Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 14: Ôn tập chương 3 được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 14
Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
I. Liên kết ion
1. Khái niệm
Liên kết ion trong phân tử hay tinh thể được tạo thành nhờ lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu. Liên kết ion thường tạo thành từ các nguyên tử kim loại điển hình và phi kim điển hình, phân tử thu được là hợp chất ion.
Chú ý:
Bạn đang xem: Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 14: Ôn tập chương 3 – Giải bài tập SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 14
Nguyên tử kim loại nhường electron để tạo thành ion mang điện tích dương (cation) còn nguyên tử phi kim nhận electron để trở thành ion mang điện tích âm (anion).
Ví dụ: Xét sự tạo thành liên kết hóa học trong phân tử sodium chloride (NaCl):
Khi kim loại sodium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Na+ và Cl-, các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.
2. Tinh thể ion
Cấu trúc của mạng tinh thể ion: các ion được sắp xếp theo trật tự nhất định trong không gian theo kiểu mạng lưới (ở các nút mạng là các ion dương và ion âm xếp luân phiên liên kết chặt chẽ với nhau do cân bằng lực hút và lực đẩy).
Ví dụ: Tinh thể muối ăn.
II. Liên kết cộng hóa trị
1. Một số khái niệm
– Liên kết cộng hóa trị được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
Kiểu liên kết: Liên kết đơn (-), liên kết đôi (=), liên kết ba (º).
– Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên kết trong các phân tử mà cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào.
Ví dụ: Liên kết trong phân tử Cl2, O2, N2, … là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
– Liên kết cộng hóa trị phân cực liên kết trong phân tử mà cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Ví dụ: Liên kết trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị phân cực, cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn (Cl).
– Liên kết cho – nhận là liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử.
2. Độ âm điện và liên kết hóa học
Dựa vào sự khác nhau về độ âm điện giữa các nguyên tử tham gia liên kết, có thể dự đoán được loại liên kết giữa hai nguyên tử đó.
III. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals
1. Khái niệm
– Liên kết hydrogen được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.
Ví dụ:
– Tương tác van der Waals là tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.
Ví dụ: Ở trạng thái lỏng, giữa các phân tử bromine tồn tại một tương tác yếu là tương tác van der Waals.
2. Ảnh hưởng của liên kết hydrogen và tương tác van der Waals
Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals đều làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.
Giải bài tập SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 14
Câu 1 trang 69 Hóa học 10
Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết ion?
A. Cl2, Br2, I2, HCl.
B. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3.
C. HCl, H2S, NaCl, N2O.
D. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl.
Lời giải:
Đáp án B
Các hợp chất ion thường được tạo bởi các kim loại điển hình (IA, IIA) với phi kim điển hình (O, VIIA).
⇒ Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3 là các hợp chất ion.
Câu 2 trang 69 Hóa học 10
Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực?
A N2, CO2, Cl2, H2.
B. N2, Cl2, H2, HCl.
C. N2, Hl, Cl2, CH4.
D. Cl2, O2, N2, F2.
Lời giải:
Đáp án D
Liên kết cộng hóa trị không phân cực là loại liên kết trong các đơn chất.
Câu 3 trang 69 Hóa học 10
Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau PH3, H2O, C2H6. Trong phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất.
Lời giải:
Công thức cấu tạo Công thức Lewis PH3 H2O H – O – H C2H6
– Các nguyên tử O, P, N đều tạo liên kết phân cực với H, trong đó nguyên tử O có độ âm điện lớn hơn cả nên liên kết O – H sẽ phân cực nhất.
⇒ Phân tử H2O có liên kết phân cực mạnh nhất.
Câu 4 trang 69 Hóa học 10
Dựa vào giá trị đó âm điện của các nguyên tử trong Bảng 6.2, xác định loại liên kết trong phân tử các chất CH4, CaCl2, HBr, NH3.
Lời giải:
Trong phân tử CH4, hiệu độ âm điện của C và H: 2,55 – 2,2 = 0,35
⇒ Liên kết giữa C và H là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Trong phân tử CaCl2, hiệu độ âm điện của Ca và Cl: 3,16 – 1 = 2,16
⇒ Liên kết giữa Ca và Cl là liên kết ion.
Trong phân tử HBr, hiệu độ âm điện của H và Br: 2,96 – 2,2 = 0,76
⇒ Liên kết giữa H và Br là liên kết cộng hóa trị phân cực.
Trong phân tử NH3, hiệu độ âm điện của N và H: 3,04 – 2,2 = 0,84
⇒ Liên kết giữa N và H là liên kết cộng hóa trị phân cực.
Câu 5 trang 69 Hóa học 10
Cho dãy các oxide sau Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.
a) Độ phân cực của các liên kết trong dãy các oxide trên thay đổi thế nào?
b) Dựa vào giá trị độ âm điện của các nguyên tố trong Bảng 6.2, cho biết loại liên kết (ion, cộng hoá trị phân cực, cộng hóa trị không phân cực) trong từng phân tử oxide.
Lời giải:
a) Độ phân cực trong dãy oxide giảm dần theo chiều từ trái sang phải:
Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7
Do hiệu độ âm điện giảm dần.
b) Hiệu độ âm điện của nguyên tố kim loại với oxi là:
Na2O: |∆χNa – O| = 2,51 ⇒ Liên kết giữa Na và O là liên kết ion.
MgO: |∆χMg – O| = 2,13 ⇒ Liên kết giữa Mg và O là liên kết ion.
Al2O3: |∆χAl – O| = 1,83 ⇒ Liên kết giữa Al và O là liên kết ion.
SiO2: |∆χSi – O| = 1,54 ⇒ Liên kết giữa Si và O là liên kết cộng hóa trị có cực
P2O5: |∆χP – O| = 1,25 ⇒ Liên kết giữa P và O là liên kết cộng hóa trị có cực
SO3: |∆χS – O| = 0,86 ⇒ Liên kết giữa S và O là liên kết cộng hóa trị có cực
Cl2O7: |∆χCl – O| = 0,28 ⇒ Liên kết giữa Cl và O là liên kết cộng hóa trị không cực
Câu 6 trang 69 Hóa học 10
a) Cho dãy các phân tử C2H6, CH3OH, NH3. Phân tử nào trong dãy có thể tạo liên kết hydrogen? Vì sao?
b) Vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử đó.
Lời giải:
a) Phân tử CH3OH và NH3 có thể tạo liên kết hydrogen vì trong phân tử chứa nguyên tử có độ âm điện lớn (O và N) có cặp electron chưa liên kết và nguyên tử H linh động (có một phần điện tích dương (δ+) đủ lớn để hút cặp electron chưa liên kết của các nguyên tử O, N).
b) Sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen:
Trắc nghiệm Hóa 10 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án)
Câu 1. Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử O2, nguyên tử oxygen góp chung bao nhiêu electron theo quy tắc octet?
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử O2, nguyên tử oxygen có 6 electron hóa trị, mỗi nguyên tử oxygen cần thêm 2 electron để đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử oxygen góp chung 2 electron.
Câu 2. Anion X- có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6. Cấu hình electron của nguyên tử X là?
A. 1s22s22p63s23p2;
B. 1s22s22p63s23p4;
C. 1s22s22p63s23p6;
D. 1s22s22p63s23p5.
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Anion X- có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6.
Nguyên tử X nhận 1 electron để tạo thành anion X- nên cấu hình electron của nguyên tử X là 1s22s22p63s23p5.
Câu 3. Cation Y2+ có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p63d9. Cấu hình electron của nguyên tử Y là?
- 1s22s22p63s23p63d5;
- 1s22s22p63s23p63d104s1;
- 1s22s22p63s23p63d94s2;
- 1s22s22p63s23p63d44s1.
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Cation Y2+ có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p63d9.
Nguyên tử Y nhường 2 electron để tạo thành cation Y2+ nên cấu hình electron của nguyên tử Y là 1s22s22p63s23p63d104s1.
Câu 4. Yếu tố nào làm nên tính chất đặc trưng của tinh thể ion?
A. Lực hút của phân tử này với phân tử khác;
B. Lực hút của nguyên tử này với nguyên tử khác;
C. Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu;
D. Lực hút của 2 cation hoặc 2 anion.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu làm nên tính chất đặc trưng của tinh thể ion. Các hợp chất ion thường là chất rắn có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, có khả năng dẫn điện khi tan trong nước hay khi nóng chảy.
Câu 5. Liên kết cộng hóa trị được tạo thành bằng
A. Sự dịch chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử khác;
B. Sự góp chung cặp electron của hai nguyên tử;
C. Cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử;
D. Sự tương tác giữa các nguyên tử với nhau.
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử phi kim có lớp electron hóa trị gần bão hòa và có xu hướng nhận thêm electron để đạt cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm. Khi hai nguyên tử phi kim kết hợp với nhau tạo thành phân tử chúng sẽ góp một hoặc nhiều electron để tạo thành các cặp electron dùng chung. Các cặp electron dùng chung tạo ra liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử.
Câu 6. Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là:
A. Có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ;
B. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao;
C. Có khả năng dẫn điện khi ở thể lỏng hoặc nóng chảy;
D. Khi hòa tan trong nước thành dung dịch điện li.
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Các chất có liên kết cộng hóa trị phân cực tan nhiều trong nước, còn các chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực thì ít tan trong nước.
Hợp chất cộng hóa trị không có lực hút tĩnh điện mạnh như hợp chất ion nên chúng có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
Câu 7. Phân tử chất nào sau đây chỉ có các liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. Cl2;
B. C3H8;
C. H2O;
D. BaCl2.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Phân tử H2O chỉ có các liên kết cộng hóa trị phân cực do hiệu độ âm điện là 3,44 -2,2 = 1,24 (0,4 ≤ (Δχ)< 1,7).
Câu 8. Liên kết cho – nhận có những tính chất nào sau đây?
A. Không bền bằng liên kết ion;
B. Không bền bằng liên kết cộng hóa trị;
C. Bền như liên kết hydrogen;
D. Bền tương đương với liên kết cộng hóa trị.
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Liên kết cho – nhận bền tương đương với liên kết cộng hóa trị, không bền bằng liên kết ion và bền hơn liên kết hydrogen.
Câu 9. Liên kết hóa học trong phân tử HCl là?
A. Liên kết ion;
B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực;
C. Liên kết cộng hóa trị phân cực;
D. Liên kết cho – nhận.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Liên kết hóa học trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị phân cực do hiệu độ âm điện là 3,16 -2,2 = 0,96 (0,4 ≤ (Δχ)< 1,7).
Câu 10. Cho biết độ âm điện của O là 3,44 và của S là 2,58. Liên kết hình thành trong phân tử SO2 là liên kết:
A. Liên kết ion;
B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực;
C. Liên kết cộng hóa trị phân cực;
D. Liên kết cho – nhận.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Liên kết hóa học trong phân tử SO2 là liên kết cộng hóa trị phân cực do hiệu độ âm điện là 3,44 -2,58 = 0,86 (0,4 ≤(Δχ) < 1,7).
Câu 11. Dãy nào sau đây gồm các chất đều có liên kết π trong phân tử?
A. C2H2, N2, H2S, Cl2;
B. CH4, HCl, C2H4, NaCl;
C. C3H6, C2H2, O2, N2;
D. HCl, CO2, NO2, O2.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Công thức cấu tạo của các chất: C3H6 (H2C=CH‒CH3), C2H2 (HC≡CH), O2 (O=O), N2 (N≡N).
Câu 12. Dãy nào sau đây gồm các chất mà phân tử đều không bị phân cực?
A. HCl, CO2, CH4;
B. Cl2, CO2, C2H2;
C. NH3, Br2, C2H4;
D. HBr, C2H2, CH4.
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Các chất mà phân tử đều không bị phân cực là: Cl2, CO2, C2H2.
Chú ý: Trong phân tử CO2, liên kết giữa C và O phân cực nhưng phân tử CO2 có cấu tạo thẳng nên cả phân tử không phân cực.
Câu 13. Số liên kết π và liên kết σ trong phân tử C3H6 là
A. 1 và 8;
B. 2 và 8;
C. 1 và 9;
D. 2 và 9.
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Công thức cấu tạo C3H6 (H2C=CH‒CH3)
Phân tử C3H6 có 1 liên kết π và 8 liên kết σ.
Câu 14. Nguyên nhân nào làm cho các cặp electron dùng chung bị hút lệch về phía của nguyên tử?
A. Sự chênh lệch độ âm điện lớn;
B. Sự chênh lệch năng lượng liên kết;
C. Do liên kết hidro trong phân tử;
D. Do bán kính của nguyên tử.
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Sự chênh lệch độ âm điện lớn làm cho các liên kết phân cực, cặp electron dùng chung trong liên kết cộng hóa trị bị hút lệch về phía các nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước;
B. Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất;
C. Liên kết hydrogen được hình thành giữa nguyên tử H và một một kim loại khác;
D. Các tương tác van der Waals là tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực được hình thành giữa các phân tử hay nguyên tử.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Liên kết hydrogen được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia vào liên kết.
******************
Trên đây là nội dung bài học Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 14: Ôn tập chương 3 do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Ôn tập chương 3. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Hoá học 10