Personal Statement là gì?
Personal statement, letter motivation, statement of purposes,…được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là bài luận cá nhân ngắn khoảng 500-1000 từ, trình bày về bản thân và lý do tại sao bạn muốn xin học, xin học bổng hoặc xin việc.
Bài viết này có nhiệm vụ chính là để thể hiện bản thân, thuyết phục hội đồng xét tuyển rằng bạn xứng đáng có được cơ hội tham gia vào khóa học, được nhận học bổng hay phù hợp với vị trí tuyển dụng. Chính vì vậy, ngoài các minh chứng thành tích, đây được xem là phần rất quan trọng để quyết định ‘sức nặng’ của bộ hồ sơ.
Một “profile” với thành tích khủng nhưng bài luận lỏng lẻo thiếu thuyết phục sẽ không được đánh giá cao bằng một profile khá nhưng đi kèm với một bài luận tốt.
Tầm quan trọng của Personal Statement
Đối với các trường đại học tại Việt Nam, học vấn là mối quan tâm hàng đầu khi đánh giá trình độ của học viên, chính vì vậy khi ngồi trên giảng đường, sinh viên luôn chú trọng đến điểm học bạ hoặc cố gắng tham gia các cuộc thi giành giải thưởng. Những kỹ năng mềm hay các hoạt động xã hội cũng là tiêu chuẩn để đánh giá sinh viên, nhưng thường ở mức độ cao hơn là sinh viên năm tốt. Chính vì vậy, nhiều người quan niệm rằng, điểm số và giải thưởng vẫn luôn quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Tuy nhiên, đối với nền giáo dục phương Tây, điểm số cao trong các kỳ thi tiêu chuẩn chưa đủ để đánh giá một con người, nếu chỉ tập trung vào việc học trên lớp, du học sinh có lẽ không thể gây ấn tượng với một trường đại học quốc tế hàng đầu. Một tấm bằng giỏi cũng cần đi cùng với những yếu tố nhân văn, kỹ năng lãnh đạo cùng sự đóng góp cho cộng đồng. Vì vậy, khi yêu cầu du học sinh viết một bài luận cá nhân, các trường đại học mong muốn tìm hiểu những khía cạnh toàn diện nhất của bạn trẻ thông qua sự phản ánh chân thực nhất bản thân.
Bài tự luận cá nhân trở thành phần quan trọng nhất của bộ hồ sơ du học, nơi sinh viên có thể thoải mái thể hiện thế mạnh riêng biệt của mình và khẳng định mình là ứng cử viên thích hợp của trường. Trong nhiều trường hợp, bài luận cá nhân sẽ làm tăng thêm “sức nặng” của bộ hồ sơ dù cho học bạ chưa hoàn thiện. Một profile có thành tích khủng nhưng bài luận thiếu thuyết phục sẽ không được đánh giá cao bằng một bài luận chỉnh chu, có tính liên kết mạnh.
Cần chú ý gì khi viết Personal Statement?
Một bài luận ưng ý cần có sự đầu tư thời gian, bạn không thể hy vọng mình sẽ hoàn thành bài luận cá nhân trong vòng vài tiếng đồng hồ. Thời điểm bắt đầu triển khai bài viết không phải là khi chúng ta cầm bút, mà bắt đầu từ lúc bạn tổng hợp thông tin về chính mình và suy ngẫm dần mình có những thế mạnh, hoạt động nổi bật nào có thể khai thác cho bài viết.
Tuy nhiên, hãy tưởng tượng bài luận cá nhân cũng giống như một bài PR sản phẩm, để khách hàng nhớ tới sản phẩm của bạn, chúng ta cần cung cấp cho họ thông tin đặc biệt, chính xác nhưng phải làm nổi bật những điều ấy trong giới hạn về câu chữ. Chính vì vậy, trong quá trình tìm hiểu mình, bạn cần cân nhắc ưu điểm nào đưa vào bài, điểm nào không cần thiết và ghi thành dàn bài chi tiết. Sau đó mới thiết lập một bài viết hoàn chỉnh. Chúng ta luôn cần đầu tư thời gian để hoàn thành bài luận.
Cấu trúc của một bài Personal Statement
Một bài Personal Statement sẽ bao gồm ba phần:
Phần thứ nhất: Giới thiệu khái quát về bản thân
Giới thiệu khái quát về bản thân, giới thiệu ngôi trường và khóa học bạn đăng ký, cũng như nêu lý do bạn đăng ký học ngành của mình. Đây là phần bạn thể hiện mong muốn của mình đối với chuyên ngành đó, chỉ ghi các câu ngắn gọn, không nên sử dụng các từ quá hoa mỹ, sáng tạo hoặc dài dòng quá mức vì người đọc sẽ nghĩ rằng bạn đang “gồng mình” để thể hiện mở màn ấn tượng.
Một số câu hỏi có thể áp dụng trong phần đầu tiên của bài luận cá nhân:
- Vì sao bạn yêu thích ngành học này?
- Bạn có kiến thức hay trải nghiệm cơ bản về ngành học hay chưa?
- Mảng nào của ngành học khiến bạn hứng thú?
- Bạn có mục tiêu gì sau khi hoàn thành khóa học?
- Bạn có ý định theo đuổi nghề nghiệp tương ứng với ngành học trong tương lai hay không?
Phần thứ hai: Trình bày lý do tại sao bạn nghĩ rằng mình phù hợp với ngành học đó
Trong phần này, đơn giản là bạn cho nhà trường thấy được lý do khiến bạn là sinh viên phù hợp với ngành học mình chọn. Hãy ghi trong bài luận cá nhân nền tảng bạn đang có có thể đáp ứng yêu cầu của chuyên ngành, bao gồm: kinh nghiệm thực tiễn mà bạn đã có qua quá trình làm việc, các khóa học chuyên sâu trước đây, một số sở thích cá nhân bổ trợ cho bạn trong quá trình theo đuổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, thay vì kể lể dài dòng, hãy đi vào chi tiết và tập trung ở:
- Công ty và thời gian mà bạn thực hiện công việc đó
- Những nhiệm vụ mà bạn đã từng thực hiện
- Thông qua công việc / khóa học trên, bạn đạt được thành tựu gì
- Những bài học rút ra khi thực hiện công việc / khóa học / sở thích
Phần thứ ba: Trình bày lý do tại sao bạn khác biệt và xứng đáng được chọn
Nếu như bên trên, bạn đã trình bày đầy đủ công việc, giải thưởng, hoạt động ngoại khóa của mình để nhà trường hiểu rõ bản thân bạn thì đến phần này, bạn cần liên kết chặt chẽ kinh nghiệm bạn có được với những phẩm chất, kỹ năng mà ngành học yêu cầu. Điều này sẽ khác với liệt kê.
Ví dụ như khi nói đến một hoạt động: hãy cho người đọc thấy bạn có thể áp dụng kinh nghiệm của mình ra sao với cuộc sống bên ngoài và điều này gắn với ngành học bạn theo đuổi như thế nào. Hãy khẳng định rằng ngành học sắp tới hoàn toàn là một bệ phóng để bạn mãi giũa kỹ năng sẵn có của mình và chắc chắn con đường bạn theo đuổi không đi ngược lại với mục đích của chuyên ngành. Để viết được phần này, điều quan trọng là du học sinh cần tìm hiểu kỹ về chương trình đào tạo của trường đại học đó.
Phần cuối: Khẳng định quyết tâm được học tập tại trường
Khẳng định một lần nữa dự định du học của bản thân và mong muốn nhà trường xem xét về đơn ứng tuyển. Kết bài có thể viết kèm một câu châm ngôn để khẳng định sự quyết tâm của mình và gây ấn tượng với người đọc.
Nguyên tắc khi viết Personal Statement
Mở bài ấn tượng
Một mở bài ấn tượng có thể tạo hứng thú đối cho phía hội đồng tuyển sinh. Chính vì vậy, hãy đầu tư thời gian để nghiên cứu phần này, bạn có thể bắt đầu bằng một câu nói hài hước, nhưng cần ngắn gọn và dễ hiểu. Tránh sao chép từ các bài mẫu sẽ khiến người đọc cảm thấy vô cùng nhàm chán.
Chỉ chọn lọc thành tích ấn tượng nhất
Một bài luận chỉ giới hạn trong 1000 từ, vì vậy đừng quá khao khát mang hết kinh nghiệm mình có được vào trong tờ giấy đó. Hãy học cách chọn lọc, tìm ra những gì tinh túy nhất của bản thân và phân tích kỹ để làm bật lên những kinh nghiệm, thế mạnh của mình.Hội đồng tuyển sinh sẽ thấy bạn thực sự muốn chinh phục ngành học đó.
Đưa ra định hướng trong tương lai
Tại sao phải đưa ra định hướng cho tương lai? Bởi hội đồng tuyển sinh luôn đánh giá cao những học viên có khả năng nhìn xa trông rộng, có kế hoạch, cho dù dự định của bạn có thể thay đổi trong tương lai, nhưng dù thế nào, điều họ mong muốn thấy ở bạn là sự nghiêm túc của bạn đối với cuộc sống của mình. Như vậy, hãy cho họ thấy ngành học giúp ích cho bạn những gì, bạn có thể mang khía cạnh nào vào công việc tương lai. Hãy nhớ: Thuyết phục nhà trường rằng bạn cần khóa học đó cho sự nghiệp của mình.
Sự chân thật
Điều quan trọng nhất khi viết bài luận cá nhân là sự thành thật về bản thân. Bạn nên là chính mình chứ không phải một ai khác. Mục đích của bài luận cá nhân là giúp người đọc hiểu rõ con người bạn, nhìn thấy bạn như một sinh viên tiềm năng thông qua những con số, hay những kinh nghiệm đã có. Khi đọc lên, họ phải thấy bóng dáng cậu trong đó, chứ không phải một người hoàn toàn khác biệt so với các bằng chứng được lấy từ trong học bạ, một số hồ sơ khác.
Đừng giả dối khi viết bài luận cá nhân, hội đồng tuyển sinh hoàn toàn phát hiện ra qua quá trình so sánh. Tôi chỉ có thể khuyên bạn rằng hãy đọc thật nhiều bài mẫu, chú ý cách hành văn, cách kể chuyện và áp dụng vào bài viết của mình.
Tìm lời khuyên từ những người có kinh nghiệm
Tự học cách viết bài luận cá nhân có thể sẽ là nhiệm vụ khó nếu như bạn chưa biết tiếp xúc với văn phong phương Tây bao giờ, hoặc đơn giản là chưa biết gì cả. Vì vậy, tìm một người bạn đồng hành sẵn sàng giúp đỡ, nhận xét bạn qua những bài viết và kiểm tra lại lỗi thật kỹ trước khi đem thụ lý hồ sơ là một cách điển hình.
Hãy là chính mình
Bài luận của các bạn cần thể hiện bản thân chính mình, viết theo cách mà các bạn mong muốn. Bởi mục ddích quan trọng nhất là để người đọc hiểu rõ về con người và nhìn thấy tiềm năng trong bạn.
Một điều thường xuyên thấy là việc coppy hoặc bắt chước theo các bài tham khảo, các mẫu Personal statement trên mạng hay nhiều nguồn khác. Không phủ nhận đây là điều tốt, tuy nhiên đó chỉ là tham khảo, bạn cần có cách hành văn, cách kể chuyện, cách diễn giải của chính mình. Tránh để các bài Personal statement đều như khuôn mẫu.
Không nên “đánh bóng” bản thân quá mức
Thông thường, vào những cơ hội quan trọng như thế này, chúng ta thường có khuynh hướng suy nghĩ phức tạp các vấn đề để cố gắng gây ấn tượng. Chính suy nghĩ đó khiến bài luận trở nên không chân thực mà khiến người đọc cảm thấy đang cố gắng “đánh bóng” bản thân quá mức. Vì vậy không nên diễn giải dài dòng, hoa mĩ quá mức mà hãy chú ý đánh đúng trọng tâm, đủ ý và thuyết phục.
Personal statement trong CV
Phần personal statement trong CV là một cách hay để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, thường được sử dụng để tóm tắt hồ sơ hoặc nghề nghiệp của bạn, nhờ đó mà các nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng xác định năng lực cũng như mục tiêu nghề nghiệp của bạn.
Với phần personal statement, bạn hãy trình bày làm 3 phần:
Giới thiệu qua về bản thân
Giới thiệu về bản thân là phần các nhà tuyển dụng có thể xác định một cách nhanh chóng và rõ ràng bạn đến từ đâu, có kinh nghiệm trong lĩnh vực gì và giá trị cốt lõi của bạn. Vì vậy ở phần này hãy tạo một ấn tượng thật tốt về bản thân nhé.
Nói về khả năng của bạn, những điều bạn có thể mang lại
- Bạn có thể làm được gì nếu tham gia công ty?
- Bạn có thể mang lại điều gì khi trở thành một phần của họ?
Mục tiêu nghề nghiệp
Đây sẽ là phần để bạn thể hiện những bước đi sắp tới của mình. Nhà tuyển dụng rất quan tâm đến một nhân viên có chí tiến thủ và hoài bão cho tương lai.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp