Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông lớp 9 ngắn gọn bao gồm dàn ý chi tiết cùng 14 bài mẫu hay nhất do thầy cô trường THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn và tổng hợp từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo để từ đó hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình
Đề bài: Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông
Dàn ý Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông
Dàn ý Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông – Số 1
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả:
- Guy Đơ Mô-pa-xăng được người ta biết đến là nhà văn hiện thực nổi tiếng của Pháp vào thế kỷ XIV.
- Ông đã để lại nhiều tác phẩm giàu giá trị nhân đạo.
– Giới thiệu tác phẩm: “Bố của Xi-mông” là một trong số rất nhiều tác phẩm đặc sắc của ông.
2. Thân bài
* Khái quát chung
– Tóm tắt tác phẩm:
- Tác phẩm là câu chuyện kể về cuộc đời của Xi-mông, một bé thiếu tình cha từ nhỏ.
- Mẹ của Xi-mông một mình sinh ra Xi-mông và hai mẹ con cùng nhau sống trong một ngôi nhà nhỏ.
- Xi-mông lớn lên, đến trường và bị các bạn trêu đùa, bỡn cợt vì không có cha.
- Rồi cậu bé gặp được bác Phi-líp, mong muốn bác làm cha của mình và bác đã đồng ý.
- Vì thương Xi-mông, bác Phi-líp đã cầu hôn mẹ cậu bé và cậu có một người cha thật sự.
* Phân tích cụ thể
– Nhân vật cậu bé Xi-mông:
- Là cậu bé có cuộc sống thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần: “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại”.
- Là một đứa trẻ bất hạnh, luôn với sống với nỗi đau không có bố: muốn tìm đến cái chết, muốn bác Phi-líp làm cha mình.
– Nhân vật bà Blăng-sốt:
- Là một người phụ nữ xinh đẹp nhất vùng nhưng tính lại dễ tin người → bị một người đàn ông lừa dối, phụ tình và là nguyên nhân khiến con của mình không có cha.
- Là một người mẹ hết mực yêu thương con của mình.
– Nhân vật bác Phi-líp: Là một người đàn ông nhân hậu, vị tha: yêu thương Xi-mông ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ, cầu hôn mẹ Xi-mông vì thương cậu bé.
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm: – Thể hiện tình yêu thương của tác giả → giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Dàn ý Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông – Số 2
1. Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về tác giả Đi-phô: Một nhà văn, nhà báo, học giả kinh tế người Anh.
- Khái quát về đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang: trích từ tiểu thuyết Rô- bin- xơn Cru- xô(1719) khắc họa rõ nét hình tượng nhân vật Rô- bin- xơn.
2. Thân bài:
*Cảm nhận về chân dung của chúa đảo
– Chân dung: mọi người hoảng sợ, cười sằng sặc.
⇒ Nghệ thuật đối lập, giọng giễu cợt, hài hước ⇒ Khẳng định chân dung kì lạ, quái đản và tức cười.
*Trang phục của chúa đảo
– Trang phục: Kỳ quặc, kì dị, kì quái, lạ lùng, lố lăng và nực cười.
- Mũ: to tướng, cao lêu đêu.
- Áo: dài lưng chừng bắp đùi.
- Quần: loe bằng da dê, đến đầu gối.
- Giày: tự tạo, hình dáng kỳ cục
– Trang bị của chúa đảo:
- Thắt lưng: rộng bản, đeo cưa và rìu nhỏ.
- Đạn, dù, súng.
⇒ Nghệ thuật miêu tả⇒ Trang phục độc đáo, hết sức đặc biệt.
*Diện mạo của chúa đảo
- Da: Không đến nỗi đen cháy.
- Râu cắt gọn.
- Ria mép: to tướng kiểu Hồi giá.
⇒ Với giọng điệu khôi hài và thủ pháp so sánh ⇒ Tác giả khắc họa diện mạo kì quái của Rô-bin-xơn.
⇒ Khi khắc họa bức chân dung của mình, Rô-bin-xơn không hề tỏ ra than phiền, đau khổ ⇒ Qua đó chứng tỏ một tinh thần rất lạc quan của một con người can đảm, làm chủ vận mệnh của mình.
3. Kết bài:
– Khái quát lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: Với nghệ thuật miêu tả, khắc họa diện mạo nhân vật được sử dụng thành công, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn ⇒ đoạn trích khắc họa nhân vật Rô-bin-xơn độc đáo, kỳ dị về ngoại hình nhưng tinh thần lại lạc quan, làm chủ mình.
– Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân về nhân vật: Rô-bin-xơn xứng đáng là tấm gương để mỗi cá nhân học tập.
14 Bài mẫu Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông
Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông – Mẫu 1
Bên cạnh tình mẫu tử thiêng liêng, tình phụ tử cũng vô cùng quý giá. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng được sống trong tình cảm yêu thương của cha từ nhỏ. Điều đó làm cho chúng trở nên bất hạnh. Đại diện cho những đứa trẻ ấy chính là cậu bé Xi-mông trong đoạn trích “Bố của Xi-mông” bị thiếu tình thương của cha và bị bạn bè cười nhạo.
Trong truyện, có ba nhân vật cần phân tích gồm bé Xi-mông, Phi-líp – người đàn ông nhận Xi-mông làm con và Blăng-sốt là mẹ của Xi-mông. Trước hết, ta phân tích nhân vật Xi-mông. Từ khi được sinh ra Xi-mông không hề biết ai là cha của mình và bị bạn bè trêu chọc, chế giễu vì không có bố. Em thường xuyên phải đánh nhau với chúng và cảm thấy tự ti vì không có bố. Em còn nghĩ đến cái chết vì bị bạn bè châm chọc suốt ngày. Em đã quyết định tìm đến bờ sông để tự tử, nhưng cảnh vật nơi đây đã giúp em vơi bớt nỗi lòng.
Xi-mông đuổi bắt một con nhái và cười rất tươi nhưng khi nghĩ về mẹ, em lại rơi nước mắt. Cơn đau đớn, nức nở cứ choán lấy tâm hồn em. Lúc gặp bác Phi-líp, em nói lắp bắp, rưng rưng không thốt nên lời. Trở về nhà, cậu kể với mẹ về ý định tự tử của mình và mong muốn Phi-líp trở thành bố của mình. Khi có bố, cậu vui mừng và hạnh phúc vô cùng. Hôm sau đến trường, Xi-mông tự tin thách thức với lũ bạn trước đây đã chế giễu mình, vì em đã có bố.
Nhân vật thứ hai trong truyện là Blăng-sốt được biết đến là mẹ của bé Xi-mông. Cô là một người phụ nữ đẹp, đức hạnh, sống cuộc sống giản dị. Tuy nhiên, chỉ một lần lầm lỡ đã khiến cho bé Xi-mông chào đời trong hoàn cảnh thiếu vắng tình cha. Khi con trai hỏi chuyện về bố, cô cảm thấy đau đớn và hổ thẹn vô cùng. Má ửng hồng, tê tái và thương con vô cùng. Khi nghe Xi-mông hỏi Phi-líp về việc nhận làm cha, cô tỏ ra rất đau khổ, ôm ngực và lặng lẽ dựa vào tường. Hoàn cảnh đáng thương ấy của Blăng-sốt cần nhận được sự đồng cảm và chia sẻ từ mọi người.
Nói về nhân vật Phi-líp, trong truyện anh được tác giả giới thiệu là một người đàn ông cao to, tay chân sẵn sàng và râu tóc đen quăn. Anh ta nhìn Xi-mông một cách đầy nhân hậu và quyết định đưa cậu bé về nhà. Trên đường về, anh nghĩ đến Blăng-sốt và có ý coi thường cô vì đã lầm lỗi một lần. Tuy nhiên, khi gặp Blăng-sốt, anh im lặng, bối rối và e dè. Anh ta đã thay đổi cách nhìn về cô. Khi Xi-mông muốn anh trở thành bố cậu bé, anh ôm cậu bé và hôn lên má cậu rồi nhanh chóng bỏ đi.
Tổng kết lại nội dung của tác phẩm “Bố của Xi-mông”, tác giả muốn thể hiện một vấn đề hiện thực xã hội đó là sự phân biệt đối xử của xã hội đối với phụ nữ độc thân có con, những đứa trẻ không có cha đáng thương bị xã hội coi thường và chế giễu. Tuy nhiên, vẫn có những người có lòng chia sẻ và cảm thông đối với những hoàn cảnh khó khăn đó.
Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông – Mẫu 2
Guy Đơ Mô-pa-xăng được người ta biết đến là nhà văn hiện thực nổi tiếng của Pháp vào thế kỷ XIV. Với qua nhiều thăng trầm, cay đắng trong cuộc sống đã biến những trang viết của ông thành áng văn giàu giá trị nhân đạo. Mô-pa-xăng có một số lượng tác phẩm vô cùng đồ sộ gồm nhiều thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến kịch. “Bố của Xi-mông” là một trong số rất nhiều tác phẩm đặc sắc của ông. Tác phẩm đã để lại rất nhiều giá trị cho người đọc.
“Bố của Xi-mông” là câu chuyện kể về cuộc đời của Xi-mông, một cậu bé ngay từ khi sinh ra đã không được sống trong tình yêu thương của cha. Mẹ của cậu là bà Blăng-sốt. Thời còn trẻ bà là cô gái xinh đẹp nhất vùng, thế nhưng lại bị một gã đàn ông tệ bạc, lừa dối khiến bà đánh mất đi thanh xuân tươi đẹp của mình. Một mình sinh ra Xi-mông và hai mẹ con cùng nhau sống trong một ngôi nhà nhỏ. Dù hết mực yêu thương, chăm sóc con nhưng bà Blăng-sốt vẫn không thể nào bù đắp được sự thiếu sót tình cha. Xi-mông lớn lên, đến trường và bị các bạn trêu đùa, bỡn cợt vì không có cha. Sự thiếu hụt về tinh thần khiến cậu bé thấy chán nản với cuộc sống của mình. Rồi cậu bé gặp được bác Phi-líp, mong muốn bác làm cha của mình và bác đã đồng ý. Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó, đám bạn trong trường học vẫn tiếp tục chế giễu cậu vì bác Phi-líp không phải chồng của bà Blăng-sốt thì làm sao có thể là cha của Xi-mông. Ở phần tiếp theo của truyện, bác Phi-líp đã cầu hôn Blăng-sốt và từ đó Xi-mông có một người cha thật sự.
Theo mạch cốt truyện trên, câu chuyện cũng được chia làm bốn phần. Phần một Mô-pa-xăng hướng ngòi bút của mình vào miêu tả sự buồn tủi và tuyệt vọng của Xi-mông. Tiếp theo là sau khi cậu bé tình cờ gặp bác Phi-líp khi đang đi dạo trên bờ sông. Sau đó bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà, đồng ý làm cha Xi-mông, cầu hôn bà Blăng-sốt.
Ngay từ những phần đầu câu chuyện Mô-pa-xăng đã miêu tả Xi-mông với một cuộc sống khổ sở, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Tả Xi-mông, Mô-pa-xăng đã viết thế này: “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại”. Cái “xanh xao”, cái “nhút nhát”, “vụng dại” đó phần nào đã thể hiện được cuộc sống thiếu thốn về vật chất và vắng đi tình cha của Xi-mông.
Đâu chỉ có vậy, Xi-mông còn là một đứa trẻ bất hạnh, luôn với sống với nỗi đau không có bố. Điều này đã thể hiện rất rõ qua hành động bỏ nhà ra bờ sông và đặc biệt là qua ý định muốn tự tử của cậu bé. Thật may mắn thay thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống đã khiến em chợt nhớ tới mẹ của mình, nghĩ đến ngôi nhà nhỏ xinh xắn nên đã từ bỏ ý định dại dột của mình. Và em đã khóc, khóc cho bớt tủi hờn, cay đắng: “Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được vì những cơn nức nở lại kéo đèn, dồn dập, xốn xang choáng ngợp lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài”. Từng câu, từng chữ của Mô-pa-xăng như mũi dao nhọn khứa vào tâm can người đọc về cái dáng vẻ đáng thương của một cậu bé không có cha.
Nhưng thật bất ngờ, chính lúc đó em lại gặp bác Phi-líp và mọi thứ thay đổi từ đây. Nghe lời bác Phi-líp hỏi, Xi-mông khó khăn lắm mới có thể trả lời: “Em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào: Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu… không có bố… không có bố”. Cái giọng nghẹn ngào rồi kết thúc lại bằng ba chữ “không có bố” nghe thật xót xa làm sao. Câu chuyện như được đẩy lên cao trào khi bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà, cậu bé gặp mẹ trong tâm trạng tủi mừng: “Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại òa khóc và bảo: Không, mẹ ơi, con muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con… đánh con… tại con không có bố”.
Nói về mẹ của Xi-mông, bà là một người phụ nữ xinh đẹp nhất vùng nhưng tính lại dễ tin người. Sự cả tin đó đã khiến bà bị một người đàn ông lừa dối, phụ tình và là nguyên nhân khiến con của mình không có cha. Và hơn tất cả, chị là một người mẹ hết mực yêu thương con của mình. Khi nghe Xi-mông kể là cậu bé bị đánh vì không có bố, tấm lòng người mẹ đau đớn đến tận xương tủy, chị chỉ biết ôm con và mặc cho nước mắt tuôn rơi. Rồi khi nghe con mình hỏi bác Phi-líp có muốn làm bố nó không chị chỉ biết dựa vào tường, tay ôm ngực, quằn quại và đau đớn. Suy cho cùng mẹ của Xi-mông cũng chỉ là một người phụ nữ đôn hậu bình thường nhưng lại bị một kẻ phụ tình lừa dối khiến cho chính mình và đứa con rơi vào cảnh thiếu đi tình thương của cha.
Nhân vật tiếp theo phải kể đến là bác Phi-líp. Bác Phi-líp là một người đàn ông nhân hậu, vị tha. Bác đã dành tình thương cho Xi-mông ngay từ khi mới gặp cậu bé. Đối với Xi-mông bác Phi-líp giống như một vị thần xuất hiện và đưa cậu rời khỏi vòng tay của thần chết. Bác là niềm vui bất ngờ, niềm hạnh phúc lớn lao xuất hiện trong cuộc đời em. Sau này cũng chính vì thương Xi-mông mà bác đã ngỏ lời cầu hôn bà Blăng-sốt để em có một người cha thật sự. Như vậy, bác Phi-líp không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của Xi-mông mà còn mang đến cho mẹ con họ một mái ấm gia đình thật sự. Cái hay của nhà văn là đã để bác Phi-líp tự cảm nhận vẻ đẹp của bà Blăng-sốt qua cuộc nói chuyện của hai người họ. Phẩm chất tốt đẹp của Blăng-sốt đã phần nào khiến bác Phi-líp càng muốn vượt qua những định kiến của người đời để đem đến hạnh phúc cho hai mẹ con Xi-mông. Bởi vậy nói về nhân vật bác Phi-líp có người ví đây được coi là đại diện của nhà văn, đại diện cho những tấm lòng nhân ái.
Đọc “Bố của Xi-mông” người đọc phải tự hỏi Mông-pa-xăng đã phải trải qua bao nhiêu cay đắng, khổ đau trong cuộc đời thì mới có thể viết nên tác phẩm cảm động như vậy. Tác phẩm giống như tiếng nói nhân đạo của nhà văn đồng thời nó cũng thay cho thông điệp: “tất cả đứa trẻ sinh ra đều cần được sống trong tình yêu thương của cả cha và mẹ”.
Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông – Mẫu 3
Guydo Mô-pa-xăng là nhà văn hiện thực nổi tiếng của nước Pháp ở thế kỷ 19. Ông có một tuổi thơ nhiều nỗi buồn, cay đắng với những bất hạnh trong gia đình và nhà trường. Chính bởi cuộc đời nhiều sóng gió đã làm nên một tác giả có tấm lòng nhân hậu, vị tha trong từng trang viết. Sự nghiệp văn chương của ông vô cùng đồ sộ với khoảng trên 300 truyện ngắn, vở kịch và tiểu thuyết.
Một trong những tác phẩm đặc sắc và để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí bạn đọc là “Bố của Xi-mông”. Nhân vật chính của tác phẩm là cậu bé Xi-mông, một em bé “không có bố” nhưng sau cùng, trải qua những tủi nhục trong cuộc sống, em đã có một người bố ấm áp và chan chứa tình yêu thương như một sự bù đắp cho cuộc đời bất hạnh của em.
Câu chuyện kể về cuộc đời của cậu bé Xi-mông. Đó là hoàn cảnh đáng thương của một em bé sinh ra đã không biết cha mình là ai. Cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh với những ánh nhìn dè bỉu, chê bai, lạnh nhạt của mọi người. Mẹ cậu bé là Blăng-sốt. Cô từng là một cô gái xinh đẹp nhất vùng. Tuy vậy, cô phải nhận sự tệ bạc của một gã đàn ông và đánh mất tuổi trẻ của mình. Một mình cô sinh ra Xi-mông. Hai mẹ con sống với nhau trong một ngôi nhà nhỏ. Mặc dù đã hết lòng chăm sóc Xi-mông với trách nhiệm của một người mẹ, một người cha nhưng cũng không thể bù đắp được sự thiếu thốn trong tâm hồn trẻ thơ như cậu bé Xi-mông.
Tưởng chừng như cậu bé bất hạnh ấy có thể sẽ không phải chịu thêm khổ đau gì nữa. Vậy nhưng bất hạnh vẫn đeo bám cậu khi ở trường. Ngày đầu tiên đi học cậu đã bị bạn bè đưa ra trêu chọc, nhục mạ và đánh đập vì sinh ra là một đứa trẻ không có cha. Với sự lạnh nhạt và phân biệt đối xử từ bạn bè, cậu luôn sống trong bóng tối với sự mặc cảm, tự ti. Chi tiết giọt nước mắt đã thể hiện rất rõ sự đau đớn, nỗi tủi hờn của Xi-mông.
Điều này đã được tác giả khắc họa rất chi tiết: “cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc”, “và thấy buồn vô cùng, em lại khóc. Người em rung lên”, “chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa và em chỉ khóc hoài”…Chính điều này đã thể hiện sự bi kịch trong tâm hồn cậu bé bất hạnh và từ những suy nghĩ tiêu cực đã khiến cậu có những hành động và việc làm tiêu cực. Cậu đã có ý nghĩ bỏ ra bờ sông và tự tử để giải thoát sư đau đớn, dày vò. Nhưng nhờ vẻ đẹp đặc biệt của thiên nhiên đã khiến cậu vơi bớt đi phần nào sự tủi hờn. Suy nghĩ vẩn vơ và bế tắc, Xi-mông loay hoay với những ý nghĩ về gia đình, ở đó có mẹ, có nhà…
Thế rồi nỗi tuyệt vọng của em ngày một lớn dần. “Em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện…nhưng em không đọc hết được, vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em”. Dường như Xi-mông đã được đền đáp. Em đã gặp được bác Phi-lip, một bác thợ rèn “cao lớn, râu tóc đen quăn…nhân hậu”. Như một phép màu giữa đời thường, chú Phi-lip nhẹ nhàng nói: “Thôi nào, đừng buồn nữa, về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu…một ông bố”. Câu nói ấy có sức nặng vô cùng lớn, nó khiến tâm hồn của một đứa trẻ bất hạnh, đau đớn tột cùng trở nên vui vẻ và háo hứng đến kì lạ. Nó xoa dịu mọi nỗi đau trong tâm hồn cậu bé non nớt ấy.
Cuộc gặp gỡ định mệnh ấy là sợi dây nối kết tình phụ tử, nối kết hạnh phúc gia đình. Cảnh tượng Xi-mông nhận bác Phi-lip làm cha thật khiến con người ta chứa chan nhiều xúc cảm. Em ngây thơ hỏi: “Bác có muốn làm bố cháu không?” đã thể hiện hết được nỗi khát khao cháy bỏng của cậu bé ấy. Và khi được bác Phi-lip trả lời “Có chứ, bác có muốn” thì tâm hồn của cậu bé như được vui tươi trở lại. Em nói với một giọng điệu chắc chắn: “Thế nhé! Bác Phi-lip, bác là bố cháu”. Chính sự việc này đã khiến cho em tự tin, hãnh diện và có niềm tin hơn vào cuộc sống. Đó là sự tin tưởng, lạc quan về hạnh phúc trọn vẹn của một gia đình. Và ai cũng có quyền được hưởng điều ấy.
Lê Nguyễn Cẩn đã nhận định “Bố của Xi-mông là câu chuyện về một mảnh đời đặc biệt của trẻ thơ, mảnh đời ấy nhắc nhở mọi người về quyền của trẻ em được sống trong tổ ấm gia đình. Nó còn cho thấy khát vọng trong sáng của tuổi thơ có thể đánh thức dậy ở người khác tình yêu thương, lòng nhân hậu và thái độ không định kiến với những người ở xung quanh mình”. Qua nhân vật Xi-mông, ta cũng hiểu thêm được nhiều điều về cuộc sống, về những ước mơ một mái ấm gia đình tràn đầy yêu thương của những cô bé, cậu bé bất hạnh.
Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông – Mẫu 4
Bên cạnh tình mẫu tử thiêng liêng thì tình phụ tử cũng rất đỗi đáng quý, thế nhưng có những đứa bé không sống trong tình cảm của cha ngay từ nhỏ. Những đứa bé ấy thật không may mắn. Đoạn trích bố của Xi Mông thể hiện rõ được hoàn cảnh của cậu bé Xi – mông đại diện cho những cậu bé thiếu vắng tình cảm của và bị bạn bè chế giễu.
Truyện có hai nhân vật cần phải phân tích đó là nhân vật bé Xi – mông và người đàn ông nhận bé làm con Phi líp và mẹ của bé là Blăng sốt. Trước hết là nhân vật bé Xi-mông. Khi em sinh ra em đã không biết cha mình là ai, em thường xuyên bị lũ bạn xấu trêu chọc vì không có bố. Em thậm chí còn phải đánh nhau với chúng, em căm tức chúng nhưng em vẫn tự ti vì mình không có bố. Em còn nghĩ đến cái chết khi hàng ngày cứ phải nghe những lời châm chọc của lũ bạn. Em tìm đến bên bờ sông để tự tử, cảnh vật nơi đây khiến cho nỗi lòng em vơi đi.
Em đuổi bắt nhái và mỉm cười nhưng đến khi nghĩ đến mẹ em lại khóc nức nở. Cơn nức nở kéo đến choáng lấy em. Xi -mông tuyệt vọng, đau khổ. Khi gặp bác Phi- líp thì nói trong tiếng nấc, nghẹn ngào không nên lời. Khi trở về nhà kể lại ý định tự tử của mình với mẹ, sau đó ngỏ ý muốn Phi líp làm bố của mình. Khi có bố em vui sướng hạnh phúc. Và ngày hôm sau đến trường, Xi-mông tự tin thách thức lại lũ bạn vì em đã có bố.
Nhân vật thứ hai là mẹ Blăng sốt. Cô là một cô gái đẹp trong vùng sống ngăn nắp đức hạnh nhưng vì một lần lầm lỡ mà khiến cho bé Xi mông sinh ra không có bố. Khi con nói về chuyện không có bố, cô cảm thấy đau đớn nhục nhã và hổ thẹn. Má ửng hồng, cảm giác tê tái và cô thương con mình. Khi bé Xi mông hỏi Philip về việc nhận làm cha, cô đau đớn nhục nhã tựa vào tường, im lặng, tay ôm ngực. Có thể nói cô là một người đáng thương cần được chia sẻ và cảm thông.
Về nhân philip, anh là một người đàn ông cao lớn, bàn tay chắc nịch và râu tóc đen quăn. Anh nhìn Xi mông nhân hậu và quyết định đưa em về nhà. Trên đường về nhà em, anh nghĩ đến cô Blăng sốt và có ý xem thường rằng cô lầm lỡ một lần thì cũng có thể lầm lỡ lần nữa. Nhưng khi gặp Blăng sốt anh im lặng, e dè, ấp úng. Anh thay đổi cách nhìn về cô. Khi Xi mông muốn anh làm bố của nó, anh chấp nhận hôn vào má nó rồi bỏ đi rất nhanh.
Tóm lại qua tác phẩm, nhà văn muốn phản ánh một hiện thực xã hội, đó là định kiến xã hội về những người con gái không chồng mà có con, những đứa con không có bố bị xã hội khinh bỉ giễu cợt. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những người sẵn lòng chia sẻ và cảm thông cho số phận của những con người đáng thương ấy.
Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông – Mẫu 5
Tuy chỉ là phần đầu của một truyện ngắn nhưng những trang viết này đã rất sinh động và cảm động. Trong đó, sinh động thể hiện ở việc miêu tả chân thực, sinh động, tươi vui và trong sáng cuộc sống diễn ra. Cảm động bởi những cảm xúc thấm đượm tình người, bao gồm những đau khổ, ước mơ, tình yêu và sự đồng cảm. Tuy nhiên, đó chỉ là một góc nhìn tổng quan. Để phân tích tác phẩm, không có cách nào khác là đi sâu vào nhân vật và quan hệ giữa họ. Đó là yếu tố tạo nên tính cách và cốt truyện của tác phẩm.
Cậu bé Xi-mông là một đứa trẻ không có cha, với vai trò nhân vật chính trong truyện, cậu bé thường xuyên xuất hiện và đóng vai trò gắn kết các nhân vật khác như những đứa trẻ nghịch ngợm trong lớp học, bác công nhân Phi-líp và người phụ nữ nghèo khổ, đáng thương. Xi-mông là một đứa trẻ tự trọng, nhạy cảm và thông minh. Cậu bé cảm thấy không có cha là một nỗi bất hạnh lớn. Tuy nhiên, vì sự nhạy cảm và thông minh của mình, Xi-mông không biết chia sẻ với ai ngoài việc đến bên bờ sông để tìm cách kết thúc cuộc đời của mình. Những đặc điểm này chỉ là một phần của tính cách của Xi-mông mới được hình thành.
Do đó, những ý nghĩ chỉ giống như những cơn gió thoáng qua trong tâm trí em. Vừa mới khóc lóc xong, em rất muốn đi ngủ, nhưng khi nhìn thấy một chú nhái màu xanh, tất cả những gì em vừa trải qua cứ như tan biến mất hết, thậm chí cả cơn buồn ngủ. Nhu cầu nghịch ngợm của Xi-mông trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. “Em định bắt nó. Nó nhảy thoát. Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần liền”. Xi-mông cảm thấy vui sướng và hài lòng khi bắt được con vật và quan sát nó “cố giãy giụa thoát thân”. Nỗi buồn ngủ và nỗi bất hạnh trước đó đột ngột tan biến không để lại chút dấu vết nào. Thậm chí em còn bắt đầu liên tưởng đến những thứ đồ chơi “làm bằng những mảnh gỗ hẹp đóng đinh chữ chi”. Cuối cùng, không hiểu tại sao em lại tiếp tục nghĩ đến nhà của mình và đến mẹ.
Sau khi nhận được sự giúp đỡ đáng tin cậy từ một người đàn ông (ban đầu Xi-mông chưa biết là ai), bác công nhân Phi-líp, em cảm thấy cần phải chia sẻ những nỗi buồn đau, giận dữ và oan ức của mình. Với giọng điệu đầy chán nản, hờn tủi vì oan ức, em đã tìm thấy sự thông cảm, thấu hiểu từ người đàn ông đó. Sự đồng cảm đó làm cho hai bác cháu trở về nhà với tinh thần vui vẻ như một cuộc dạo chơi, trong đó người lớn dắt tay đứa trẻ, giống như cha và con. Với Xi-mông, việc có một người cha trong cuộc sống cần thiết đến mức mà chỉ cần một điều gì đó tương tự như thế, hoặc chỉ là tưởng tượng về viễn cảnh ấy, em đã cảm thấy hạnh phúc rồi.
Chi khi trở về với thực tại, ảo tưởng của Xi-mông mới tan biến hoàn toàn. Qua câu nói và giọng nói của người thợ mới quen với mẹ Xi-mông, thực tại ấy thật tàn nhẫn, phũ phàng: “Đây, thưa chị, tôi dắt về trả cho chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông” (Trong trí óc còn non nớt của Xi-mông, em không cảm thấy bị lạc mất đường, mà đang đứng ở một ngã ba không biết đường tiến lui).
Sau khi trải qua hoàn cảnh đau đớn, hy vọng trong Xi-mông vẫn chưa hề tắt. Để giải thoát cho cảnh ngộ của mẹ và bản thân, Xi-mông liền hỏi bác Phi-líp: “Bác có muốn làm bố cháu không?” với tất cả sự tha thiết, hồi hộp và lo lắng. Thời gian dường như đứng im, phải đến khi bác Phi-líp đồng ý như một cam đoan đồng thuận, một giao kèo thì Xi-mông mới thực sự yên tâm: “Thế nhé ! Bác Phi-líp, bác là bố cháu”. Hôm sau, khi đến trường, Xi-mông đã trở thành một người khác hoàn toàn, tràn đầy tự tin. Lời nói của em với “thằng kia” không chỉ là lời nói bình thường, mà nó chứa đựng bao nỗi căm hờn và uất ức. Xi-mông “quát vào mặt nó những lời này, như ném một hòn đá”, cùng với những câu trả lời về bố của mình (dù em quên không hỏi họ của bác ấy): “Bố tao ấy, bố tao tên là Phi-líp”.
Có một câu trong ca dao Việt Nam được dùng để châm biếm những ông thầy bói nói dựa ngày xưa: “Số cô có mẹ có cha – Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông”. Thực tình thì nó không hề thiếu ý nghĩa mà trên thực tế, còn rất nhiều người mồ côi cha hoặc mẹ (hoặc cả hai). Câu nói của Xi-mông với niềm tự hào, hãnh diện “có mẹ”, “có cha” đã chạm đến điểm cảm động nhất trong lòng người, đó là sự khao khát đơn giản, bình thường của mọi người trong xã hội. Và tính nhân văn của cách suy nghĩ đó còn là ước mơ của nhân loại mãi mãi.
Điểm tựa cho câu chuyện thương tâm mà thật ấm áp tình người này đó là bác thợ Phi-líp. Có vẻ như trên một khía cạnh nào đó, những người đơn giản, vô danh như bác chính là lương tâm của nhân loại. Việc gặp gỡ giữa bác và Xi-mông là sự trùng hợp cũng như quy luật tương đương giữa nỗi đau của người khác và chính ta. Câu hỏi đầu tiên mà bác hỏi đứa trẻ đầy nỗi niềm tâm sự (ngồi bên bờ sông, sát bên cái chết) âu yếm biết bao: “Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi ?”. Đối với bác Phi-líp, nhu cầu được chia sẻ, được đảm bảo và được bảo vệ gần giống với một bản năng. Bác là một con người đúng nghĩa với thái độ không thể bỏ qua, lạnh lùng hoặc phớt lờ nỗi khổ của con người, cho dù họ chỉ là những sinh linh nhỏ bé và vô danh.
Cách hành động ban đầu của bác Phi-líp có vẻ rất ngây thơ, cốt chỉ để an ủi và khích lệ đứa trẻ: “…đừng buồn nữa cháu ơi”, “Người ta sẽ cho cháu… một ông bố”. Nhưng khi đến nhà của mẹ Xi-mông, nụ cười của bác đột nhiên tắt, bởi làm sao có thể đùa giỡn được với “một cô gái cao lớn, xanh xao đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình”. Đây là giới hạn mà con người giàu tưởng tượng nhất cũng không thể vượt qua.
Cảm thấy không thể vượt qua ngưỡng cửa ngôi nhà đó, bác Phi-líp – người đàn ông đã trải qua rất nhiều – cảm thấy rối rắm như một đứa trẻ vì vấn đề phức tạp mà anh ta đang đối mặt và không biết phải làm sao. Chỉ khi có cơ hội, đó là câu nói ngây thơ (không có ý nghĩa sâu xa) của đứa trẻ, bác mới có thể trả lời Xi-mông và giải thoát được chính mình. “Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em, rồi sải từng bước dài, bỏ đi rất nhanh”. Sau đó, người đàn ông có trái tim nhân ái đó chăm sóc, che chở và yêu thương Xi-mông như một người cha tốt.
Để đánh giá nghệ thuật của một đoạn văn, chúng ta nên dựa vào tiêu chí nào? Nếu nhìn vào cách viết, có thể coi đó là một tác phẩm tự sự thông thường. Tuy nhiên, đúng hơn là xác định đó là một câu chuyện dành cho thiếu nhi. Viết về trẻ em và sử dụng giọng điệu trẻ em – cách nhìn và suy nghĩ ngây thơ nhất của con người là đặc trưng chung của nó. Trong phương diện này, ta có thể liên tưởng đến thời thơ ấu của Gooć-ki và những tác phẩm tự truyện của Nguyên Hồng.
“Bố của Xi-mông” cũng được xây dựng dựa trên một cái mặt bằng như vậy. Từ định hướng đó, Xi-mông trở thành nhân vật trung tâm trong truyện. Ngôi nhà của em là chính là người mẹ Blăng-sốt đáng thương, bác Phi-líp là bầu trời của em, nơi không gian mênh mông hy vọng. Tất cả những tâm tình, bao gồm cả những niềm vui, nỗi buồn, hy vọng và ước mơ của con người, được tập trung vào những cảm nghĩ trẻ thơ. Những cảm nghĩ trong sáng này giống như bầu trời trong xanh, nhưng đôi khi bị những đám mây u ám che phủ. Việc không có cha không phải là một số phận đau đớn mãi mãi, và rồi sẽ trở thành quá khứ. Tuy nhiên, hình ảnh của một đứa trẻ dễ thương như Xi-mông được nhìn nhận từ góc độ của người lớn.
Để vừa khắc họa một tính cách trẻ thơ vừa phát hiện được ở chiều sâu những quy luật khách quan của cuộc sống, sự tiết chế và chọn lọc là vô cùng quan trọng. Cách viết trong sáng, tự nhiên như không được chỉnh sửa trực tiếp mà đưa ngay tới cảm nhận trực tiếp của người đọc, để tạo ra một loại văn bản thứ hai từ những suy nghĩ, rung động về cuộc sống mà chính tác giả đã trải nghiệm. Một tác phẩm tốt giống như một cuộc đua tiếp sức: tác giả và người đọc luôn chạy đua để khám phá điểm giới hạn cuối cùng của chính mình trên một con đường đầy khám phá.
Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông – Mẫu 6
Nhà văn Mô-pa-xăng là một nhà văn đại tài của nền văn học nước Pháp. Ông đã để lại một khối lượng sản phẩm khổng lồ tạo nên tên tuổi của mình. Với mỗi tác phẩm ông đều thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo, sự đồng cảm của mình với nhân vật có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
Truyện ngắn “Bố của Xi-mông” làm một truyện ngắn hay vô cùng sâu sắc nói về em bé do hoàn cảnh nên không có bố. Em chỉ là đứa con ngoài giá thú của một người đàn ông đã có vợ và một cô gái nhẹ dạ cả tin, để rồi lỡ làng cả một đời.
Nhân vật cậu bé Xi-mông được ra đời trong hoàn cảnh nước pháp phong kiến cổ đại, nên những cái nhìn của người dân về người phụ nữ không có chồng mà chửa, những đứa con hoang, không có cha là một điều gì đó vô cùng xấu xa. Những con người đó thường bị khinh rẻ miệt thị, sống cuộc đời côi cút, cô đơn, lạc loài.
Cậu bé Xi-mông và mẹ của em một cô gái có tuổi xuân nhan sắc những trót yêu lầm người đàn ông có vợ, nên hoàn cảnh lỡ làng, vô cùng đáng thương. Chị Blăng mẹ của Xi-mông thường phải làm rất nhiều nghề khác nhau để có thể nuôi nấng cậu bé Xi-mông lớn khôn, và để cho em được tới trường đi học bằng chúng bằng bạn. Bởi mẹ em cứ nghĩ trường học là nơi sẽ cho em niềm vui, sẽ cho em những người bạn, em được sống đúng lứa tuổi ngây thơ của mình, không phải chịu những lời miệt thị của người đời.
Bởi tuổi thơ của cậu bé Xi-mông đã phải chịu những chuỗi ngày cô đơn, lạnh lẽo trong ngôi nhà nhỏ bé chỉ có hai mẹ con nương tựa lẫn nhau. Xi-mông không có bố và không được nhận sự chăm sóc của người cha bao giờ, cậu bé vô cùng thèm khát được có cha, dù chỉ một lần.
Năm Tám tuổi, Xi-mông tới trường những mong nơi này cho em hạnh phúc, chắp cánh cho cậu bé đáng thương những ước mơ. Nhưng chính trường học lại là địa ngục của cuộc đời em. Ở trường học em thường xuyên bị một nhóm bạn thô lỗ, cục cằn, không hiểu chuyện đánh đập, sỉ nhục, và nói em là đồ không cha.
Những câu nói của mấy cậu bạn cùng trường như là mũi dao đâm vào trái tim cô độc của cậu bé Xi-mông tội nghiệp. Bọn chúng còn xé rách áo của em, dồn đuổi đánh em. Rồi có lần Xi-mông chống cự lại bọn chúng đã hành hạ em suốt ngày này qua ngày khác vì thái độ dám chống cự đó.
Cậu bé tội nghiệp của chúng ta, Xi- mông thật đáng thương biết bao, xã hội rất thiếu công bằng thiếu tình thương khi cho Xi-mông một cuộc sống qua đau đớn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Bị các bạn độc ác xua đuổi đánh đập, khiến cho Xi-mông cảm thấy cuộc đời mình hoàn toàn bế tắc. Em muốn tìm tới cái chết, em đã khóc rất nhiều, nước mắt rớt xuống cổ, xuống áo của em ướt đẫm.
Suy nghĩ mình phải chết cứ ám ảnh trong tâm trí của cậu bé Xi-mông tội nghiệp, bởi em cảm thấy chết đi có lẽ sung sướng hơn là sống đau khổ bị ghẻ lạnh, xa lánh, xua đuổi vì không có bố như thế này. Xi- mông đã tới một bãi cỏ xanh rất đẹp bên cạnh đó là một dòng sông, dù cảnh vật thiên nhiên vô cùng tươi đẹp nhưng nỗi đau trong lòng Xi-mông quá lớn nên em không muốn quan tâm tới những điều xung quanh. Mà em chỉ muốn chết mà thôi.
Khi Xi-mông tìm tới bãi cỏ xanh cạnh một dòng sông nhỏ nên thơ trữ tình, em nhìn thấy những chú ếch xanh dương mắt nhìn em, ánh nắng vàng sưởi lên những đám cỏ vô cùng tươi đẹp. Cảnh vật rất nên thơ xoa dịu nỗi cô đơn của em ít nhiều nhưng em vẫn vô cùng buồn vì mình không có bố. Chính trong lúc tuyệt vọng nhất của cuộc đời, Xi-mông đã cầu nguyện em ước rằng trời cao sẽ cho em một người bố. Chính trong giây phút Xi-mông định tìm tới cái chết thì em lại gặp được một việc vô cùng kỳ diệu.
Một tình huống truyện độc đáo bất ngờ đã xảy ra. Một người thợ rèn cao lớn nhân hậu tên là Phi líp đã tới an ủi, vỗ về nỗi đau của Xi-mông. Khi nhìn thấy Xi-mông khuôn mặt giàn dụa nước mắt người đàn ông đã hỏi chuyện em. Rồi biết em định đi tìm cái chết vì em không có bố. Chú thợ rèn Phi-lip đó đã nhận làm bố Xi- mông, cảnh tượng hai người gặp nhau thật bất ngờ, Xi-mông nhỏ bé nắm tay người cha của mình về nhà gặp mẹ.
Xi-mông ngây thơ hỏi chú thợ rèn “Chú có muốn làm bố cháu không?”Chú thợ rèn nhấc bổng Xi-mông lên trời và thơm và má em một cái thật hiền hậu ấm áp tình yêu thương rồi trả lời “Có chứ, chú có muốn” Trong giây phút ấy tâm hồn của cậu bé Xi-mông bất hạnh đã tràn ngập hạnh phúc, em cảm thấy được tình cảm ấm áp của một người cha, sự tự hào của việc có bố. Ngày hôm sau, Xi-mông dẫn tay chú Phi-lip tới trường và em tự hào nói với đám bạn hay chọc ghẹo, đuổi đánh em rằng “Đây là bố tao, bố tao tên là Phi-lip”. Một câu nói chứa đựng sự tự hào hãnh diện của một cậu bé luôn khao khát tình thương của một người cha.
Đọc truyện “Bố của Xi-mông” cho chúng ta những cảm xúc vô cùng xúc động, Mô-pa-xăng thật sự là nhà văn có tâm hồn vô cùng nhạy cảm tinh tế thì mới có thể viết được một truyện ngắn hay và đặc sắc đi sâu vào lòng người đọc tới như vậy.
Thông qua truyện ngắn cho chúng ta thấy một chân lý có bố là điều vô cùng hạnh phúc. Một gia đình thì nên có đầy đủ cả cha lẫn mẹ có như vậy trẻ con mới được trưởng thành một cách vững chắc, hạnh phúc trọn vẹn.
Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông – Mẫu 7
Truyện ngắn Bố của Xi-mông do tác giả Guy-đơ Mô-pa-xăng sáng tác là một tác phẩm hiện thực đáng đọc. Truyện nói về nỗi đau khổ của em bé Xi-mông và mẹ trong hoàn cảnh đau khổ bởi những định kiến và tục lệ cổ lỗ khi Xi-mông không biết bố mình là ai. Niềm hạnh phúc tràn đầy của em bé khi được chú Phi-lip nhận lời làm bố là điều đáng để nhắc đến. Ngoài ra, tác phẩm còn ca ngợi lòng nhân hậu của Phi-lip, một người thợ rèn tốt bụng và đáng mến.
Hành động của chú Phi-lip khi nhận làm bố của Xi-mông đã bị một số người chê cười là ngu ngốc, nhưng thực tế đó là một việc làm nhân đạo và cao cả. Chính hành động này đã mang lại nhiều niềm vui và hạnh phúc cho Xi-mông, cứu em thoát khỏi cái chết. Ngay từ ngày đầu tiên đi học ở trường, Xi-mông đã bị đám bạn bè độc ác và vô ý thức trêu chọc, chế giễu em vì không có bố. Em bị đánh đập và tức giận ném đá vào bọn chúng trước khi bỏ đi ra bờ sông. Xi-mông khóc nấc và đã nghĩ đến việc nhảy xuống sông cho chết đuối. Em ngắm đàn cá bơi lội, bắt con nhái chơi, nhưng ý định tự tử ấy vẫn còn lơ lửng.
Xi-mông lại bật khóc, cảm giác run lên trong người. Cô bé quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như lúc đi ngủ. Tuy nhiên, cơn nức nở vẫn tiếp tục dồn dập, xốn xang và choáng ngợp lấy em. Trong lúc đau khổ đó, chú Phi-lip xuất hiện và biết được tình cảnh của Xi-mông. Chú đã dẫn em về nhà và trước mặt mẹ em, chú Phi-lip mạnh mẽ và dứt khoát chấp nhận lời đề nghị muốn mình làm bố của em: “Có chứ, chú có muốn”. Từ đó, chú Phi-lip đã cứu Xi-mông thoát khỏi cơn tuyệt vọng, giải thoát em khỏi vòng tay của thần chết.
Đối với Phi-lip, ban đầu chú nghĩ đó là một hành động nhân đạo, để an ủi cho Xi-mông trong những phút giây thoát khỏi cơn tuyệt vọng. Nhưng sau đó, khi Xi-mông đến tìm chú tại lò rèn và nói với chú rằng “Bố Phi-lip này, lúc nãy thằng con bác Mi-cốt bảo con rằng bố không phải là bố của con hẳn hoi vì bố không phải là chồng của mẹ”. Lúc này, đó không còn là một hành động nhất thời nữa. Phi-lip phải đối mặt với một vấn đề nghiêm túc. Xi-mông có thể rơi vào tình thế tuyệt vọng một lần nữa, nếu Phi-lip xem lời nói của mình lần trước là đùa cợt.
Chính những người thợ rèn đồng nghiệp của chú Phi-lip, những vị thần khổng lồ đó đã giúp chú vượt qua định kiến với mẹ của Xi-mông. Lỗi lầm không nằm ở chị ta, và chú đã đưa ra quyết định cuối cùng: cầu hôn người phụ nữ đáng thương và đáng mến này. Việc đó đã mang lại hạnh phúc thực sự cho Xi-mông, giờ đây cậu bé đã có đủ dũng khí để tuyên bố với bạn bè cùng lớp: “Bố tớ là Phi-lip Reemi (bác thợ rèn) và bố tớ hứa sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt tớ”.
Trong truyện ngắn này, chú Phi-lip và các bác thợ rèn được miêu tả như những vị thần phúc lộc. Họ đã giải thoát Xi-mông khỏi nỗi đau khổ và đem lại hạnh phúc cho cậu bé. Hành động của họ cũng giúp mẹ Xi-mông thoát khỏi đau khổ do lầm lỡ. Chú Phi-lip và các bác thợ rèn đã lắng nghe tiếng gọi của lòng nhân ái và thoát khỏi những thành kiến hẹp hòi. Họ đã đại diện cho sự công bằng và giúp những nhân vật đau khổ và bất hạnh tìm được hạnh phúc.
Hình ảnh của chú Phi-lip và các bác thợ rèn trong truyện thật đẹp biết bao, vừa hào hùng vừa đầy nhân ái. Mặc dù có người cho rằng việc chú Phi-lip nhận lời làm bố của Xi-mông và làm chồng của mẹ em bé là khờ dại, nhưng thực tế đó là một hành động cao cả, nhân đạo, đầy tình yêu thương và đồng cảm sâu sắc đối với cảnh ngộ đáng thương mến của Xi-mông. Hành động của chú đã khơi gợi trong lòng độc giả tình cảm quý mến với việc làm tốt đẹp, cũng như tình người của một người lao động nhân hậu và cao cả.
Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông – Mẫu 8
Trong cuộc sống, đôi khi những trò đùa độc ác, vô ý có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho người khác. Nhất là khi trò đùa ấy lại nhắm vào một đứa trẻ không có bố. Chúng ta tự hỏi điều gì sẽ đến với Xi-Mông nếu không gặp được bác thợ rèn Phi-líp, trong đoạn trích;” Bố của Xi – mông”, truyện ngắn đặc sắc của nhà văn hiện thực Pháp nổi tiếng thế kỉ XIX G.Mô-pa-xăng?
Cuộc gặp tình cờ ấy đã thay đổi số phận của cậu bé, đem đến cho em một người bố thực thụ. Nhưng chính Phi-líp đã bị chinh phục bởi chú bé đáng yêu và người mẹ của em. Diễn biến tâm trạng nhân vật Phi-líp trong đoạn trích sẽ giúp mọi người cảm nhận rõ ý nghĩa nhân văn của tác phẩm này.
Xi-mông là con trai của chị Blăng-sốt, người phụ nữ xinh đẹp trót bị lừa dối nên phải đơn độc nuôi con. Xi-mông đi học, bị bạn bè giễu cợt, đánh đập vì không có bố. Chú bé dại dột định tìm đến cái chết. Bác thợ rèn đã dẫn em về nhà và gặp mẹ em. Thông cảm với hoàn cảnh của Xi-mông và chị Blăng-sốt, bác đã đồng ý làm bố của Xi-mông. Cuộc gặp gỡ giữa hai người thợ rèn tốt bụng và chú bé diễn ra thật tình cờ bên bờ sông. Lúc ấy em đã tuyệt vọng vì bị đối xử một cách tàn tệ. Đâu phải lỗi của nó! em cô đơn biết bao, khi những lời chế nhạo ấy như cao dao đâm thẳng vào trái tim của em. Bởi vậy. em đã nghĩ đến cái chết một cách dại dột. May thay, hôm ấy không phải là một ngày u ám để những ý nghĩ đen tối thành hình. Thiên nhiên đã nhân hậu biết bao trước chú bé đáng thương. Trời ấm áp, ánh mặt trời êm đềm, nước lấp lánh như gương, đã xóa đi phần nào nỗi buồn trong lòng em, để em được trở lại với bản tính hồn nhiên trẻ con của mình.
Dẫu bất hạnh vì thiếu bàn tay chăm sóc của người cha, nhưng em vẫn là một đứa trẻ ngoan hiểu động. Hình ảnh em chơi đùa trên bãi cỏ, đuổi theo chú nhái con màu xanh lục và vồ hụt ba lần. Nhưng ngay lập tức, những cảm giác tủi nhục lại ùa đến ngay chính vào lúc em bắt được con nhái và chứng kiến cảnh con vật cố giãy giụa thoát thân. Hình ảnh ấy khiến Xi-mông liên tưởng ngay đến bản thân mình, em có khác gì con nhái đáng thương kia đâu, hẫng hụt chới với bởi sự vô tâm trong trò đùa độc ác của đám bạn. Em vô cùng nhạy cảm nên ngay lúc ấy “em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ, và cảm thấy buồn bà vô cùng em lại khóc”. Tiếng khóc ấy khiến bất cứ ai biết quan tâm đến những đứa trẻ cũng dễ mủi lòng. Trong lúc ấy, Xi-mông đã gặp được bác thợ rèn Phi-líp, một con người tốt bụng. Bác được giới thiệu là “một người thợ cao lớn, râu tóc đen, xoăn, đang nhìn em với vẻ nhân hậu”. Dáng vẻ ấy có lẽ đã tạo được niềm tin và chỗ dựa tin cậy để em thổ lộ lòng mình.
Em đã không ngần ngại trước người đàn ông lạ này, để tiếp tục những dòng lệ tủi cực cùng giọng nói đầy nước mắt. Câu trả lời thật thà của Xi-mông “cháu không có bố” được khẳng định hai lần khiến bác đã đoán định được nguyên nhân sau tiếng nấc buồn tủi của em. Bởi thế, cái mỉm cười ban đầu đã được thay thế bằng thái độ nghiêm trang vì bác hiểu đây kô phải chuyện trẻ con mà là vấn đề hệ trọng gây thương tổn cho tâm hồn của chú bé ngây thơ đáng yêu này. Bản thẩn bác đã biết mong manh về mẹ em, vì vậy bác đã quyết định đưa em về. Khi giáp mặt với mẹ Xi-mông, chính thái độ của mẹ em đã phải khiến bác thay đổi hẳn thái độ: bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị kẻ khác lừa dối. Điều đó chứng tỏ bác là một con người đứng đắn và từng trải để có thể nhận ra bản chất người khác chỉ sau một cái nhìn. Được chứng kiến nỗi đau khổ của người mẹ trước đứa con không có bố, bác đã thể hiện sự trân trọng trước nhân cách một người mẹ và một đứa con đang được bao bọc.
Chính vì vậy em đã nhận ra phẩm chất của một người bố tuyệt vời – một chỗ dựa đáng tin cậy cho cậu bé thiếu tình thương này. Chú bé đã không ngần ngại đề nghị bất ngờ nhận bác làm bố. Trước khao khát ấy đã khiến bác không thể từ chối. Không những thế, bác còn bộc lộ sự xúc động trước tâm hồn trong trắng của em: “Người thợ nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em, rồi sải từng bước dài, bỏ đi rất nhanh.” Niềm vui có bố đã giúp em khẳng định đầy kiêu hãnh trước đám bạn. Bản chất tốt đẹp của một người lao động chân chính đã giúp bác có niềm thông cảm sâu sắc trước những số phận bất hạnh.
Đoạn trích còn nhắc nhở chúng ta về thái độ ứng xử với người xung quanh, cần có một tấm lòng nhân hậu, không nên dửng dưng trước những đau khổ bất hạnh của người khác.
Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông – Mẫu 9
Guy-đơ Mô-pa-xăng là một trong những nhà văn vĩ đại của Pháp cuối thế kỷ XIX với hàng chục tiểu thuyết và khoảng 300 truyện ngắn, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử. Mặc dù cuộc đời ông đầy những trang buồn nhưng có lẽ đó chính là nguồn cảm hứng cho ông viết về thân phận con người với nhiều tình cảm xót xa như vậy. Trong truyện ngắn “Bố của Xi-mông”, tác giả kể về nỗi đau của một đứa trẻ “không có bố”, bao phủ bởi tình yêu thương và tâm hồn nhân đạo. Cuộc sống của bé Xi-mông và mẹ của em, chị Blăng-sốt, thật đáng thương, để lại trong lòng người đọc nhiều tình cảm thương xót.
Xi-mông là một đứa trẻ bất hạnh, sinh ra ngoài giá thú. Mẹ em, một “cô gái đẹp nhất vùng”, đã bị phản bội trong tình yêu. Hai mẹ con sống trong âm thầm tại một ngôi nhà nhỏ, được sơn trắng sạch sẽ. Người mẹ này tên là Blăng-sốt, “cao lớn, xanh xao”, phải vất vả lao động để nuôi con một mình, chịu sự chế nhạo của xã hội.
Tuổi thơ của Xi-mông trôi qua trong cảm giác cô đơn và sự lạnh lẽo của ngôi nhà nhỏ. Em thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố, cảm thấy bị bỏ rơi. Trường học cũng không phải là nơi đem lại niềm vui cho em. Đến tám tuổi, em mới được đi học và phải đối mặt với một lớp học đầy những đứa trẻ thô lỗ, cục cằn, nơi cái ác và cái xấu sớm ngự trị trong tâm hồn chúng. Đau khổ và tuyệt vọng khi bị đám trẻ hạ lưu dùng những lời nói ác độc, tiếng cười khả ố và những lời giễu cợt, Xi-mông đã bị đẩy đến chân tường.
Xi-mông đã bị bọn trẻ “quỷ quái” hành hạ liên tục ngày qua ngày và phải tự vệ. Đã hơn một thế kỷ kể từ khi câu chuyện được viết ra, người đọc vẫn cảm thấy buồn phiền và xót xa khi nghĩ về sự đau đớn của Xi-mông khi bị bạn cùng lớp làm tổn thương cả về thể xác lẫn tâm hồn. Xi-mông bị đuổi đánh, đau đớn và bế tắc hoàn toàn. Em muốn chết. Em không thể sống trong sự nhục nhã vì “không có bố”. Liệu dòng sông có thể là nơi để em giải thoát khỏi cô đơn và nỗi đau khổ? Một đứa trẻ chỉ mới 8 tuổi đã cảm thấy không thể chịu đựng được nỗi đau và nhục nhã, phải nhảy xuống sông tự tử. Đó là bi kịch của thân phận con người khi đến cực điểm. Tình huống này rất cảm động và đặc trưng cho nỗi đau đớn của những đứa trẻ bị cô đơn trên thế giới vì một lý do nào đó, “không có bố”.
Xi-mông đang đứng giữa bãi cỏ xanh mướt, gần đó có một chú nhái xanh đang ở cạnh dòng sông đầy thơ mộng. Trời nắng ấm, ánh nắng chiếu sáng xuống cỏ làm cho không khí trở nên dịu mát và ấm áp. Dòng sông lấp lánh như một tấm gương, phản chiếu lại bầu trời trong xanh. Cảnh sắc này đẹp như một chiếc nôi êm ái, xoa dịu nỗi đau khổ cô đơn của Xi-mông. Em nhìn xuống dòng sông, ao ước được nằm ngủ trên bãi cỏ và tận hưởng ánh nắng ấm. Con nhái xanh nhìn thẳng vào mắt Xi-mông, bộ lông có màu sắc rực rỡ và đôi mắt có vẻ như đang truyền đạt tình cảm. Nó có lẽ đã níu giữ chân em trước tử thần. Dù đang sống trong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, nỗi đau khổ về thân phận cô đơn vẫn đeo bám Xi-mông mãi mãi.
Hình ảnh Xi-mông được miêu tả trong tình trạng người rung lên, quỳ gối và đọc kinh cầu nguyện giống như trước khi đi ngủ. Em khóc nức nở và chỉ biết khóc, chẳng nhìn thấy gì nữa và bước dần vào tuyệt vọng. Mô-pa-xăng đã miêu tả tâm trạng của Xi-mông bằng tất cả tình cảm thương xót. Bằng cách này, ông muốn chỉ cho mọi người thấy rằng dù thiên nhiên có đẹp đến mức nào, môi trường xung quanh có tuyệt đẹp đến đâu, con người vẫn luôn bất hạnh và khó sống sót khi bị cô đơn và thiếu tình thương, đặc biệt là đối với những đứa trẻ “không có bố”.
Tình huống bất ngờ đã xảy ra, chú thợ rèn “cao lớn, râu tóc đều quăn… nhân hậu” đến gần bên Xi-mông. Chú đã lau khô những giọt nước mắt trên khuôn mặt của em và an ủi em với tình thương của một con người “có phép lạ”: “Thôi nào, nguôi đi nào, cháu bé, rồi đi với chú về nhà mẹ. Người ta sẽ cho cháu… một ông bố”. Câu nói đơn giản đó xoa dịu nỗi đau và cô đơn của bé Xi-mông, cũng như cho mẹ em – chị Blăng-sốt – một hy vọng. Cảnh bé Xi-mông gặp chú thợ rèn bên bờ sông là cảnh rất cảm động. Bé được sống và người ta sẽ tìm cho bé “một người bố”. Cuộc đối thoại giữa chú thợ rèn và bé Xi-mông đậm chất nhân đạo. Nước mắt dần khô trên khuôn mặt bé, và chú thợ rèn đã dắt tay bé đưa về gặp mẹ.
Tác giả đã khắc họa rõ ràng tính cách của bé Xi-mông khi em gặp lại mẹ. Em hỏi chú thợ rèn: “Chú có muốn làm bố cháu không?”. Khi chú thợ rèn ôm lấy em, hôn lên má em và nói: “Có chứ, chú có muốn” thì tâm hồn em đã “thoải mái hoàn toàn” và em đã khắc tên Phi-líp vào trái tim mình, với niềm tự hào “có bố”. Câu nói của Xi-mông giống như một lời hứa hẹn: “Chú Phi-líp, chú là bố con đấy nhé”. Có bố là niềm hạnh phúc của mỗi đứa trẻ trên thế giới. Có bố là có nơi nương tựa. “Con có cha như nhà có nóc” (tục ngữ), có bố là có quyền làm người, tuổi thơ mới thực sự được sống hạnh phúc. Xi-mông tự hào tuyên bố với bạn bè của mình “như ném một hòn đá”: “Bố tao đấy, bố tao là Phi-líp”. Em cảm thấy mình đã trưởng thành hơn vì đã có b. Đó là niềm vui và hạnh phúc của tuổi thơ.
Người đọc không khỏi xúc động sau khi đọc xong truyện ngắn “Bố của Xi-mông”. Mô-pa-xăng đã trải qua biết bao nhiêu khổ đau trong cuộc đời mồ côi từ khi mới mười tuổi, cho nên ông rất đồng cảm và san sẻ với cảnh ngộ của bé Xi-mông và chị Blăng-sốt. Tác giả đã dùng bút pháp tinh tế lấy cảnh tả tình, nghệ thuật đối thoại kết hợp với tình huống chú thợ rèn gặp bé Xi-mông ở bờ sông, chú thợ rèn gặp chị Blăng-sốt, tạo nên một không khí đầy tình người. “Không có bố thì đau khổ”, “Có bố thì hạnh phúc”, như một chân lý giản đơn nhưng giàu tình cảm. Bé Xi-mông rất đáng thương và đáng yêu!
Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông – Mẫu 10
Với hàng chục tiểu thuyết, khoảng 300 truyện ngắn, tên tuổi Mô-pa-xăng, nhà văn vĩ đại Pháp cuối thế kỷ XIX trở thành bất tử. Cuộc đời nhà văn là những trang buồn. Có lẽ vì thế nên ông mới viết về thân phận con người với nhiều cảm thương thân thiết thế?
Truyện ngắn Bố của Xi-mông kể về nỗi tủi nhục của một em bé “không có bố” với bao tình yêu thương, chứa chan tinh thần nhân đạo. Bé Xi-mông và mẹ em – chị Blăng-sốt, thật đáng thương; cuộc đời hai mẹ con để lại trong lòng độc giả nhiều thương cảm.
Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Mẹ em là “một cô gái đẹp nhất vùng” đã bị lầm lỡ tình yêu… Hai mẹ con sống âm thầm trong một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. Người đàn bà này tên là Blăng-sốt, “cao lớn, xanh xao”, phải lao động cực nhọc để nuôi con trước cái nhìn ghẻ lạnh của người đời.
Tuổi thơ của Xi-mông là những chuỗi ngày cô đơn trong ngôi nhà nhỏ, lạnh lẽo. Em thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố.
Trường học cũng không phải là cái nôi hạnh phúc của em. Tám tuổi, em mới được đến trường. Lớp học là nơi hội tụ của những đứa trẻ thô lỗ, cục cằn; cái ác cái xấu sớm ngự trị trong tâm hồn chúng. Xi-mông đau khổ, cay đắng bị lũ trẻ hạ lưu dùng những lời “ác độc” nhất, những tiếng cười khả ố nhất, giễu cợt nhất đẩy dồn em đến chân tường. Xi-mông phải tự vệ và đã bị lũ trẻ “quỷ quái” hành hạ suốt ngày này qua ngày khác. Người đọc đã hơn một thế kỷ này không khỏi buồn phiền xót xa khi nghĩ về em Xi-mông bị bạn học cùng lớp làm cho đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn. Bị bọn trẻ “‘xua đuổi”, bị đánh tơi tả, bé Xi-mông đau khổ, bế tắc hoàn toàn. Em phải chết. Em không thể sống trong tủi nhục vì “không có bố”. Dòng sông, nơi em sẽ đến tự tử có thể xoa dịu nỗi đau khổ và cô đơn của em? Một đứa bé 8 tuổi cảm thấy không thể sống trong nỗi đau khổ, nỗi nhục, phải nhảy xuống sông tự tử, thì bi kịch về thân phận con người đã lên đến cực điểm. Tình tiết này rất cảm động và điển hình cho nỗi đau khổ cô đơn của những em bé trên cõi đời vì một lý do nào đó mà “không có bố”.
Xi-mông với bãi cỏ xanh, với chú nhái cạnh dòng sông được miêu tả đầy chất thơ. Thiên nhiên rất đẹp. Trời ấm. Ánh nắng êm đềm sưởi nóng cỏ. Nước lấp lánh như gương. Bãi cỏ xanh như chiếc nôi xoa dịu nỗi đau khổ cô đơn của em. Xi-mông ngắm dòng sông, em rất thèm được nằm ngủ trên bãi cỏ dưới nắng ấm. Con nhái màu xanh “dương tròn con mắt có vành vàng” hình như đã níu giữ chân em trước tử thần? Xi-mông được sống hồn nhiên trước cảnh sắc thiên nhiên. Nhưng nỗi đau về thân phận quá lớn. Đây là hình ảnh Xi-mông: “Người em rung lên, em quỳ xuống và em đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ”. Em khóc nức nở. Em “chỉ khóc mà thôi”. Em chẳng nhìn thấy gì nữa. Em đi dần đến tuyệt vọng. Mô-pa-xăng đã miêu tả tâm lý bé Xi-mông với tất cả tình thương xót. Ông chỉ cho mọi người thấy rằng, dù thiên nhiên có đẹp đến đâu, ngoại cảnh có đẹp đến đâu, con người vẫn bất hạnh, khó sống nổi trong cảnh ngộ cô đơn và thiếu tình thương, nhất là những đứa bé “không có bố”.
Một tình huống bất ngờ đã xảy đến. Chú thợ rèn “cao lớn, râu tóc đều xoăn… nhân hậu” đã đến với Xi-mông. Chú đã “lau khô” đôi mắt đẫm lệ của em. Chú đã an ủi em với tình thương của một con người “có phép lạ”: “Thôi nào, nguôi đi nào, cháu bé, rồi đi với chú về nhà mẹ. Người ta sẽ cho cháu… một ông bố”. Một câu nói giản dị sẽ xoa dịu nỗi buồn nỗi cô đơn cho bé Xi-mông, và cả cho mẹ em – chị Blăng-sốt.
Cảnh bé Xi-mông bất ngờ gặp chú thợ rèn bên bờ sông là cảnh rất cảm động. Em bé thơ ngây được sống, và người ta sẽ cho em “một ông bố”. Đoạn đối thoại giữa chú thợ rèn và bé Xi-mông thấm đẫm tình cảm nhân đạo. Nước mắt khô dần trên má em; em đã được chú thợ rèn dắt tay đưa về với mẹ.
Tính cách bé Xi-mông được khắc họa đậm nét khi em gặp lại mẹ. Em hỏi chú thợ rèn: “Chú có muốn làm bố cháu không?”. Khi được chú thợ rèn nhấc bổng lên, hôn vào má em và nói: “ Có chứ, chú có muốn” thì tâm hồn em “hoàn toàn khuây khỏa” và em đã khắc cái tên Phi-líp vào lòng, với niềm tự hào “có bố”. Câu nói của Xi-mông như một lời nguyền hẹn ước: “Chú Phi-líp, chú là bố cháu đấy nhé”. Có bố, đó là niềm hạnh phúc của mỗi em bé trên cõi đời. Có bố là có nơi nương tựa. “Con có cha như nhà có nóc” (Tục ngữ). Có bố tức là có quyền làm người. Có bố, tuổi thơ mới thực sự được sống hạnh phúc. Xi-mông đã hãnh diện tuyên bố với lũ bạn “như ném một hòn đá”:
“Bố tao đấy, bố tao là Phi-líp”. Em đã có bố. Em cảm thấy mình đã lớn lên! Đó là niềm vui và hạnh phúc tuổi thơ!
Đọc truyện Bố của Xi-mông, ai mà không xúc động? Mô-pa-xăng đã từng nếm bao cay đắng về thân phận mồ côi từ độ lên mười, nên ông đã dành cho bé Xi-mông và chị Blăng-sốt bao cảm thông về tình thương san sẻ. Tình cảm nhân đạo dào dạt trang văn của ông. Cái hay của đoạn văn là ở bút pháp tinh tế lấy cảnh để tả tình, là ở nghệ thuật đối thoại, là ở tình huống chú thợ rèn gặp bé Xi-mông ở bờ sống, chú thợ rèn gặp chị Blăng-sốt. “Không có bố thì đau khổ” “Có bố thì hạnh phúc”. Như một chân lý giản dị, giàu nhân bản. Bé Xi-mông thật đáng thương và đáng yêu!
Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông – Mẫu 11
Những trang viết tuy chỉ là phần đẩu của một truyện ngắn đã vô cùng sinh động và cảm động. Ở đó có sự sinh động của cuộc sống – cuộc sống diễn ra y như thật, tươi tắn, hồn nhiên. Còn cảm động vì nó thấm thía tình người, những đau khổ và ước mơ, những yêu thương và sẻ chia, đùm bọc. Tuy nhiên, đấy chỉ là một cái nhìn bao trùm tổng thể. Muốn phân tích nó, không có một cách nào khác hơn, với một tác phẩm tự sự là đi vào nhân vật và nhất là mối quan hệ giữa các nhân vật ấy với nhau. Đây là yếu tố tạo nên tính cách và hình thành mạch văn, cốt truyện.
Xi-mông, đứa trẻ không cha là nhân vật trung tâm không chỉ xuất hiện thường trực với tần số cao mà có tác dụng gắn kết các nhân vật còn lại như đám học trò nghịch ngợm, bác công nhân Phi-líp, người thiếu phụ rơi vào cảnh ngộ đáng thương. Xi-mông là đứa trẻ tự trọng, nhạy cảm, thông minh. Vì tự trọng em thấy việc không có cha của mình là nỗi bất hạnh lớn. Còn vì nhạy cảm và thông minh, Xi-mông bế tắc, không biết chia sẻ cùng ai ngoài việc tìm đến dòng sông để kết thúc cuộc đời bằng cái chết. Tất nhiên, những đặc điểm trên đây chỉ là một tính cách mới được hình thành.
Bởi vậy những ý nghĩ đến với em, nhiều khi chỉ như cơn gió. Vừa khóc lóc xong, rất thèm được ngủ, nhưng bất chợt nhìn thấy một chú nhái màu xanh, Xi-mông đã quên hết mọi chuyện vừa qua, cả cơn thèm ngủ lúc này. Nhu cầu nghịch ngợm trỗi dậy ở em mạnh hơn bao giờ hết. “Em định bắt nó. Nó nhảy thoát. Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần liền”. Ở đó có cả sự xuýt xoa và sung sướng đến bật cười khi tóm được con vật và nhìn nó “cố giãy giụa thoát thân”. Nỗi bất hạnh, cơn thèm ngủ bỗng chốc qua đi không để lại dấu vết. Thậm chí, em còn nhớ rộng ra, liên tưởng miên man đến những thứ đồ chơi “làm bằng những mảnh gỗ hẹp đóng đinh chữ chi”. Và kết thúc, không hiểu vì sao em lại nghĩ tiếp đến nhà mình, đến mẹ.
Nhận được một bàn tay tin cậy của một người đàn ông tin cậy, bác Phi-líp (lúc đầu Xi-mông chưa biết đó là ai), em thấy cần phải giãi bày nỗi niềm cay đắng xót xa với giọng điệu hờn tủi vì oan ức của mình để “người thợ cao lớn, râu tóc đen, quăn” thấu hiểu. Sự tin cậy ấy thật hồn nhiên khi hai bác cháu trở về như một cuộc dạo chơi vui vẻ “người lớn dắt tay đứa bé”, như cha và con chẳng còn một chút gì là ưu tư phiền muộn nữa. Nhu cầu cần có một người cha ở Xi-mông mạnh mẽ đến mức chỉ cần một cái gì đó na ná như thế, hoặc tưởng tượng ra như thế, em đã hạnh phúc lắm rồi. Ảo tưởng của Xi-mông chỉ hoàn toàn biến mất khi em trở về với thực tại, một thực tại tàn nhẫn, phũ phàng qua câu nói và giọng nói của người thợ mới quen với mẹ Xi-mông: “Đây, thưa chị, tôi dắt về trả cho chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông” (Trong trí óc tuy còn non nớt của mình: Xi-mông cảm thấy mình đâu có bị lạc vì quên đường, mà em đang đứng trước một ngã ba không biết rõ con đường tiến thoái).
Nhưng hi vọng ở em không tắt. Để giải thoát cho cảnh ngộ của mình, cũng là của mẹ (vừa hôn con vừa khẽ tuôn rơi nước mắt), một câu hỏi vụt hiện lên như một chiếc phao cứu người chết đuối lúc này là: “Bác có muốn làm bố cháu không?” với bao tha thiết, hồi hộp, lo âu. Thời gian như ngừng lại, như nín thở. Phải đến lúc, bác Phi-líp đồng ý, đồng ý như một giao kèo, một cam đoan đồng thuận, Xi-mông mới thật yên tâm. “Thế nhé! Bác Phi-líp, bác là bố cháu”. Lần đến trường sau đó, Xi-mông đã trở thành một con người khác hẳn, đầy tự tin. Lời em nói với “thằng kia” không phải là câu nói thường tình. Đó là bao nhiêu căm hờn, uất ức bật ra. Xi-mông “quát vào mặt nó những lời này, như ném một hòn đá”, những câu trả lời về bố mình là ai (dù em vì vội quên không hỏi họ của người ấy): “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp”.
Trong ca dao Việt Nam, có một câu hài hước nhằm đả kích những ông thầy bói nói dựa ngày xưa “Số cô có mẹ có cha – Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông”. Nhưng, thực tình, nó đâu phải là vô nghĩa. Bởi trong cuộc đời này còn có bao nhiêu kẻ mồ côi cha hoặc mẹ (thậm chí cả hai). Câu nói hãnh diện của Xi-mông có sức sâu xoáy vào lòng người chính là những khát khao thật giản dị, thật bình thường là được “có mẹ”, “có cha” như mọi người trong thiên hạ mà thôi. Tính nhân văn ở cách nghĩ trên đây còn là ước mơ của loài người mãi mãi.
Bác thợ Phi-líp là điểm tựa cho câu chuyện thương tâm mà thật ấm áp tình người. Hình như, trên một phương diện nào đó, con người bình thường, vô danh này là lương tâm của nhân loại. Cuộc gặp gỡ giữa bác với Xi-mông vừa ngẫu nhiên vừa là tất nhiên, quy luật thương người như thương mình. Câu hỏi đầu tiên với đứa bé đầy tâm sự (ngồi bên dòng sông, ngồi bên cái chết) âu yếm biết bao: “Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi?”. Nhu cầu được chia sẻ, được gánh chịu, được bảo vệ đối với bác Phi-líp gần giống với một bản năng. Đó là một con người – đúng nghĩa – ở thái độ không thể thờ ơ, lạnh nhạt, quay lưng với nỗi khổ của con người, dù con người ấy chỉ là một sinh linh bé nhỏ, và cũng vô danh như bác. Cái cách hành động của bác lúc đầu là một cách nghĩ rất đỗi ngây thơ, cốt chỉ là để an ủi và khích lộ đứa trẻ đứng lên: “Thôi nào… đừng buồn nữa, cháu ơi”, “Người ta sẽ cho cháu…. một ông bố”. Nhưng khi đến nhà của mẹ con Xi-mông rồi, nụ cười hồn nhiên và bao dung vì sao vụt tắt? Làm sao có thể bỡn cợt được với một “cô gái cao lớn, xanh xao đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình”. Đó là một giới hạn mà con người giàu tướng tượng nhất cũng không thể vượt qua. Bác Phi-líp cảm thấy mình không được phép bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà ấy. Người đàn ông từng trải đã phải bối rối như một đứa trẻ thơ, dại dột một cách thật thà trước một vấn đề quá phức tạp mà anh ta đang gặp phải và không biết xử lý ra sao. Chỉ tới khi có được một cơ hội, ấy là câu nói thơ ngây (không hàm ý sâu xa nào) của đứa trẻ, bác mới vừa trả lời được Xi-mông vừa giải thoát được chính mình. “Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em, rồi sải từng bước dài, bỏ đi rất nhanh”. Sau này, con người có tấm lòng nhân hậu ấy còn chia sẻ với Xi-mông, đùm bọc và che chở cho Xi-mông đúng như một người cha tốt.
Về nghệ thuật của đoạn văn, nên dựa vào tiêu chí nào để đánh giá? Có thể xem nó là một tác phẩm tự sự thông thường, nhưng có lẽ, đúng hơn cần xác định: đây là truyện thiếu nhi. Viết về trẻ em và nói bằng giọng điệu trẻ em – cách nhìn và nghĩ ngây thơ nhất của loài người, ấy là đặc điểm bao trùm của nó. Về phương diện này, ta nên nghĩ đến Thời thơ ấu của Goóc-ki, những tác phẩm tự truyện của Nguyên Hồng,… Bố của Xi-mông dựa trên một cái mặt bằng như thế. Theo định hướng này, Xi-mông đúng là một nhân vật trung tâm. Người mẹ đáng thương Blăng-sốt là ngôi nhà của em, còn bác Phi-líp là bầu trời của em, ngôi nhà thì quen thuộc, thân yêu, còn bầu trời là cả một không gian mênh mông hi vọng. Tâm tình – nghĩa là bao nhiêu cay đắng, buồn vui, mơ ước, cả một thế giới tâm trạng về số phận con người – quy tụ vào những cảm nghĩ trẻ thơ. Những cảm nghĩ ấy trong sáng như bầu trời mà bất hạnh chỉ giống như một thứ mưa bóng mây. Đứa con không có cha không phải là một định mệnh nghiệt ngã suốt đời, rồi một lúc nào đó, nó không là một ám ảnh. Nhưng hình tượng nhân vật bé bỏng mà ta vừa nói trên đây là từ con mắt của người lớn nhìn vào. Do vậy, mà có sự tiết chế và chọn lọc để vừa khắc hoạ một tính cách trẻ thơ vừa phát hiện được ở chiều sâu những quy luật khách quan của cuộc sống. Lời văn dung dị, hồn nhiên như không được đẽo gọt đi thẳng vào khả năng cảm nhận trực tiếp của người đọc, để với người đọc sẽ hình thành một loại văn bản thứ hai từ những liên tưởng, rung động về cuộc sống mà chính bản thân mình trải nghiệm. Một tác phẩm hay cũng như cuộc chạy tiếp sức: người viết và người đọc cứ nối tiếp nhau đi trên một con đường không biết đâu là điểm giới hạn cuối cùng.
Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông – Mẫu 12
Mông-pa-xăng là một nhà văn nổi tiếng của nước Pháp. Ông để lại số lượng tác phẩm khá đồ sộ khoảng hơn 300 truyện ngắn. Trong đó, mỗi tác phẩm của ông đều chứa đựng tinh thần nhân văn cao cả, thể hiện sự đồng cảm của tác giả với những con người bất hạnh, thiếu hụt tình cảm vật chất trong cuộc sống.
Tác phẩm “Bố của Xi-mông” kể về câu chuyện bất hạnh, tủi nhục của một em bé thiếu thốn tình cảm của một người cha, sinh ra không có bố, bị bạn bè trêu chọc, mọi người xa lánh mẹ con em.
Mẹ của bé Xi-mông chính là nhân vật Blang là một người phụ nữ đáng thương. Chị có một tình yêu với một người đàn ông đã có vợ, nhưng khi chị mang thai và sinh Xi-mông thì người đàn ông đó hoàn toàn bỏ mặc hai mẹ con, khiến cho chị phải mang sự nhục nhã, dè bỉu của thiên hạ mà sống.
Chị phải làm rất nhiều việc nặng nhọc, làm nhiều nghề khác nhau để nuôi Xi-mông khôn lớn, lo cho con tới trường, khiến cho người đọc vô cùng thương cảm.
Tuổi thơ của cậu bé Xi-mông là chuỗi những ngày tháng vô cùng đơn độc, cô đơn lạnh lẽo trong ngôi nhà nhỏ thiếu tình thương của người đời, chỉ có hai mẹ con em nương tựa vào nhau mà sống.
Đáng ra trường học chính là nơi Xi-mông được hưởng trọn niềm vui của tuổi thơ, bởi nơi đó có bạn bè thầy cô yêu thương em. Nhưng chính trường học của Xi-mông lại chính là địa ngục của cậu bé, là nơi mà Xi-mông chịu sự sỉ nhục, trêu chọc đánh đập của bạn bè. Là nơi độc ác nhất bởi em thường xuyên phải nghe những lời chửi bới, những lời chế giễu của những cậu bé ngỗ ngược, về việc Xi-mông không có bố.
Bọn trẻ độc ác đó, cũng như xã hội lúc đó đã thể hiện một cái nhìn thiếu đồng cảm, thiếu nhân văn với những thân phận như Xi-mông và mẹ của em. Chúng thường hành hạ em, xé áo em, rồi hất nước bẩn vào người em.
Một lần Xi-mông tới trường, em lại bị bọn trẻ độc ác đó trêu chọc, xé rách áo của em, rồi sỉ nhục em bằng những lời nói vô cùng tàn nhẫn độc ác, khiến Xi-mông cảm thấy cuộc đời của mình thật bế tắc. Em tìm ra bờ cỏ ven sông, một nơi ít người qua lại định tìm tới cái chết, để thoát khỏi cuộc sống này.
Cậu bé Xi-mông đã khóc rất nhiều, một chú bé chỉ mới tám tuổi nhưng em đã phải chịu đựng nhiều sự đau khổ, tủi nhục trong cuộc sống này, khiến cho em không còn lối thoát em muốn tìm tới cái chết đã giải thoát chính mình. Suy nghĩ của cậu bé Xi-mông khiến người đọc vô cùng lo lắng, và cảm thương cho số phận của em.
Cậu bé Xi-mông đến với bãi cỏ xanh mượt bên cạnh một bờ sông, một bãi cỏ lãng mạn, thơ mộng, nhưng với cậu bé Xi-mông lúc này chẳng có gì làm em thấy tươi đẹp. Trong tâm trạng u ám đen tối của em thì chỉ có cái chết mới giúp em thoát khỏi sự cô đơn đang đeo bám mình.
Trong lúc cậu bé Xi-mông khốn khổ đang khóc định tìm tới cái chết, thì một tình huống bất ngờ đã xảy ra, đó chính là sự xuất hiện của một vị thần. Dù đó không phải là vị thần, mà chỉ là một người thợ rèn tên là Phi-líp nhưng với cậu bé Xi-mông thì chú Phi-líp chính là vị thần cứu vớt đời em ra khỏi sự cô đơn đen tối.
Chú Phi-líp nhìn thấy em khóc đã lại gần lau nước mắt cho em, rồi lắng nghe tâm sự của em. Cậu bé Xi-mông đã kể hết cho Phi- lip nghe về việc ở trường, về mẹ của em cô Blang khốn khổ đang bị ốm, về việc em không có bố nên mọi người không yêu thương em.
Chú Phi-líp đã nói rằng anh muốn làm bố của chú bé. Chú bé Xi-mông ngây thơ vô cùng mừng rỡ. Đoạn đối thoại giữa Xi-mông và chú thợ rèn Phi-líp khiến người đọc vô cùng xúc động. Rồi sau đó, Xi-mông hãnh diện dắt tay chú Phi-líp về nhà với mẹ.
Rồi hôm sau, Xi-mông cùng người bố của mình cùng nhau tới trường học. Em hãnh diện nói với bạn bè, những kẻ hay trêu chọc bắt nạt em rằng “Đây là bố của tao, tao có bố rồi nhé
Cuối cùng tác giả Mô-pa-xăng đã vô cùng nhân đạo khi cho cậu bé Xi-mông một người bé giúp em cảm thấy mình trưởng thành hơn, em hạnh phúc với tuổi thơ của mình. Việc Xi-mông có một người bố khiến cuộc sống của em sang một trang mới, em có thể được sống đúng như một con người không bị bạn bè dè bỉu, chọc ghẹo, em có thể hòa nhập với cuộc sống bình thường, không còn sự cô đơn, ghẻ lạnh.
Tác phẩm “Bố của Xi-mông” người đọc vô cùng xúc động, nghẹn ngào bởi những cay đắng mà hai mẹ con của Xi-mông đã phải gánh chịu, nếm trải trong cuộc sống. Những tủi nhục mà xã hội cũ đã gieo xuống tâm hồn trẻ thơ của một đứa trẻ thật là tàn nhẫn.
Trong từng trang viết của mình tác giả đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của mình. Thể hiện sự đồng cảm của tác giả với những mảnh đời bất hạnh thiếu thốn tình cảm trong cuộc sống.
Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông – Mẫu 13
Guy-đơ Mô-pa-xăng (1850 – 1893) là một nhà văn Pháp nổi tiếng toàn cầu. Dù chỉ sống được hơn bốn mươi năm, nhưng ông đã để lại một khối lượng tác phẩm lớn bao gồm một số tiểu thuyết như “Một cuộc đời” (1883), “Ông bạn đẹp” (1885) và hơn ba trăm truyện ngắn khác. Nội dung các tác phẩm của ông phản ánh chân thực tình hình xã hội Pháp trong nửa cuối thế kỉ XIX.
Trong truyện ngắn “Bố của Xi-mông”, chị Blăng-sốt bị một người đàn ông lừa dối và sinh ra Xi-mông. Khi Xi-mông đi học, em bị đám học trò chế giễu vì không có bố. Em đã rất buồn và tủi thân, quyết định đến bờ sông để tự tử. May mắn thay, em gặp bác Phi-líp, người đã đưa em về nhà với mẹ. Em yêu cầu bác Phi-líp trở thành bố của mình và bác đã đồng ý. Tuy nhiên, bọn trẻ vẫn trêu chọc em vì bác Phi-líp không phải là chồng của mẹ Xi-mông, vậy làm sao lại là bố của Xi-mông được? Phần tiếp theo của đoạn trích này, tác giả kể tiếp rằng vì yêu thương Xi-mông, bác Phi-líp đã cầu hôn chị Blăng-sốt. Và từ đó, Xi-mông có một người bố thật sự và một chỗ dựa vững chắc trong cuộc sống.
Nhà văn đã mô tả cực kỳ chi tiết và sinh động diễn biến tâm trạng của ba nhân vật Xi-mông, Blăng-sốt và Phi-líp. Từ đó, ông nhẹ nhàng nhắc nhở chúng ta về tình bạn, tình thương yêu con người cùng với lòng cảm thông và chia sẻ trước những nỗi đau và sai lầm của người khác. Trong đoạn trích này, có ba nhân vật chính bao gồm cậu bé Xi-mông, mẹ của em – chị Blăng-sốt và bác thợ rèn Phi-líp. Ngoài ra, còn có những nhân vật phụ như các bạn của Xi-mông và thầy giáo.
Khi mới sinh ra, Xi-mông đã phải trải qua những khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, khi lớn lên, tâm trạng của cậu bé mới thực sự chịu ảnh hưởng từ nỗi đau không có cha. Trong đoạn trích này không có đoạn miêu tả nào về ngoại hình của Xi-mông, nhưng ở một đoạn khác trong truyện, cậu bé được miêu tả đang ở độ tuổi bảy hoặc tám tuổi, vẻ ngoài hơi xanh xao, rất sạch sẽ, nhút nhát và hơi vụng về. Tính cách và hoàn cảnh sống của một đứa trẻ thiếu cha được phần nào phản ánh qua vẻ ngoài ấy của Xi-mông.
Xi-mông là một đứa trẻ vô cùng bất hạnh, nỗi đau không có bố luôn âm ỉ trong trái tim bé nhỏ của em. Nỗi đau ấy thể hiện rõ qua suy nghĩ và hành động của Xi-mông. Em bỏ nhà đến bên bờ sông và có ý định nhảy xuống nước để cho chết đuối vì nỗi bất hạnh không có bố khiến em không muốn sống nữa. Tuy nhiên, cảnh vật thiên nhiên xung quanh đẹp đẽ đã khiến em nghĩ về nhà, về mẹ và không dám làm điều ngu ngốc ấy nữa.
Sau khi khóc để giải tỏa nỗi tủi hờn, Xi-mông quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như thói quen trước khi đi ngủ, nhưng cơn nức nở không nguôi lại kéo đến, làm em bị choáng ngợp. Em không nghĩ ngợi được gì nữa, chỉ biết khóc mãi thôi. Trong lúc đó, Xi-mông gặp bác Phi-líp và khi bác hỏi thăm, em không trả lời được, mắt đẫm lệ. Cuối cùng, em lẩm bẩm giọng nghẹn ngào: “Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu… không có bố… không có bố”.
Khi bác Phi-líp dẫn Xi-mông về nhà, vừa nhìn thấy mẹ, cậu bé vừa mừng, vừa tủi nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, òa khóc nức nở: “Không, mẹ ơi, con muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con… đánh con… tại con không có bố”. Mẹ của Xi-mông vốn là một cô gái đơn giản, thật thà và dễ tin người, từng là một trong những cô gái đẹp nhất vùng nhưng bị lừa dối và khiến cho con trai mình không có bố. Bản chất của cô phần nào thể hiện qua hình ảnh ngôi nhà nhỏ, trắng tinh khôi và vô cùng sạch sẽ, cho thấy rằng cô sống khá nề nếp dù trong hoàn cảnh khó khăn.
Khi vừa thấy chị, nụ cười của bác công nhân bỗng dưng tắt vì ông hiểu rằng không thể bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao đứng nghiêm trang trước cửa nhà như muốn ngăn cản đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối. Khi nghe con kể về việc bị bạn bè đánh vì không có bố, chị Blăng-sốt đỏ bừng và tê tái đến tận xương tủy, ôm con hôn lấy hôn để trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi. Khi nghe con hỏi bác Phi-lip liệu ông có muốn trở thành bố mình hay không, chị hổ thẹn, lặng lẽ và quằn quại, dựa vào tường và hai tay ôm ngực.
Trong truyện, nhân vật bác Phi-lip là một thợ rèn cao to, râu rậm, tóc đen và quăn với nét mặt nhân từ. Ngay từ lần đầu gặp Xi-mông, bác đã dành tình thương cho cậu bé. Bác đã mang đến cho em niềm hạnh phúc và bất ngờ to lớn. Bác gặp Xi-mông lúc em đang trong tình trạng tuyệt vọng, muốn nhảy xuống sông. Bác đã đưa ra lời khẳng định rằng muốn trở thành bố của em, mang lại cho em hy vọng và an ủi. Bác Phi-lip là người đã cứu Xi-mông khỏi bờ vực tử thần. Tuy nhiên, cuộc sống học tập của Xi-mông vẫn chưa được yên ổn. Những đứa trẻ khác vẫn gây ra nhiều đau khổ cho em vì Phi-lip không phải là cha ruột của Xi-mông, tức là không phải là chồng của mẹ em.
Trong phần tiếp theo, tác giả kể về việc bác Phi-lip vì yêu thương cậu bé Xi-mông nên đã ngỏ lời cầu hôn chị Blăng-sốt để trở thành người bố thật sự của em. Bác đã đến nhà chị và hy vọng được chị đồng ý với ý định của mình. Từ đó, Xi-mông không còn bị bọn trẻ khác bắt nạt nữa. Bác thợ rèn nhân hậu đã giúp đỡ Xi-mông thoát khỏi nỗi đau và mang lại niềm hạnh phúc, niềm tự hào cho cậu bé. Hành động của bác Phi-lip là một hành động cao đẹp và nhân văn.
Hành động của bác Phi-lip không chỉ mang đến niềm vui cho cậu bé Xi-mông mà còn mang lại hạnh phúc cho chị Blăng-sốt, mẹ của Xi-mông. Khi yêu cầu được trở thành người bố thật sự của Xi-mông, bác Phi-lip đã thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao đối với chị Blăng-sốt. Chỉ qua vài lần trò chuyện ngắn ngủi, bác đã nhận ra những phẩm chất tốt đẹp của chị. Mặc dù đã mắc sai lầm và gây ra đau buồn cho cả hai mẹ con, nhưng chị không đáng bị chỉ trích vì tính cách của chị không phải là phóng túng hay lẳng lơ. Bác đã thừa nhận rằng chị là một người phụ nữ tốt bụng, can đảm và nề nếp.
Bằng sự nỗ lực không ngừng, bác Phi-lip đã đem tới niềm hạnh phúc cho Xi-mông và cả chị Blăng-sốt. Tuy nhiên, bác đã phải đối mặt với những thành kiến cổ lỗ của xã hội. May mắn thay, bác đã nhận được sự ủng hộ và khuyến khích từ những người thợ rèn tốt bụng để đánh bại những giới hạn nhỏ bé về giá trị của phụ nữ. Bác Phi-lip đã trở thành biểu tượng của công bằng và lòng nhân ái. Hành động của bác đã đem lại cho chị Blăng-sốt một cơ hội trở thành người vợ xứng đáng với một người đàn ông tốt. Hơn thế, bác còn khẳng định giá trị nhân cách của chị. Đó là một niềm hạnh phúc to lớn và bất ngờ đối với Blăng-sốt.
Hành động nhân ái của bác thợ rèn Phi-líp đã giúp cho câu chuyện có một cái kết đẹp. Bác đã đem đến hạnh phúc cho những người đang trong đau khổ và khơi dậy lòng tin của người đọc vào con người và cuộc sống. Đó cũng chính là mục đích cao cả mà nhà văn Mô-pa-xăng muốn truyền tải qua tác phẩm này.
Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông – Mẫu 14
Guy đơ Mô-pa-xăng (1850 – 1893) là nhà văn Pháp nổi tiếng thế giới. Tuy chỉ sống đến hơn bốn mươi tuổi nhưng ông đã sáng tác một khối lượng tác phẩm lớn gồm một số tiểu thuyết như Một cuộc đời (1883), Ông bạn đẹp (1885) và hơn ba trăm truyện ngắn. Các tác phẩm của ông phản ánh chân thực tình hình xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
Bài văn Bố của Xi-mông trích từ truyện ngắn cùng tên. Nội dung kể về chị Blăng-sốt bị một gã đàn ông lừa dối, sinh ra bé Xi-mông. Khi Xi-mông đi học, em bị đám học trò chế giễu là đứa con hoang không có bố. Xi-mông buồn tủi, lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết cho xong. Rất may, em gặp bác Phi-líp. Bác dẫn em về nhà với mẹ. Em muốn bác Phi-líp là bố và bác đã nhận lời. Nhưng bọn trẻ vẫn trêu chọc vì bác Phi-líp không phải là chồng của mẹ Xi-mông thì làm sao là bố của Xi-mông được?! Sau đoạn trích này, tác giả kể rằng vì thương Xi-mông mà bác Phi-líp đã cầu hôn với cô Blăng-sốt. Từ đó, Xi-mông có một người bố thật sự, chỗ dựa vững chắc của em trong cuộc đời.
Nhà văn Guy đơ Mô-pa-xăng đã thể hiện rất sinh động diễn biến tâm trạng của ba nhân vật Xi-mông, Blăng-sốt, Phi-líp. Qua đó, ông kín đáo nhắc nhở chúng ta về tình yêu thương bạn bè, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, biết thông cảm và chia sẻ trước những nỗi bất hạnh hoặc lầm lỡ của người khác.
Bài văn chia làm 4 phần:
Phân một: Từ đầu đến… mà chỉ khóc hoài: Nỗi buồn tủi và tuyệt vọng của cậu bé Xi-mông.
Phần hai: Từ Bỗng một bàn tay… đến… một ông bố: Xi-mông gặp bác Phi-líp.
Phần ba: Từ Hai bác cháu… đến… đi rất nhanh: Bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà.
Phần bốn: Còn lại: Ngày hôm sau ở trường.
Trong đoạn trích này có ba nhân vật chính là cậu bé Xi-mông, mẹ em là chị Blăng-sốt và bác thợ rèn Phi-líp. Ngoài ra còn có những nhân vật phụ là các bạn của Xi-mông và thầy giáo. Chúng ta sẽ phân tích nội dung bài văn theo từng nhân vật chính.
Khi cất tiếng khóc chào đời, bé Xi-mông đã phải sống trong cảnh khổ sở, thiếu thốn về cả vật chất lẫn tinh thần nhưng lớn lên, nỗi đau không có bố mới thực sự dằn vặt cậu bé.
Trong bài này không có chi tiết nào nói hình dáng của Xi-mông, nhưng ở một đoạn khác của truyện, tác giả cho biết: Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại. Vẻ ngoài ấy phần nào thể hiện hoàn cảnh sống và tính cách của một đứa trẻ không có bố, thường bị bạn bè trêu chọc.
Xi-mông là đứa trẻ bất hạnh, nỗi đau không có bố lúc nào cũng day dứt làm cho trái tim nhỏ bé của em rớm máu.
Nỗi đau đớn, tủi nhục thể hiện qua ý nghĩ và hành động của Xi-mông. Em bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì nỗi bất hạnh không có bố khiến em không thiết sống nữa. May mà cảnh vật thiên nhiên đẹp đẽ xung quanh khiến em nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ nên không dám làm điều dại dột. Xi-mông khóc cho vơi bớt nỗi tủi hờn: Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được vì những cơn nức nở lại kéo đèn, dồn dập, xốn xang choáng ngợp lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài.
Xi-mông đang trong tâm trạng chới với thì gặp bác Phi-líp. Nghe bác hỏi, em thổn thức không nói nên lời: Em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào: Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu… không có bố… không có bố.
Bác Phi-líp dẫn em về nhà. Gặp mẹ, em vừa mừng, vừa tủi: Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại òa khóc và bảo: Không, mẹ ơi, con muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con… đánh con… tại con không có bố.
Blăng-sốt, mẹ của Xi-mông vốn là một cô gái nhẹ dạ, cả tin nên đã bị phụ tình, khiến cho con trai mình không có bố. Thực ra, chị là người thật thà và từng là một trong những cô gái đẹp nhất vùng.
Bản chất của chị thể hiện phần nào qua hình ảnh ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ. Điều đó nói lên rằng chị tuy nghèo nhưng sống khá nề nếp.
Nhìn thấy chị, bác công nhân bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối.
Nghe con kể là bị các bạn đánh vì không có bố, đôi má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái đến tận xương tuỷ, chị ôm con hôn lấy hôn để trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi. Khi nghe con hỏi Phi-líp: Bác có muốn làm bố cháu không? thì chị Blăng-sốt hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường hai tay ôm ngực.
Bác Phi-líp là một người thợ rèn cao lớn, rậm râu, tóc đen và quăn, vẻ mặt nhân hậu. Ngay từ lúc mới gặp Xi-mông, bác đã rất thương em. Bác đã đem đến cho cậu bé niềm hạnh phúc to lớn và bất ngờ. Bác gặp Xi-mông đúng lúc em đang tuyệt vọng, định nhảy xuống sông. Bác Phi-líp đã đem lại cho em niềm hi vọng bằng một câu khẳng định là muốn trở thành bố của em. Điều đó an ủi Xi-mông rất nhiều. Bác Phi-líp tốt bụng đã cứu Xi-mông ra khỏi tay thần chết.
Nhưng Xi-mông vẫn chưa được yên ổn học hành. Bọn trẻ vẫn tiếp tục làm cho em đau khổ vì “bố Phi-líp của em không phải là bố hẳn hoi, tức là không phải chồng của mẹ em.
Ở đoạn tiếp theo, tác giả kể là bác Phi-líp vì thương cậu bé Xi-mông nên đã ngỏ lời cầu hôn với chị Blăng-sốt.
Bác Phi-líp đến nhà chị Blăng-sốt, mong chị chấp thuận để bác trở thành ông bố hẳn hoi của Xi-mông. Từ đó, bé Xi-mông không bị đứa trẻ nào bắt nạt nữa. Bác thợ rèn nhân hậu đã giải thoát Xi-mông khỏi sự tủi thân đem lại niềm vui sướng và tự hào cho cậu bé. Hành động của bác Phi-líp là một việc làm nhân đạo cao cả.
Không chỉ đem lại niềm vui cho bé Xi-mông, bác Phi-líp còn mang lại hạnh phúc cho chị Blăng-sốt, mẹ của Xi-mông. Trong lời yêu cầu được làm một người bố hẳn hoi của Xi-mông, bác Phi-líp đã thể hiện thái độ trân trọng đối với chị Blăng-sốt. Chỉ qua những cuộc chuyện trò ngắn ngủi, bác Phi-líp đã nhận ra những phẩm chất tốt đẹp của chị. Tuy rằng chị đã một lần lầm lỡ, dẫn đến hậu quả là cả hai mẹ con đều phải chịu đau buồn, nhưng chị chỉ đáng thương mà không đáng trách, vì bản tính chị không phải là người phóng túng, lẳng lơ. Bác thừa nhận chị là một phụ nữ tốt bụng, can đảm và nề nếp.
Để có thể đem lại hạnh phúc cho hai mẹ con cậu bé Xi-mông, bác Phi-líp đã phải cố gắng rất nhiều để vượt qua những thành kiến cổ lỗ của người đời. Bác Phi-líp nhận thêm sự ủng hộ, cổ vũ nhiệt tình từ những người thợ rèn tốt bụng để có thêm sức mạnh chống lại những quan niệm hẹp hòi về giá trị của người phụ nữ. Bác đã trở thành đại diện của sự công bằng và lòng nhân ái. Bác Phi-líp đã đem lại cho chị Blăng-sốt cơ hội làm một người vợ xứng đáng của một người đàn ông tử tế. Hơn thế, bác đã khẳng định giá trị nhân cách của chị. Đó là một hạnh phúc bất ngờ và to lớn đối với Blăng-sốt.
Hành động đầy tình nhân ái của bác thợ rèn Phi-líp khiến cho câu chuyện kết thúc có hậu. Bác đã làm cho những người đau khổ được hạnh phúc và đem lại cho người đọc lòng tin vào con người và cuộc sống. Đó cũng chính là mục đích cao cả mà nhà văn G.Mô-pa-xăng đặt ra trong tác phẩm này.
*****
Trên đây là 14 bài mẫu Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông lớp 9 ngắn gọn hay nhất do thầy cô trường cấp 3 Lê Hồng Phong biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình với điểm số cao nhất.
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo dục