I. Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên
1. Mở bài
· Giới thiệu về câu tục ngữ và nêu khái quát ý nghĩa câu tục ngữ
2. Thân bài
Bạn đang xem: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên
– Cắt nghĩa:· “Thầy” là gì?: Là người đã dạy dỗ, giáo dục cho chúng ta, thầy có thể là thầy giáo/ cô giáo, hay đơn giản là người chỉ bảo cho ta· Thế nào là “làm nên”?: Là tạo dựng được sự nghiệp, tạo nên cơ đồ, có công danh và sự nghiệp lớn, nói đơn giản, đó chính là đạt được đến thành công, thu hái được hoa thơm trái ngọt· Ý nghĩa câu tục ngữ: Nếu như không có người thầy định hướng đúng đắn, dạy dỗ và chỉ bảo cho ta từng bước đi thì ta sẽ không bao giờ có cơ hội đạt được tới thành công
· Vai trò của người thầy:· Mang đến tri thức, dạy kỹ năng, truyền kinh nghiệm· Dạy ta cách sống, ứng xử, cách làm người· Vun đắp và tiếp bước cho ước mơ, sự thành công của ta
· Trách nhiệm người học sinh đối với thầy cô:· Kính trọng và biết ơn· Không ngừng cố gắng học tập và rèn luyện
3. Kết bài
Cảm nhận của em về ý nghĩa của câu tục ngữ: Chúng ta không chỉ kính trọng, biết ơn thầy cô mà phải tôn trọng nghề giáo, phải tập trung chú trọng hoàn thiện, ưu tiên cho sự phát triển của nghề giáo.
II. Bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên
Dân tộc Việt Nam ta tự hào là dân tộc với biết bao truyền thống tốt đẹp, quý báu luôn được gìn giữ và phát huy từ đời này sang đời khác. Một trong những truyền thống quý báu đó chính là truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, đây không chỉ là nét đẹp trong đạo lý người học mà còn là nhân tố quan trọng khẳng định nhân cách con người. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” đã răn dạy và nhắc nhở cho chúng ta ghi nhớ đến vai trò, công lao to lớn của người thầy đối với cuộc đời mỗi người.
Câu tục ngữ tuy có phần ngắn gọn, đơn giản nhưng lại vô cùng súc tích, mang nặng ý nghĩa giáo huấn. “Thầy” ở đây chính là người đã dạy dỗ, giáo dục cho chúng ta, thầy có thể là thầy giáo hay cô giáo, hay đơn giản là người chỉ bảo cho ta, bởi nhắc đến người thầy thì “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” – một chữ đã là thầy, nửa chữ cũng là thầy. “Làm nên” chính là tạo dựng được sự nghiệp, tạo nên cơ đồ, có công danh và sự nghiệp lớn, nói đơn giản đó chính là đạt được đến thành công, thu hái được hoa thơm trái ngọt…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên tại đây.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục