Hóa học 8 Bài 33: Điều chế khí hiđro – Phản ứng thế được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 8 Bài 33
Điều chế hidro
a. Trong phòng thí nghiệm
Cho kim loại (Al, Fe, ….) tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4).
Khí H2 được thư bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước. nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy ( cháy trong không khí với ngộn lửa xanh nhạt) hoặc dùng tàn đóm ( không làm tàn đóm bùng cháy)
VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
b. Trong công nghiệp
Hidro được điều chế bằng cách điện phân nước hoặc dùng than khử oxi của H2O trong lò khí than hoặc điều chế H2 từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ
PT: 2H2O −điện phân→ 2H2 + O2
Phản ứng thế
Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất
VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Giải bài tập SGK Hóa học 8 Bài 33
Bài 1 (trang 117 SGK Hóa 8)
Những phản ứng hóa học nào dưới đây có thể được dùng để điều chế hiđro trong phòng thi nghiệm?
a) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.
b) 2H2O → 2H2 + O2.
c) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.
Lời giải:
Phản ứng hóa học điều chế H2 trong phòng thí nghiệm là: a) và c)
Bài 2 (trang 117 SGK Hóa 8)
Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?
a) Mg + O2 → MgO.
b) KMnO4 to→ K2MnO4 + MnO2 + O2.
c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
Lời giải:
Phản ứng a) 2Mg + O2 → 2MgO.
→ là phản ứng hóa hợp, ngoài ra còn là phản ứng oxi hóa – khử.
Phản ứng b) 2KMnO4 to→ K2MnO4 + MnO2 + O2
→ Là phản ứng phân hủy.
Phản ứng c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
→ là phản ứng thế.
Bài 3 (trang 117 SGK Hóa 8)
Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí hiđro, có làm thế được không? Vì sao?
Lời giải:
Vì khí O2 (M =32) nặng hơn không khí (M=29) nên khi thu khí oxi ta có thể để ống nghiệm nghiêng hoặc để đứng còn khí H2 nhẹ hơn không khí nên khi thu khí phải úp ngược ống nghiệm không được để đứng ống nghiệm.
Bài 4 (trang 117 SGK Hóa 8)
Trong phòng thí nghiệm hóa học có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch HCl và axit H2SO4.
a) Viết các phương trình hóa học có thể điều chế hiđro;
b) Phải dùng bao nhiêu gam kẽm, bao nhiêu gam sắt để điều chế được 2,24 lít khí hiđro (đktc)?
Lời giải:
Phương trình hóa học của phản ứng:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
Theo phương trình (3) mFe cần dùng: 56.0,1 = 5,6g.
Theo phương trình (4) mZn cần dùng: 65.0,1 = 6,5g.
Bài 5 (trang 117 SGK Hóa 8)
Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit sunfuric.
a) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
Lời giải:
Phương trình hóa học của phản ứng:
So sánh tỉ lệ ⇒ Fe dư
Theo PT nFe (pư) = nH2SO4 = 0,25 mol ⇒ nFe dư = 0,4 – 0,25 = 0,15 mol
mFe dư = 0,15. 56 = 8,4g.
Do khối lượng Fe dư nên tính thể tích khí H2 theo số mol H2SO4.
nH2 = nH2SO4 = 0,25 mol
Vkhí = 0,25 . 22,4 = 5,6l.
Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 33 (có đáp án)
Câu 1: Để nhận biết hidro ta dùng:
A. Que đóm đang cháy
B. Oxi
C. Fe
D. Quỳ tím
Lời giải
Đáp án: A
Câu 2: Cho Al tác dụng tác dụng với H2SO4 loãng tạo ra mấy sản phẩm
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải
Đáp án: B
PTHH: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Câu 3: Điều chế Hidro trong công nghiệp, người ta dùng:
A. Cho Zn + HCl
B. Fe + H2SO4
C. Điện phân nước
D. Khí dầu hỏa
Lời giải
Đáp án: C
Câu 4: Sau phản ứng Zn và HCl trong phòng thí nghiệm, đưa que đóm đang cháy vào ống dẫn khí , khí thoát ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu gì?
A. Đỏ
B. Xanh nhạt
C. Cam
D. Tím
Lời giải
Đáp án: B
Câu 5: Chọn đáp án sai:
A. Kim loại dùng trong phòng thí nghiệm phản ứng với HCl hoặc H2SO4 loãng là Na
B. Hidro ít tan trong nước
C. Fe
D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Lời giải
Đáp án: A
Câu 6: Cho 6,5g Zn phản ứng với axit clohidric thấy có khí bay lên với thể tích là
A. 22,4 (l)
B. 0,224 (l)
C. 2,24 (l)
D. 4,8 (l)
Lời giải
Đáp án: A
Câu 7: Chọn đáp án đúng:
A. Phản ứng giữa Fe và HCl là phản ứng OXH – Khử
B. Phản ứng thế là phản ứng giữa hợp chất và hợp chất
C. CaCO3 −to→ CaO + CO2 là phản ứng khử
D. Khí H2 nặng hơn không khí
Lời giải
Đáp án: A
Câu 8: Cho một thanh sắt nặng 5,53g vào bình đựng dung dịch axit clohidric loang thu được dung dịch A và khí bay lên. Cô cạn dung dịch A được m (g) chất rắn. Hỏi dung dịch A là gì và tìm m
A. FeCl2 & m = 113,9825g
B. FeCl2 & m = 12,54125g
C. FeCl3 & m = 55,3g
D. Không xác định được
Lời giải
Đáp án: B
Câu 9: Tính khối lượng ban đầu của Al khi cho phản ứng với axit sunfuric thấy có 1,68(l) khí thoát ra.
A. 2,025g
B. 5,24g
C. 6,075g
D. 1,35g
Lời giải
Đáp án: D
Câu 10: Dung dịch axit được dùng để điều chế hidro trong phòng thí nghiệm là:
A. H2SO4 đặc
B. HCl đặc
C. H2SO4 loãng
D. A&B đều đúng
Lời giải
Đáp án: C
******************
Trên đây là nội dung bài học Hóa học 8 Bài 33: Điều chế khí hiđro – Phản ứng thế do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Điều chế khí hiđro – Phản ứng thế. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Hoá học 8