Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên đán.Khi đất trời đang bước vào khoảnh khắc giao mùa tuyệt đẹp, những cơn gió lạnh đã bắt đầu len lỏi vào từng ngõ ngách, góc phố, thì hẳn câu hỏi được rất nhiều người trong chúng ta quan tâm nhất đó là: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết. Có thể nói, Tết là sự kiện mà mọi người trong chúng ta ai cũng đón chờ và mong đợi nhất trong một năm. Vì vậy, sau đây các THPT Ngô Thì Nhậm sẽ giải đáp câu hỏi này cho các bạn.
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết? Tết Nguyên đán 2023 vào ngày bao nhiêu
0′; hoursItem.innerHTML = ‘0’; minutesItem.innerHTML = ‘0’; secondsItem.innerHTML = ‘0’; clearInterval(timeinterval); } } updateClock(); const timeinterval = setInterval(updateClock, 1000); } initClock(‘js-countdown’, countdown);
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết? Tết Nguyên đán vào ngày bao nhiêu hẳn là những câu hỏi được các bạn quan tâm nhất lúc này. Thời gian diễn ra tết Nguyên Đán hằng năm thường sẽ kéo dài từ 7 đến 8 ngày của cuối năm cũ đến 7 ngày đầu của năm của năm mới. Tức là sẽ bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp hằng năm, đến mùng 7 tháng giêng của năm mới.
Năm Nhâm Dần 2022 không phải là năm nhuận Dương lịch, năm Nhâm Dần có 355 ngày, vì vậy năm Quý Mão 2023 sẽ bắt đầu từ ngày 22/01/2023 Dương lịch và kết thúc vào ngày 10/02/2024 Dương lịch
Cụ thể về thời gian, đêm giao thừa ngày 30 Tết (30/12/2022 Âm lịch) sẽ rơi vào ngày 21/01/2023 Dương lịch.
Ngày mùng 1 Tết tức là ngày 01/01/2023 Âm lịch sẽ là ngày 22/01/2023 Dương lịch. Nếu tính từ thời điểm tháng 10, sẽ chỉ còn khoảng 100 ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán.
Ngày 23/12/2022 Âm lịch, ngày cúng ông Công ông Táo sẽ là ngày 14/01/2023 Dương lịch.
Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 được nghỉ mấy ngày?
Mới đây, Bộ Tài chính đã có đề xuất gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lịch nghỉ tết Nguyên Đán 2023. Theo đề xuất lịch nghỉ của Cán bộ Công chức, viên chức là 9 ngày. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã đưa ra hai phương án để lấy ý kiến 16 bộ, ban ngành. Cụ thể hai phương án như sau:
- Phương án 1: Công chức, viên chức nghỉ tổng cộng 7 ngày, từ thứ Sáu – ngày 20/1/2023 đến hết thứ Năm – ngày 26/1/2023 (tức ngày 29 tháng chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng giêng năm Quý Mão). Trong đó có 5 ngày nghỉ chính thức gồm 2 ngày trước Tết và 3 ngày sau Tết, cộng 2 ngày nghỉ bù.
- Phương án 2: Công chức, viên chức nghỉ tổng cộng 9 ngày từ thứ Bảy – ngày 21/1/2023 đến Chủ nhật – ngày 29/1/2023 (tức ngày 30 tháng chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 8 tháng giêng năm Quý Mão). Trong đó có 5 ngày chính thức (1 ngày trước tết và 4 ngày sau tết), cộng 2 ngày nghỉ bù và 2 ngày nghỉ hằng tuần.
Hiện tại đề xuất lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2023 trên vẫn đang trong quá trình được cân nhắc và chưa có quyết định chính thức.
Tết nguyên đán là gì? Tết nguyên đán bắt nguồn từ đâu
Tết nguyên đán là gì
Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Ta, Tết cổ truyền, Tết Âm Lịch,… là một ngày lễ truyền thống của người Việt Nam, dùng để chào tạm biệt năm cũ và để bước sang năm mới, được bắt đầu vào ngày đầu tiên của năm âm lịch.
Tết là một từ xuất phát từ tiếng Hán, theo phiên âm Hán Việt là “Tiết” (thời tiết), là từ tượng trưng cho sự vận động, chu trình luân chuyển bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông trong năm. Chữ Nguyên có nghĩa là bắt đầu, chữ Đán có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của một năm mới. Tết Nguyên đán là một dịp lễ đón năm mới truyền thống của người Việt Nam.
Tết Nguyên đán bắt nguồn từ đâu
Câu hỏi này vẫn đang gây ra tranh cãi rất nhiều với những luồng ý kiến trái ngược nhau. Ta đều biết nước ta phải chịu 1000 năm đô hộ của phương Bắc nên lễ Tết chịu ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa Trung Hoa. Đa số mọi người đều cho rằng Tết Nguyên đán nước ta có nguồn gốc và được du nhập vào nước ta bởi người Trung Quốc. Nhưng theo như sự tích Bánh Chưng Bánh Giày thì tập tục ăn Tết của người Việt đã có từ dưới thời Vua Hùng, họ đã biết dâng lên những món ăn tinh hoa của trời đất để tế các vị thần, tức là tập tục này có trước khi nước ta bị phương Bắc cai trị.
Ý nghĩa của Tết Nguyên đán
Với một nước nông nghiệp như Việt Nam, từ bao đời nay, Tết Nguyên Đán không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa,…
Trước hết, Tết là một dịp quan trọng để có thể cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Tết Nguyên Đán xưa là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời, và các vị thần liên quan đến nông nghiệp khác. Không chỉ các vị thần, Tết cũng là dịp để người nông dân còn bày tỏ lòng biết ơn đến những thứ đã đồng hành, nuôi sống họ như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực phẩm.
Tết còn là một dịp “làm mới” lại tất cả mọi thứ trong gia đình, tiễn đưa những điều xấu xa đi theo năm cũ. Người Việt ta luôn quan niệm, bước qua năm mới thì mọi thứ xung quanh phải luôn thật mới mẻ nên họ luôn sắm sửa, chuẩn bị đồ đạc, món ăn, quần áo,… mới tinh tươm để đón Tết. Không chỉ vậy, nhà cửa, vật dụng trong nhà đều được mọi người trang hoàng, dọn dẹp, sắp xếp, quét dọn ngăn nắp, sạch sẽ. Người Việt Nam luôn đón Tết với một hi vọng rằng những điều không may, chuyện buồn sẽ ở lại với năm cũ và một năm mới hạnh phúc, sung túc, tươi mới sẽ đến với họ.
Tết còn là một dịp để gia đình sum vầy, đoàn tụ. Có thể nói với những người đi làm xa nhà, Tết là dịp được họ mong chờ nhất để có thể quay về tụ họp bên gia đình, người thân. Người Việt Nam luôn có truyền thống coi trọng, giữ gìn các giá trị gia đình, văn hóa, nề nếp gia đình, nên Tết là dịp mọi người quây quần bên nhau để dọn dẹp nhà cửa, nấu bánh chưng, thăm hỏi, chúc Tết nhau, mừng tuổi, lì xì người già, trẻ em… Vì vậy, Tết chính là dịp để gia đình đoàn viên cũng như dạy dỗ, nhắc nhở thế hệ sau tiếp nối , giữ gìn truyền thống gia đình, các giá trị văn hóa, tinh thần tốt đẹp của người Việt Nam ta.
Các nước cũng đón Tết Nguyên Đán như Việt Nam
Tết Nguyên đán thực ra chỉ có ở Việt Nam, Trung Quốc và các vùng lãnh thổ của Trung Quốc. Nhưng nếu xét về các quốc gia đón Tết theo Âm lịch thì chúng ta sẽ có khá nhiều nước. Các quốc gia và vùng lãnh thổ có truyền thống đón Tết Âm lịch đó là:
- Trung Quốc
- Hong Kong (TQ)
- Đài Loan (TQ)
- Việt Nam
- Nhật Bản (trước 1868)
- Lào (đầu tiên Tết Lào được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Giêng, tuy nhiên, thời điểm đó vào mùa đông, không thích hợp cho phong tục té nước nên ngày này đã được chuyển sang thời điểm nóng nhất trong năm)
- Campuchia (do bị ảnh hưởng về văn hóa và dân cư nên Campuchia có thêm một số ngày lễ như Tết Việt Nam và Trung Quốc )
- Thái Lan (Người Thái Lan gọi ngày Tết cổ truyền mừng năm mới là Songkran, ngày Tết được tổ chức từ ngày 13-15/4 để đón năm mới)
- Hàn Quốc – Triều Tiên (Tết âm lịch cổ truyền cũng được tính từ theo âm lịch). Tết Seollah bắt đầu từ ngày 1.1 hằng năm theo âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày. Tết Seollah là dịp nghỉ lễ quan trọng nhất đối với người dân ở hai miền Nam và Bắc Triều Tiên. Tết âm lịch cổ truyền hiện vẫn là tết chính và là đại lễ long trọng nhất trong năm âm lịch cổ truyền của người Hàn Quốc, Triều Tiên)
- Singapore (vì gần 80% dân số của quốc đảo Sư tử này là người Hoa hoặc liên quan đến gốc Hoa, nên người Singapore rất coi trọng việc đón Tết Nguyên đán Âm lịch cổ truyền)
- Mông Cổ (ở Mông Cổ, một ngày trước năm mới được gọi là Bituun, tức giống như ngày 30 tháng Chạp của nước ta)
- Ấn Độ (tết ở Ấn Độ – lễ hội Holi – vào ngày 15 tháng Hai âm lịch. Nhà nào, làng nào cũng dự trữ củi, rơm rạ… để đốt những đống lửa từ đêm giao thừa 14 tháng Hai)
- Bhutan (Trong dịp Tết âm lịch ở Bhutan, người ta mặc quần áo theo truyền thống. Vui nhất của năm mới ở Bhutan là các cuộc thi bắn cung được tổ chức trên cả nước).
Những quốc gia châu Á khác còn lại hay trên thế giới cũng biết đến Tết Nguyên Đán và cũng có sự hiện diện nhưng không xem Tết Nguyên Đán là một dịp lễ hội trọng đại như Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia … Trong số 10 quốc gia chính trên, thì Trung Quốc và Việt Nam là 2 quốc gia có truyền thống mừng Tết Nguyên Đán lâu đời nhất và xem Tết Nguyên Đán là một lễ hội cực kỳ trọng đại trong năm.
***************
Trên đây là những cập nhật Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết của chúng tôi gửi đến các bạn. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho các bạn và góp được phần nào giúp các bạn chuẩn bị đón Tết được chu đáo, trọn vẹn hơn. Và đừng quên thường xuyên ghé THPT Ngô Thì Nhậm để cập nhật được những thêm những thông tin bổ ích nhé.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tết Cổ Truyền