Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 4: Ôn tập chương 1 được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 4
Thành phần của nguyên tử
a) Các hạt cấu tạo nên nguyên tử
Thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm:
– Hạt nhân: ở tâm của nguyên tử, chứa các proton mang điện tích dương và các neutron không mang điện (trừ trường hợp 11HH11).
– Vỏ nguyên tử: chứa các electron mang điện tích âm, chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân.
Bạn đang xem: Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 4: Ôn tập chương 1 – Giải bài tập SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài4
Khối lượng, điện tích của các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử:
Chú ý: Trong nguyên tử, số proton bằng số electron. Nguyên tử trung hòa về điện.
b) Kích thước và khối lượng nguyên tử
Hạt nhân nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ so với nguyên tử
Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân (do khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của proton và neutron).
Nguyên tố hóa học
a) Số khối
Tổng số proton và tổng số neutron (kí hiệu là N) trong hạt nhân của một nguyên tử được gọi là số khối (hay số nucleon), kí hiệu là A.
A = Z + N
b) Kí hiệu nguyên tử
Khi viết kí hiệu nguyên tử, đặt hai chỉ số đặc trưng ở bên trái kí hiệu nguyên tố, trong đó số hiệu nguyên tử Z ở phía dưới và số khối A ở phía trên.
c) Đồng vị
∗ Khái niệm
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (cùng số proton) nhưng có số neutron khác nhau.
∗ Nguyên tử khối trung bình
Nguyên tử khối của một nguyên tố là nguyên tử khối trung bình (kí hiệu ¯¯¯AA¯) của hỗn hợp các đồng vị của nguyên tố đó.
Biểu thức tổng quát tính nguyên tử khối trung bình (¯¯¯AA¯):
¯¯¯A=(X.a)+(Y.b)+…100A¯=(X.a)+(Y.b)+…100
Trong đó, ¯¯¯AA¯ là nguyên tử khối trung bình; X và Y, … lần lượt là nguyên tử khối của các đồng vị X và Y, …; a và b, … lần lượt là % số nguyên tử của các đồng vị X và Y, …
Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử
a) Hình dạng orbital nguyên tử
Các orbital s có dạng hình cầu và orbital p có dạng hình số 8 nổi.
b) Lớp và phân lớp electron
n 1 2 3 4 Lớp electron K L M N Phân lớp 1s 2s, 2p 3s, 3p, 3d 4s, 4p, 4d, 4f Số AO (n2) 1 4 9 16 Số electron tối đa (2n2) 2 8 18 32
Chú ý:
Các electron thuộc cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.
Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
Trong lớp electron thứ n có n2 AO (n ≤ 4).
Cấu hình electron của nguyên tử
Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
Nguyên lí vững bền: Các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các orbital có mức năng lượng từ thấp đến cao: 1s 2s 2p 3s 3p 4s …
Quy tắc Hund (Hun): Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các orbital sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này có chiều tự quay giống nhau.
a) Viết cấu hình electron của nguyên tử
Bước 1: Xác định số electron trong nguyên tử.
Bước 2: Viết thứ tự các lớp và phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s …
Bước 3: Điền các electron vào các phân lớp theo nguyên lí vững bền cho đến electron cuối cùng.
b) Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
Dựa vào đặc điểm về cấu hình electron lớp ngoài cùng để dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố:
Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng Số electron 1, 2, 3 4 5, 6, 7 8 Loại nguyên tố Kim loại Kim loại hoặc phi kim Phi kim Khí hiếm
(trừ He)
Giải bài tập SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài4
Câu 1 trang 27 Hóa học 10
Số proton, neutron và electron của 3919KK1939 lần lượt là
A. 19, 20, 39.
B. 20, 19, 39.
C. 19, 20, 19.
D. 19, 19, 20.
Lời giải:
Đáp án C
Dựa trên kí hiệu nguyên tử 3919KK1939 xác định được:
Số electron = Số proton = Z = 19
Số neutron = A – Z = 39 – 19 = 20
Câu 2 trang 27 Hóa học 10
Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có 3 electron thuộc lớp ngoài cùng?
A. 2311NaN1123a
B. 147NN714
C. 2713AlA1327l
D. 126CC612
Lời giải:
Đáp án C
Ta có: Số electron = Z
– Cấu hình electron của Na (Z = 11) là 1s2 2s2 2p6 3s1 ⇒ Nguyên tử Na có 1 electron lớp ngoài cùng.
– Cấu hình electron của N (Z = 7) là 1s2 2s2 2p3 ⇒ Nguyên tử N có 5 electron lớp ngoài cùng.
– Cấu hình electron của Al (Z = 13) là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 ⇒ Nguyên tử Al có 3 electron lớp ngoài cùng.
– Cấu hình electron của C (Z = 6) là 1s2 2s2 2p2 ⇒ Nguyên tử C có 4 electron lớp ngoài cùng.
Câu 3 trang 27 Hóa học 10
Nguyên tử của nguyên tố potassium có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, potassium có số orbital chứa electron là
A. 8
B. 9
C. 11
D. 10
Lời giải:
Đáp án D
Cấu hình electron của potassium là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 có thể được biểu diễn theo ô orbital như sau:
⇒ Potassium có 10 orbital chứa electron.
Câu 4 trang 27 Hóa học 10
Nguyên tử của nguyên tố sodium (Z = 11) có cấu hình electron là
A. 1s22s22p63s2.
B. 1s22s22p6.
C. 1s22s22p63s1.
D. 1s22s22p53s2.
Lời giải:
Đáp án C
Số electron = Z = 11
⇒ Cấu hình electron của nguyên tử là 1s2 2s2 2p6 3s1.
Câu 5 trang 27 Hóa học 10
Tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X là 58. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. X là
A. Cl.
B. Ca.
C. K.
D. S.
Lời giải:
Đáp án C
Gọi số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X lần lượt là p, n và e.
Theo bài ta có:
⎧⎪⎨⎪⎩p+e+n=58(p+e)−n=18p=e⇔⎧⎪⎨⎪⎩2p+n=582p−n=18p=e⇔{p=e=19n=20p+e+n=58(p+e)−n=18p=e⇔2p+n=582p−n=18p=e⇔p=e=19n=20
⇒ Theo bảng tuần hoàn, nguyên tố thuộc ô 19 là K.
Câu 6 trang 27 Hóa học 10
Nguyên tố chlorine có Z = 17. Hãy cho biết số lớp electron, số electron thuộc lớp ngoài cùng, số electron độc thân của nguyên tử chlorine.
Lời giải:
Ta có: số electron = Z = 17
⇒ Cấu hình electron của chlorine là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.
⇒ Nguyên tử chlorine có 3 lớp electron và 7 electron lớp ngoài cùng.
Cấu hình electron theo ô orbital là
⇒ Số electron độc thân bằng 1.
Câu 7 trang 27 Hóa học 10
Nguyên tử khối trung bình của vanadium (V) là 50,9975. Nguyên tố V có 2 đồng vị trong đó đồng vị 5023VV2350 chiếm 0,25%. Tính số khối của đồng vị còn lại.
Lời giải:
Giả sử đồng vị còn lại của V có dạng A23VV23A và chiếm 100% – 0,25% = 99,75%
=> 50,9975=50.0,25+A.99,7510050,9975=50.0,25+A.99,75100
A = 51
Câu 8 trang 27 Hóa học 10
Cấu hình electron của:
– Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s1;
– Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p4.
a) Mỗi nguyên tử X và Y chứa bao nhiêu electron?
b) Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của X và Y.
c) Lớp electron nào trong nguyên tử X và Y có mức năng lượng cao nhất?
d) Mỗi nguyên tử X và Y có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu phân lớp electron?
e) X và Y là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Lời giải:
a) Nguyên tử X chứa 19 electron, nguyên tử Y chứa 16 electron.
b) Số hiệu nguyên tử Z = số proton = số electron.
⇒ Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là 19 và 16.
c) Các electron sắp xếp thành từng lớp và phân lớp theo năng lượng từ thấp đến cao.
⇒ Các electron ở phân lớp ngoài cùng có mức năng lượng cao nhất.
⇒ Lớp electron thứ 4 trong nguyên tử X có mức năng lượng cao nhất.
Lớp electron thứ 3 trong nguyên tử Y có mức năng lượng cao nhất.
d) Dựa vào cấu hình electron của X và Y, ta có:
– Nguyên tử X có 4 lớp electron và 6 phân lớp electron (1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s).
– Nguyên tử Y có 3 lớp electron và 5 phân lớp electron (1s, 2s, 2p, 3s, 3p).
e) Nguyên tử X có 1 electron lớp ngoài cùng nên X là kim loại.
Nguyên tử Y có 6 electron lớp ngoài cùng nên Y là phi kim.
Câu 9 trang 27 Hóa học 10
Nguyên tố X được dùng để chế tạo hợp kim nhẹ, bền, dùng trong nhiều lĩnh vực: hàng không, ô tô, xây dựng, hàng tiêu dùng, …. Nguyên tố Y ở dạng YO3−4YO43− , đóng vai trò quan trọng trong các phân tử sinh học như DNA và RNA. Các tế bào sống sử dụng YO3−4YO43− để vận chuyển năng lượng. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p1. Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p3. Viết cấu hình electron nguyên tử của X và Y. Tính số electron trong các nguyên tử X và Y. Nguyên tố X và Y có tính kim loại hay phi kim?
Lời giải:
– Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p1.
⇒ Cấu hình electron nguyên tử của X là 1s22s22p63s23p1.
⇒ Lớp ngoài cùng có 3 electron.
⇒ Nguyên tố X là kim loại.
– Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p3.
⇒ Cấu hình electron nguyên tử của Y là 1s22s22p63s23p3.
⇒ Lớp ngoài cùng có 5 electron.
⇒ Nguyên tố Y là phi kim.
Câu 10 trang 27 Hóa học 10
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (proton, electron, neutron) là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Xác định điện tích hạt nhân, số proton, số electron, số neutron và số khối của X.
Lời giải:
Gọi số hạt proton, electron, neutron lần lượt là p, e, n.
Ta có:
⎧⎪ ⎪ ⎪⎨⎪ ⎪ ⎪⎩p+e+n=49n=53,125100(p+e)p=e⇔{p=e=16n=17p+e+n=49n=53,125100(p+e)p=e⇔p=e=16n=17
⇒ Số proton = số electron = 16 hạt, số neutron = 17 hạt
⇒ Điện tích hạt nhân là +16 và số khối A = 16 + 17 = 33
******************
Trên đây là nội dung bài học Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 4: Ôn tập chương 1 do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Ôn tập chương 1 Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Hoá học 10