Lê Thanh Thản là ai?
Lê Thanh Thản được biết đến với biệt danh là đại gia điếu cày. Ông sinh năm 1949 và quê quán tại Diễn Châu, Nghệ An. Ông đang làm chủ tịch của tập đoàn Mường Thanh, một trong những tập đoàn lớn ở Việt Nam. Ngoài ra ông từng đảm nhiều khá nhiều các chức vụ khác. Đặc biệt ông đang là cái tên liên quan tới vụ việc lừa dối khách hàng do có sai phạm xảy ra tại dự án CT6 Kiến Hưng, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội.
Chi tiết tiểu sử Lê Thanh Thản
Tên đầy đủ: Lê Thanh Thản Biệt danh: Đại Gia Điếu Cày Năm sinh: 1949 Tuổi: 72 (tính đến năm 2021) Quê quán: Diễn Châu, Nghệ An Trình độ: Tốt nghiệp cấp 3 Chức vụ: Chủ tịch tập đoàn Mường Thanh
Năm 1974, Lê Thanh Thản tốt nghiệp cấp ba. Sau đó ông ra trận với vai trò chiến sĩ thông tin trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Sau khi chiến tranh kết thúc, ông được làm Phó chánh văn phòng ở Lai Châu. Đến những năm đầu 90, Lê Thanh Thản thành lập Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu. Năm 1993, ông xây khách sạn Điện Biên Phủ ở Điện Biên. Sau khi khánh thành khách sạn, đúng dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Điện Biên.
Vào năm 1996, tỉnh Lai Châu đề nghị ông Thản nhượng lại khách sạn Điện Biên Phủ đổi bằng khu đất giá trị khác. Ông đồng ý và xây dựng khách sạn Mường Thanh. Đây là thời điểm mở màn của thương hiệu Mường Thanh.
Có khá nhiều người thắc mắc rằng vì sao gọi ông Lê Thanh Thản là “Đại gia điếu cày”. Bởi ông đang sở hữu cho mình khối tài sản khủng những vẫn giữ sở thích hút thuốc lào. Trên mỗi chiếc xe của ông đều có điều cày bên trong. Ngoài điếu cày, ông Thản còn thích ăn cá trích và đậu phụ mắm tôm.
Hành trình khởi nghiệp của Lê Thanh Thản
Kinh doanh với triết lý: Mua rẻ – bán rẻ
Ông Lê Thanh Thản – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP sản xuất, xuất nhập khẩu Bemes – Công ty Bemes, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh còn được gọi với tên “đại gia điếu cày”, sinh năm 1950, quê Diễn Châu, Nghệ An vừa bị Viện KSND TP Hà Nội ra thông báo về việc truy tố bị can Lê Thanh Thản về tội lừa dối khách hàng do có sai phạm xảy ra tại dự án CT6 Kiến Hưng, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội.
Được biết, năm 1974, sau khi tốt nghiệp xong cấp 3, ông dừng việc học và lên đường ra trận trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau chiến tranh, ông được cử lên Lai Châu và giữ chức phó chánh văn phòng huyện ủy.
Tại đây, ông Thản lập nghiệp bằng nghề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền núi (công ty tư nhân đầu tiên thành lập năm 1987). Ông thường xuyên quản lý, tập hợp công nhân cho các dự án xây dựng các công trình của địa phương lúc bấy giờ.
Đến đầu những năm 90, ông Lê Thanh Thản thành lập Xí nghiệp Xây dựng Tư nhân số 1 Lai Châu, sau đổi thành Doanh nghiệp Tư nhân Xây dựng số 1 Lai Châu và nay là Doanh nghiệp Tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên có trụ sở tại Điện Biên. Sau đó vươn sang Lào.
Năm 1993, khách sạn Điện Biên Phủ được xây dựng tại Điện Biên. Dự án này hoàn thành một năm sau đó và là điểm khởi đầu cho sự ra đời và phát triển của thương hiệu Mường Thanh – hệ thống khách sạn Mường Thanh được mệnh danh là chuỗi khách sạn lớn nhất Đông Nam Á.
Khi đã có trong tay một số vốn, ông Thản về Thủ đô phát triển sự nghiệp thông qua kinh doanh bất động sản. “Đại gia điếu cày” xác định chiến lược kinh doanh mua rẻ – bán rẻ”, và khu đất ở bán đảo Linh Đàm được ông lựa chọn.
Với chiến lược kinh doanh như vậy, ông dồn tiền mua những khu đất rẻ xa trung tâm Hà Nội. Những lô đất mà ông mua ở thời điểm đó chỉ có giá vài tỷ đồng đến vài chục tỷ đồng.
Những năm sau ông tiến hành một loạt các dự án xây dựng chung cư tại Xa La, Đại Thanh, Kim Văn Kim Lũ, Linh Đàm…
Với chiến dịch xây dựng “thần tốc”, đánh đúng nhu cầu giá rẻ – đơn cử mỗi căn hộ chung cư được ông Thản bán với giá khoảng 15 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 600 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng đã khiến dự án của ông “đắt khách như tôm tươi”.
Ngược với bất động sản, mảng khách sạn, nghỉ dưỡng của ông Thản lại được xây dựng với tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao. Giá phòng thấp nhất của chuỗi khách sạn theo niêm yết từ 40 USD – 2.000 USD/đêm. Đến nay, chuỗi khách sạn này đã có 60 đơn vị thành viên, phủ sóng khắp các địa phương tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á, chia làm 4 phân khúc gồm Mường Thanh Luxury, Mường Thanh Grand, Mường Thanh Holiday và Mường Thanh.
Ngoài ra, mảng giải trí cũng được ông đầu tư đáng kể, các dịch vụ giáo dục, sức khỏe và vui chơi giải trí của Mường Thanh phải kể đến các thương hiệu như thương hiệu như Mường Thanh Safari Diễn Lâm (Vườn thú lớn nhất miền Bắc), VRC (Trung tâm giải trí đa chức năng), Fitness Plus (Trung tâm Finess & Yoga 5 sao), DreamKid (Khu vui chơi học tập dành cho trẻ em), Hoa Ban Gift Shop (Chuỗi cửa hàng Lưu niệm cao cấp)…
Công viên nước lớn nhất Hà Nội của Mường Thanh mang tên Công viên nước Thanh Hà được Công ty CP phát triển địa ốc Cienco5 xây dựng trên lô đất A2.2 CCĐT01 thuộc khu đô thị Thanh Hà – Cienco5, phường Phú Lương, quận Hà Đông, TP Hà Nội…
Trước khi bị khởi tố năm 2019, ông Thản đã có động thái chuyển giao quyền điều hành tại các doanh nghiệp cho người thân.
Trước đó, Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Hà Nội đã kết luận nhiều sai phạm tại 12 dự án của tập đoàn Mường Thanh tại Hà Nội.
“Ngã ngựa” vì lừa dối khách hàng
Liên quan đến vụ án lừa dối khách hàng mà ông Thản vừa bị truy tố được diễn ra từ tháng 7/2019, thuộc dự án CT6 Kiến Hưng, quận Hà Đông do Công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Bemes là chủ đầu tư. Ông Lê Thanh Thản là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty CP sản xuất – xuất nhập khẩu Bemes.
Theo quy hoạch thiết kế được duyệt, dự án có hai tòa chung cư gồm CT6A và CT6B, với tổng số căn hộ được duyệt là 936 căn hộ chung cư cao tầng và 34 nhà thấp tầng, biệt thự liền kề.
Tuy nhiên, qua rà soát, kiểm tra thực tế, cơ quan chức năng phát hiện chủ đầu tư đã xây thêm tòa CT6C, nâng tổng số căn chung cư không phép là 654 và 4 căn biệt thự liền kề, nhà thấp tầng. Điều đáng nói là, tất cả số chung cư không phép đều đã được bán cho khách hàng và đưa vào sử dụng. Và những khách hàng mua nhà này dù đã chuyển về ở vài năm nhưng không được cấp sổ đỏ.
Tháng 5/7/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tội lừa dối khách hàng, quyết định khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Lê Thanh Thản. Mặc dù ông Thản bị khởi tố nhưng được tại ngoại.
Lê Thanh Thản và sai phạm của Mường Thanh
Sai phạm của Mường Thanh
- Hà Nội: 2015 Tổ hợp nhà ở giá rẻ khu Linh Đàm, Hoàng Mai gồm 4 khối, 12 tòa nhà cao 36-41 tầng. Cho phép chỉ 35 tầng. 2016 Dự án 6 khối nhà chung cư Đại Thanh, xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, bán hết cho người mua khi chưa hoàn tất thủ tục theo quy định.
- TP.HCM: 2014 chỉ được cấp phép khoan thăm dò khu đất ở số 8A Mạc Đĩnh Chi, P. Bến Nghé, Q. 1, nhưng lại tổ chức thi công các tầng hầm và sàn tầng 1.
- Cần Thơ: 2014 được cấp phép xây dựng phần móng cho công trình khách sạn 19 tầng, nhưng lại xây luôn, đến tầng 6 thì bị phát hiện.
- Đà Nẵng: Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và chung cư Sơn Trà biến nhà trẻ, nhà giữ xe, khu sinh hoạt cộng đồng thành 104 căn hộ để bán.
- Đắk Lắk: Khách sạn Mường Thanh xây không giấy phép ngay tại trung tâm Ban Mê Thuột xây dựng không phép bị xử phạt trong năm 2016,.
- Khánh Hòa: 2013 Dự án Khách sạn Mường Thanh san lấp bãi biển trong danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang để làm tổ hợp khách sạn và chung cư 28 tầng nhưng không có định giá tác động môi trường. 2016 Công trình Mường Thanh Khánh Hòa (TP. Nha Trang) xây vượt tầng 43 trong khi chỉ được phép xây 40 tầng. Dự án tổ hợp khách sạn chung cư Mường Thanh Nha Trang Centre cũng xây vượt tầng cho phép.
- Dự án Khách sạn Mường Thanh Quảng Ngãi bị thu hồi vào tháng 5/2017. Trước đó, khách sạn Mường Thanh Mũi Né và Khách sạn Mường Thanh Sài Gòn cũng từng bị đình chỉ thi công. Khách sạn Mường Thanh Thanh Hóa và Mường Thanh Quảng Ninh bị phạt do không có giấy phép xây dựng.
Bị phạt về an toàn thực phẩm
Nhà hàng của khách sạn Mường Thanh Sài Gòn bị phạt 10 triệu đồng vì sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng để chế biến.
Vào năm 2016, khách sạn Mường Thanh Quảng Nam cũng kiểm tra và phát hiện sử dụng thực phẩm quá hạn.
Vụ CT6
Ông Thản bị khởi tố liên quan vi phạm pháp luật tại dự án đầu tư xây dựng:
- Tổ hợp chung cư cao cấp
- Thương mại Bemes (CT6), phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội.
Dự án có quy định thiết kế tòa CT6A, CT6B. Nhưng công ty Bemes lại tự ý xây thêm tòa CT6C sai với quy hoạch. Khi mua căn hộ, có nhiều khách hàng không được cấp sổ Hồng nên đã báo với cơ quan chức năng.
Tài sản của Lê Thanh Thản khủng cỡ nào?
Trong giới bất động sản, cái tên Lê Thanh Thản không hề xa lạ gì. Bởi lẽ, vị đại gia này được biết đến với nhiều biệt danh như: “Đại gia điếu cày”, ông trùm nhà giá rẻ…
Ông Thản xuất thân Nghệ An, khởi nghiệp từ tỉnh miền núi Lai Châu, lập nghiệp bằng nghề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền núi (công ty tư nhân đầu tiên thành lập năm 1987), sau đó vươn sang Lào.
Ông Thản đã gặt hái được nhiều thành công khi đánh trúng vào phân khúc nhà thương mại trung bình – giá rẻ và nhu cầu thực cao, kết hợp với hệ thống khách sạn Mường Thanh được mệnh danh là chuỗi khách sạn lớn nhất Đông Nam Á.
Các dự án mà ông Thản đang nắm giữ có thể tập trung vào 3 mảng chính là khách sạn, chung cư và khu vui chơi giải trí.
Về mảng khách sạn, năm 1993, ông xây khách sạn Mường Thanh đầu tiên ở Điện Biên, sau đó xây tại Linh Đàm, Hà Nội. Đến nay, chuỗi khách sạn này đã có 60 đơn vị thành viên, phủ sóng khắp các địa phương tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á, chia làm 4 phân khúc gồm Mường Thanh Luxury, Mường Thanh Grand, Mường Thanh Holiday và Mường Thanh.
Ngoài ra, tại Công ty du lịch dầu khí Phương Đông (PDC), ông Thản và thành viên liên quan nắm giữ tổng cộng hơn 7 triệu cổ phiếu PDC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 46,71% tổng số cổ phần của công ty.
Về mảng nhà chung cư giá rẻ của Mường Thanh không thể không nhắc đến các dự án như HH Linh Đàm, Kim Văn Kim Lũ, Thanh Hà Cienco 5, chung cư Đại Thanh, chung cư Xa La… Doanh nghiệp này liên tục mở bán các dự án với già từ 10 – 15 triệu đồng/m2. Song trên thực tế, để mua một căn hộ, khách hàng thường phải chịu thêm giá chênh từ 2 đến 5 triệu đồng mỗi m2, tùy từng căn.
Các dịch vụ giáo dục, sức khỏe và vui chơi giải trí của Mường Thanh phải kể đến các thương hiệu như thương hiệu như Mường Thanh Safari Diễn Lâm (Vườn thú lớn nhất miền Bắc), VRC (Trung tâm giải trí đa chức năng), Fitness Plus (Trung tâm Finess & Yoga 5 sao), DreamKid (Khu vui chơi học tập dành cho trẻ em), Hoa Ban Gift Shop (Chuỗi cửa hàng Lưu niệm cao cấp)…
Công viên nước lớn nhất Hà Nội của Mường Thanh mang tên Công viên nước Thanh Hà được Công ty CP phát triển địa ốc Cienco5 xây dựng trên lô đất A2.2 CCĐT01 thuộc khu đô thị Thanh Hà – Cienco5, phường Phú Lương, quận Hà Đông, TP Hà Nội được kỳ vọng sẽ là một trong những điểm vui chơi hàng đầu Hà Nội.
Tuy nhiên, ngay khi mở cửa, tại công viên này đã xảy ra vụ chết đuối của bé trai đến vui chơi, cho thấy những dấu hiệu mất an toàn.
Và dù đã được đi vào hoạt động 6 tháng nhưng đến tháng 12/2019, UBND quận Hà Đông đã ban hành quyết định 5079 cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả đối với Công ty CP phát triển địa ốc Cienco5 (công ty con do Tập đoàn Mường Thanh sở hữu hơn 95% cổ phần), chủ đầu tư công viên nước Thanh Hà, vì xây dựng công trình không phép.
Lực lượng liên ngành quận Hà Đông, Hà Nội gồm công an, tư pháp, quản lý đô thị, và đội quản lý trật tự xây dựng đang tiến hành cưỡng chế, phá dỡ công viên nước Thanh Hà. Hiện tại, khu công viên nước lớn nhất Hà Nội này chỉ là bãi đất ngổn ngang, hoang tàn sau khi bị phá dỡ.
Theo thông tin trên tờ TheLeader, hầu hết các khách sạn Mường Thanh thuộc quyền sở hữu của 2 công ty lớn của ông Thản là CTCP Tập đoàn Mường Thanh và Doanh nghiệp tư nhân xây dựng tư nhân số 1 Tỉnh Điện Biên (Xây dựng số 1). Tuy nhiên do nhiều khách sạn mới đưa vào vận hành, khai thác trong vài năm trở lại đây nên kết quả kinh doanh không mấy tích cực với những khoản thua lỗ cả trăm tỷ đồng, theo các số liệu tài chính đến năm 2016.
Với CTCP Tập đoàn Mường Thanh, đây là đơn vị quản lý các chuỗi khách sạn Mường Thanh mới và cao cấp như Mường Thanh Grand Nha Trang, Mường Thanh Hà Nội Centre, Mường Thanh Quy Nhơn, Mường Thanh Quảng Bình,…
Năm 2016 doanh thu của Công ty này đạt 315 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm trước đó. Doanh thu đến từ việc Mường Thanh liên tục đưa thêm các khách sạn mới đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, do tỷ suất lợi nhuận thấp và chi phí vận hành cao, Công ty đã báo lỗ 93 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với khoản lỗ 65 tỷ đồng trong năm 2015.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp