt trống (2) dao động. Kết quả này cho thấy dao động phát ra âm ở trống (1) đã truyền trong không khí từ trống (1) sang trống (2).
Bài C2 (trang 37 SGK Vật Lý 7)
So sánh biên độ dao động của hai quả cầu bấc. Từ đó rút ra kết luận về độ to của âm trong khi lan truyền.
Lời giải:
* So sánh biên độ dao động của hai quả cầu bấc: quả cầu bấc (2) có biên độ dao động nhỏ hơn so với quả cầu bấc (1).
* Kết luận: Độ to của âm càng giảm khi càng ở xa nguồn âm (hoặc độ to của âm càng lớn khi càng ở gần nguồn âm).