Đạp thanh là gì?
Đạp thanh có nghĩa là xéo trên cỏ xanh. Hội đạp thanh tức là hội chơi xuân, người ta ra đồng chơi xuân, dẫm trên cỏ xanh.
Ví dụ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Nguồn gốc của đạp thanh
Nguồn gốc của hội đạp thanh gắn liền với Hiên Viên Hoàng Đế của triều đại Trung Quốc xưa. Hiên Viên Hoàng Đế là vị vua có đóng góp lớn nhất vào sự phát triển của nền văn minh Trung Quốc thời viễn cổ. Tương truyền rằng vào ngày đầu tiên của tháng 3 Âm lịch chính là ngày Hiên Viên Hoàng Đế được ra đời. Vì vậy, người Trung Quốc xưa đã chọn ngày này để làm ngày cúng bái tổ tiên, từ đó tạo ra Tết Thượng tị.
Vào ngày Tết Thượng tị, người dân bất kể trai hay gái đều được khuyến khích tới bờ sông phía Đông tắm gội để loại hết bụi bẩn hồng trần và cầu mong cuộc sống hạnh phúc hơn. Đây chính là cơ hội vàng để các nam thanh nữ tú giao lưu, kết duyên và bày tỏ tình cảm với người mà mình thích. Do vậy mà Tết Thượng tị được xem như ngày lễ tình nhân lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, đến đời Tống, do tư tưởng Nho giáo trở nên nghiêm khắc hơn về mối quan hệ nam nữ nên lễ Thượng tị đã được chuyển thành ngày nam nữ du xuân và từ đó cái tên “hội đạp thanh” được ra đời. Trong tiếng Hán, từ “đạp” có nghĩa là giẫm lên và có nghĩa khác là du ngoạn, chữ “thanh” có nghĩa là cỏ và cũng được hiểu theo nghĩa khác là thanh khiết, mát mẻ, trong lành. Như vậy, hội “đạp thanh” có thể hiểu là ngày mà trai gái thưởng ngoạn mùa xuân và hành động này thường được thể hiện bằng việc đạp lên những bãi cỏ xanh mướt.
Bạn đang xem: Đạp thanh là gì? Đạp thanh là ngày lễ tình nhân đầu tiên được ghi nhận
Đối với những quốc gia xem Tết Thanh minh là quốc lễ như Trung Quốc thì hội đạp thanh chính là cơ hội để người dân cùng nhau du xuân, thưởng ngoạn hoa và chơi các trò chơi truyền thống như đá cầu, đu quay, bắn tên và đặc biệt là trò thả diều.
Đạp thanh là ngày lễ tình nhân đầu tiên được ghi nhận
Vào Lễ Thượng tị, con người được khuyến khích tắm gội để loại hết bụi bẩn, bệnh tật và cầu mong cuộc sống hạnh phúc hơn. Tất cả mọi người, bất kể gái trai già trẻ đều thực hiện hoạt động này ở bờ sông phía Đông.
Chính vì đều ra sông tắm gội nên đây là cơ hội vàng để các nam thanh nữ tú giao lưu và bày tỏ tình cảm. Đây cũng chính là cơ hội vàng để nam nữ kết duyên và được xem như ngày lễ tình nhân lúc bấy giờ.
Đến đời Tống, tư tưởng Nho giáo nghiêm khắc hơn về mối quan hệ nam nữ. Vì vậy, từ ngày chuyên để các cặp đôi ra sông tắm gội hẹn hò, lễ Thượng tị chuyển thành ngày nam nữ du xuân. Tên gọi “hội Đạp thanh” cũng xuất phát từ lí do này.
Như vậy chữ “Đạp thanh” có thể hiểu như là ngày mà các đôi trai gái thưởng ngoạn mùa xuân, và hành động này hay thể hiện bằng việc đạp lên cỏ.
Tại Việt Nam, tiết Thanh Minh không được xem là Quốc lễ nên phần lớn người dân chỉ tảo mộ hay bày mâm cúng tổ tiên tại gia. Phần lớn người Việt chỉ hiểu khái niệm của hội Đạp thanh chứ không thực sự tổ chức ngày hội này.
Thanh minh là gì?
Tiết Thanh minh là tiết khí thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm bao gồm:
- Tiết khí mùa xuân: Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập, Xuân Phân, Thanh Minh, Cốc Vũ.
- Tiết khí mùa hạ: Lập Hạ, Tiểu Mãn, Mang Chủng, Hạ Chí, Tiểu Thử, Đại Thử.
- Tiết khí mùa thu: Lập Thu, Xử Thử, Bạch Lộ, Thu Phân, Hàn Lộ, Sương Giáng.
- Tiết khí mùa đông: Lập Đông, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết, Đông Chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn.
Tiết Thanh minh thường rơi vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 Âm lịch (từ tháng 4, tháng 5 Dương lịch) hàng năm và không cố định là ngày nào cụ thể mỗi năm. Tết Thanh minh thường kéo dài khoảng 15 đến 16 ngày cho đến khi tiết khí tiếp theo là Cốc Vũ bắt đầu. Tết Thanh minh là khoảng thời gian chuyển tiếp giữa mùa xuân sang mùa hè nên thời tiết rất mát mẻ và sáng sủa. Bên cạnh đó, theo nghĩa Hán – Việt, từ “thanh” có nghĩa là khí trong, từ “minh” có nghĩa là sáng sủa. Vì vậy, người xưa thường gọi Tết Thanh minh là Tết tháng 3. Trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du cũng từng viết:
“Thanh minh trong tiết tháng 3 Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”.
Tết Thanh minh đã trở thành một trong những ngày lễ quan trọng và ý nghĩa nhằm hướng về cội nguồn và để tỏ lòng thành kính tới ông bà, tổ tiên của gia đình mình. Vào tiết Thanh minh, các gia đình thường đi tảo mộ, cắt cỏ, dọn dẹp, sửa sang hoặc đắp thêm đất lên phần mộ chưa xây để tưởng nhớ tới tổ tiên, những người thân đã khuất.
Tảo mộ là gì?
Tảo mộ là nghi lễ sửa sang lại các ngôi mộ của tổ tiên. Ngày lễ tảo mộ vào ngày nào cụ thể sẽ phụ thuộc vào việc Tết Thanh minh năm đó rơi vào ngày nào, tháng nào. Theo phong tục xưa, các gia đình thường đi tảo mộ, sửa sang và dọn dẹp mộ chí của tổ tiên, sau đó sẽ làm lễ cúng Tết Thanh minh để tạ mộ tổ tiên và thần linh.
Công việc chính của tảo mộ vào Tết Thanh minh là sửa sang lại các ngôi mộ của tổ tiên được sạch để tránh chuột hoặc rắn trú ẩn, đào hang gây động mộ phần, đồng thời cũng để tỏ lòng hiếu kính và biết ơn đối với ông bà, tổ tiên, những người đã khuất. Bên cạnh đó, vào Tết Thanh minh còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng nên người ta cũng thường cắm một nén hương cho các ngôi mộ này như phần nào an ủi người đã khuất.
Ý nghĩa ngày Thanh Minh
Trong phong tục của Việt Nam, Tết Thanh Minh là dịp để tưởng nhớ và tri ân đến những người thân đã khuất bằng phong tục đi tảo mộ. Đây là thời điểm để sửa sang, làm đẹp lại phần mộ của gia tộc để nơi nghỉ ngơi của tổ tiên trở nên tôn nghiêm và sạch sẽ hơn.
Vào dịp Tết Thanh Minh, các gia đình sẽ dành thời gian cùng tới nghĩa trang và mang theo dụng cụ để chăm sóc mộ phần. Những ngôi mộ còn chưa được xây dựng xong sẽ được đắp lại kỹ càng, dọn cỏ và cắt tỉa những cây hoang mọc trên mộ. Điều này giúp ngăn trâu bò đến phá hay rắn chuột đào hang làm tổ bên trong, ảnh hưởng tới “giấc ngủ ngàn thu” của người bên trong.
Những ngôi mộ đã xây xong sẽ được quét dọn, vệ sinh và sau đó được trang trí bằng hương hoa và các lễ vật. Khi đã thắp hương cho mộ xong, người thân tới viếng sẽ đốt vàng mã để tỏ lòng thành kính và tưởng niệm đến người đã mất.
Dịp Tết Thanh Minh không chỉ là lúc để tưởng nhớ về tổ tiên mà còn là cơ hội để giáo dục đạo đức cho các thế hệ trẻ. Lúc này, trẻ em thường được cho đi cùng để được học hỏi về lòng kính ngưỡng gia tiên và cách thực hiện các nghi lễ truyền thống. Bên cạnh đó, ngay cả những người sống xa quê cũng thường thu xếp để về với gia đình và tảo mộ. Bạn không cần nhất thiết phải đi đúng ngày mà có thể chọn ngày mà nhiều người có thể đi được cũng được.
Tết Thanh Minh cũng là thời điểm để thể hiện sự nhân văn của người Việt. Người viếng cũng thường giúp sửa sang, quét dọn cho những ngôi mộ không có hoặc có ít người thăm viếng. Khi thắp hương cho mộ phần của tổ tiên mình, mọi người thường thắp cho mỗi ngôi mộ xung quanh một nén hương để cùng được chia sẻ lòng thành kính.
Tết Thanh minh 2023 rơi vào ngày nào?
Thanh có nghĩa là trong lành, sạch sẽ, minh có nghĩa là tươi sáng. Ở miền Bắc Việt Nam, đây là thời điểm trời đã hết mưa phùn, nồm ẩm, thời tiết trở nên trong sáng, dễ chịu.Thanh minh là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Tính từ đầu năm trở đi, tiết Thanh minh đứng thứ 5, sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân.
Tết Thanh minh là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, đến sau ngày Lập xuân 60 ngày. Tết Thanh minh 2023 nhằm vào thứ Tư ngày 5/4 Dương lịch.
Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu thơ nổi tiếng mà hầu như người Việt nào cũng thuộc: “Thanh minh trong tiết tháng Ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh…”. Câu này khiến mọi người nghĩ rằng Tết Thanh minh luôn diễn ra vào tháng 3 Âm lịch. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay người ta tính các tiết khí theo lịch dương. Năm Quý Mão nhuận tháng 2 – có 2 tháng 2 – nên Tết Thanh minh nhằm vào 15/2 Âm lịch chứ không phải tháng 3.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp