Chủ đề năm an toàn giao thông 2023 là gì? Mời các em cùng theo dõi nội dung dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé.
Chủ đề năm an toàn giao thông 2023 là gì?
Chủ đề năm an toàn giao thông 2023 là “Thượng tôn pháp luật để xây dựng Văn hoá giao thông an toàn”. Ý nghĩ của chủ đề an toàn giao thông năm 2023 là sự nghiêm minh của pháp luật phải được đặt lên hàng đầu, giúp người tham gia giao thông dần tạo nên ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật. Từ đó, tạo ra môi trường giao thông an toàn.
Trong năm 2023, Ủy ban ATGT Quốc gia dự kiến xây dựng chủ đề “Thượng tôn pháp luật gắn với xây dựng văn hóa giao thông an toàn”. Khi chúng ta nói đến văn hóa giao thông là nói đến những giá trị mơ hồ. Thực tế, giá trị văn hóa đầu tiên, tối thiểu của công dân trong bất kỳ lĩnh vực, hoạt động nào là tuân thủ quy định pháp luật, tôn trọng pháp luật. Thượng tôn pháp luật là cơ sở đầu tiên để xây dựng văn hóa giao thông. Những người xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật phải thượng tôn pháp luật và nêu gương. Cán bộ, đảng viên phải nêu gương thượng tôn pháp luật, từ đó tạo động lực cho toàn xã hội làm theo.
Năm 2023, bên cạnh tập trung cao độ triển khai các dự án giao thông trọng điểm, làm tốt công tác bảo trì, xử lý bất cập về tổ chức giao thông, ngành GTVT sẽ tăng cường khai thác hiệu quả các dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, dữ liệu camera để phục vụ việc quản lý vận tải, nhằm phát hiện sớm các hành vi vi phạm để có biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn.
Ủy ban ATGT Quốc gia cũng sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra tại các địa phương trong việc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Ủy ban ATGT Quốc gia, kịp thời phát hiện, xử lý ngay từ cơ sở những vấn đề bất cập, phát sinh.
Theo phát biểu của ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia
Thượng tôn pháp luật là gì?
Thượng tôn pháp luật là cách sử dụng từ Hán Việt, mà khi được diễn đạt thuần túy theo từ ngữ tiếng Việt, thì có nghĩa là “pháp luật là trên hết”; và nếu được diễn đạt theo thuật ngữ trong ngành luật học, thì là “sự nghiêm minh của pháp luật”.
Thượng tôn pháp luật trong tiếng Anh là “Strictly abide by the laws” hàm ý là tất cả mọi thành phần trong xã hội của một quốc gia, lãnh thổ phải tôn trọng và chấp hành triệt để luật pháp của quốc gia, lãnh thổ đó. Một khi luật pháp đã được ban hành, thì toàn xã hội phải lấy nó làm chuẩn mực để hành xử theo cho phù hợp, không phân biệt thành phần, địa vị xã hội, không một ai có quyền “ngồi trên” pháp luật cả.
Ở góc độ là người dân thường, tính thượng tôn pháp luật thể hiện ở việc người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật được ban hành. Tuy nhiên, để đạt được kết quả mong muốn này, người dân phải được biết và hiểu rõ các quy định được ban hành, để từ đó họ mới có thể chấp hành tốt.
Văn hóa giao thông là gì?
Văn hóa khi tham gia giao thông là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông.
Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng. Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đỗ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều… Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.
Làm thế nào để xây dựng và nâng cao văn hóa giao thông?
Văn hóa giao thông của cả cồng động sẽ được nâng lên kéo theo tình trạng tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sẽ được giảm nếu văn hóa giao thông của mỗi người được nâng cao. Bởi chỉ có vậy thì những hành vi sai trái, hỗn loạn trên đường sẽ bị cộng đồng lên án khắc phục đến mức tối đa.
Trong đó sinh viên, thanh viên đóng vai trò quan trọng trong việc “xây dựng văn hóa giao thông” bằng những việc làm cụ thể như:
- Sinh viên, thanh niên tham gia các hoạt động như hội diễn văn hóa, văn nghệ; hội thi về an toàn giao thông vì sinh viên, thanh niên cũng là lực lượng xung kích, lực lượng chủ chốt khi tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
- Hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ hằng ngày đặc biệt là đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, mô tô cũng như nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông và dừng, đỗ xe đúng phần đường quy định. Bên cạnh đó không nên dùng ô che, dàn hàng khi điều khiển phương tiện giao thông là những điều mỗi người nên ý thức để xây dựng văn hóa giao thông.
- Lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên hãy giương cao khẩu hiệu: “Văn hóa giao thông là không tai nạn”, “Xây dựng xã hội giao thông văn minh, đầy tình người và không tai nạn”, “Văn hóa giao thông, đồng hành tuổi trẻ”, “Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”,… Hãy là những tuyên truyền viên tích cực về văn hóa giao thông và cũng để mọi người biết được văn hóa giao thông là gì.
- Góp phần xây dựng nhiều con đường giao thông nông thôn; nhiều con đường, tuyến phố xanh – sạch – đẹp; chung tay bảo vệ, giữ gìn nhiều công trình giao thông công cộng,…
Ý nghĩa việc xây dựng văn hóa giao thông là gì?
- Hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều khiển hạ tầng giao thông của đất nước.
- Tạo nên cơ sở vững chắc cho 1 nền giao thông văn minh, hiện đại.
- Văn hóa giao thông được nâng cao đồng nghĩa với việc tạo nên 1 môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện cho con người và vì con người.
Biểu hiện của văn hóa giao thông
- Không tham gia/ cổ vũ các hoạt động gây rối, cản trở làm mất trật tự an toàn giao thông. Ví dụ: đua xe trái phép,…
- Không vi phạm cũng như tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông.
- Khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông hãy phê phán hoặc ngăn chặn.
- Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ.
- Không sử dụng bia, rượu trước khi điều khiển phương tiện giao thông.
- Không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định.
- Đi đúng phần đường, làn đường quy định.
- Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
- Tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần phải được bảo đảm khi tham gia giao thông.
- Tuyên truyền vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.
- Duy trì phương tiện giao thông sạch đẹp, an toàn.
- Nhiệt tình giúp đỡ người già, người khuyết tật, người bị nạn cũng như trẻ em và những người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.
- Khi xảy ra tai nạn giao thông thái độ cần hợp tác, hành vi ứng xử văn minh và lịch sự.
- Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.
*************
Trên đây là toàn bộ nội dung giúp bạn đọc biết được Chủ đề năm an toàn giao thông 2023 là gì? Hy vọng bài viết đã góp phần giúp bạn nắm thêm một số kiến thức hữu ích trong cuộc sống.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp
Bạn đang xem: Chủ đề năm an toàn giao thông 2023 là gì?