Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 8 Bài 19
Chuyển đối giữa lượng chất và khối lượng chất
m = n x M (g) ⇒
Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích khí
V = 22,4 x n (l) ⇒ n = (mol)
Giải bài tập SGK Hóa học 8 Bài 19
Bài 1 (trang 67 SGK Hóa 8)
Kết luận nào đúng?
Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ và áp suất) thì:
a) Chúng có cùng số mol chất.
b) Chúng có cùng khối lượng.
c) Chúng có cùng số phân tử.
d) Không có kết luận được điều gì cả.
Lời giải:
Chọn đáp án đúng: a) và c)
Vì V = n. 22,4 nên 2 chất khí có cùng V sẽ có cùng số mol chất ⇒ a đúng
1 mol chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử nên cùng số mol sẽ có cùng số phân tử ⇒ c đúng
Khối lượng m = M.n phụ thuộc vào phân tử khối và nguyên tử khối ⇒ b sai
Bài 2 (trang 67 SGK Hóa 8)
Câu nào diễn tả đúng?
Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào:
a) Nhiệt độ của chất khí.
b) Khối lượng mol của chất khí.
c) Bản chất của chất khí.
d) Áp suất của chất khí.
Lời giải:
Chọn đáp án: a) và d).
Ở điều kiện tiêu chuẩn (0°, 1atm) 1 mol khí có thể tích là 22,4l
Ở đk thường (20°, 1atm) 1 mol khí có thể tích là 24l
⇒ V phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất ⇒ a, d đúng
Với mọi chất khí ở đktc ta có V = n.22,4 ⇒ V không phụ thuộc vào khối lượng mol của chất khí và bản chất của chất khí ⇒ b,c sai.
Bài 3 (trang 67 SGK Hóa 8)
Hãy tính:
a) Số mol của : 28g Fe 64g Cu 5,4g Al.
b) Thể tích khí (đktc) của 0,175 mol CO2; 1,25 mol H2; 3 mol N2.
c) Số mol và thể tích của hỗn hợp khí (dktc) gồm có 0,44g CO2 0,04g H2 và 0,56g N2.
Lời giải:
a)
b) VCO2 = 22,4 .0,175 = 3,92l.
VH2 = 22,4 .1,25 = 28l.
VN2 = 22,4.3 = 67,2l.
c) Số mol của hỗn hợp khí bằng tổng số mol của từng khí.
nhh = nCO2 + nH2 + nN2 = 0,01 + 0,02 + 0,02 = 0,05 mol
Vhh khí = (0,01 + 0,02 + 0,02) . 22,4 = 1,12l.
Bài 4 (trang 67 SGK Hóa 8)
Hãy cho biết khối lượng của những lượng chất sau:
a) 0,5 mol nguyên tử N; 0,01 mol nguyên tử Cl; 3 mol nguyên tử O;
b) 0,5 mol phân tử N2; 0,10 mol phân tử Cl2 ; 3 mol phân tử O2
c) 0,1 mol Fe ; 2,15 mol Cu, 0,8 mol H2SO4 ; 0,5 mol CuSO4
Lời giải:
a) mN = 0,5 .14 = 7g.
mCl = 0,1 .35.5 = 3.55g
mO = 3.16 = 48g
b) mN2 = 0,5 .28 = 14g.
mCl2 = 0,1 .71 = 7,1g
mO2 = 3.32 =96g
c) mFe = 0,1 .56 =5,6g mCu = 2,15.64 = 137,6g
mH2SO4 = 0,8.98 = 78,4g.
mCuSO4 = 0,5 .160 = 80g
Bài 5 (trang 67 SGK Hóa 8)
Có 100g khí oxi và 100g khí cacbon đioxit cả hai khí đều ở 25oC và 1atm. Biết rằng thể tích mol khí ở những điều kiện này có thể tích là 24l. Nếu trộn hai khối lượng khí trên với nhau (không có phản ứng xảy ra) thì hỗn hợp khí thu được có thể tích là bao nhiêu?
Lời giải:
Thể tích của hỗn hợp khí ở 20°C và 1atm
Vhh = 24.(nO2 + nCO2) = 24.(3,125 + 2,273) = 129,552 l.
Bài 5 (trang 67 SGK Hóa 8)
Hãy vẽ những hình khối chữ nhật để so sánh thể tích các khí sau (đktc): 1gH2 ; 8g O2 ; 3,5gN2 ; 33gCO2
Lời giải:
Sơ đồ biểu thị về tỉ lệ thể tích của các khí.
Tỉ lệ số mol các chất khí cũng chính là tỉ lệ về thể tích các khí nên thể tích khí VCO2 > VH2 > VO2 > VN2.
Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 19 (có đáp án)
Câu 1: Cho phương trình sau, tính khối lượng chất tạo thành biết 2,3 g Na
4Na + O2 → 2Na2O
A. 0,31 g
B. 3 g
C. 3,01 g
D. 3,1 g
Lời giải
Đáp án: D
nNa = 2,3/23 = 0,1 mol
4Na + O2 → 2Na2O
0,1→ 0,05 mol
mNa2O = 0,05.(23.2+16) = 3,1 g
Câu 2: Cho Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2. Tính VH2 biết mFe = 15,12 g
A. 6,048 l
B. 8,604 l
C. 5,122 l
D. 2,45 l
Lời giải
Đáp án: A
nFe = 15,12/56 = 0,27 mol
Nhìn vào phương trình thấy nFe = nH2 = 0,27 (l)
⇒ VH2 = 22,4.0,27 = 6,048 l
Câu 3: Chọn đáp án đúng: Số mol của 12g O2, 1,2 g H2, 14 g N2
A. 0,375 mol; 0,6 mol; 0,5 mol
B. 0,375 mol; 0,5 mol; 0,1 mol
C. 0,1 mol; 0,6 mol; 0,5 mol
D. O,5 mol; 0,375 mol; 0,3 mol
Lời giải
Đáp án: A
Câu 4: Thể tích của CH4 ở đktc khi biết m = 96 g
A. 134,4 ml
B. 0,1344 ml
C. 13,44 ml
D. 1,344 ml
Lời giải
Đáp án: B
n = 96/16 = 6 mol
V = 22,4.6 = 134,4
(l) = 0,1344 (ml)
Câu 5: Số mol nguyên tử C trong 44 g CO2
A. 2 mol
B. 1 mol
C. 0,5 mol
D. 1,5 mol
Lời giải
Đáp án: B
nCO2 = 44/44 = 1 mol
Trong phân tử CO2 có một nguyên tử C nên nC= 1 mol
Câu 6: Nếu 2 chất khác nhau nhưng có ở cùng nhiệt độ và áp suất, có thể tích bằng nhau thì
A. Cùng khối lượng
B. Cùng số mol
C. Cùng tính chất hóa học
D. Cùng tính chất vật lí
Lời giải
Đáp án: B
Câu 7: Cho mCa = 5 g, mCaO = 5,6 g. Kết luận đúng
A. nCa > nCaO
B. nCa < nCaO
C. nCa = nCaO
D. VCa = VCaO
Lời giải
Đáp án: A
nCa = 5/20 = 0,25 mol & nCaO = 5,6/56 = 0,1(mol)
0,25 > 0,1 ⇒ nCa > nCaO
Câu 8: Cho nN2 = 0,9 mol và mFe = 50,4 g. Kết luận đúng
A. Cùng khối lượng
B. Cùng thể tích
C. Cùng số mol
D.mFe < mN2
Lời giải
Đáp án: C
nFe = 50,44/56 = 0,9 mol = nN2
Câu 9: Phải cần bao nhiêu mol nguyên tử C để có 2,4.1023 nguyên tử C
A. 0,5 mol
B. 0,55 mol
C. 0,4 mol
D. 0,45 mol
Lời giải
Đáp án: C
n = = 0,4 mol
Câu 10: Số mol của 19,6 g H2SO4
A. 0,2 mol
B. 0,1 mol
C. 0,12 mol
D. 0,21 mol
Lời giải
Đáp án: A
n = 19,6/98 = 0,2 mol
******************
Trên đây là nội dung bài học Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Hoá học 8