Bạo loạn chính trị là gì?
Bạo lực chính trị là bạo lực do người dân hoặc chính phủ thực hiện để đạt được các mục tiêu chính trị. Nó có thể mô tả bạo lực được sử dụng bởi một quốc gia chống lại các quốc gia khác (chiến tranh) hoặc chống lại các chủ thể phi quốc gia (đáng chú ý nhất là sự tàn bạo của cảnh sát, chống nổi dậy hoặc diệt chủng). Nó cũng có thể mô tả bạo lực có động cơ chính trị bởi các chủ thể phi nhà nước chống lại một nhà nước (nổi loạn, bạo loạn) hoặc chống lại các chủ thể phi quốc gia khác. Không hành động từ phía chính phủ cũng có thể được mô tả như một hình thức bạo lực chính trị, chẳng hạn như từ chối giảm bớt nạn đói hoặc từ chối các nguồn lực cho các nhóm có thể nhận dạng chính trị trong lãnh thổ của họ.
Do sự mất cân bằng quyền lực giữa các chủ thể nhà nước và phi nhà nước, bạo lực chính trị thường diễn ra dưới hình thức chiến tranh không đồng bộ, trong đó không bên nào có thể trực tiếp tấn công bên kia, thay vào đó dựa vào các chiến thuật như khủng bố và chiến tranh du kích, và thường bao gồm các cuộc tấn công vào các mục tiêu dân sự hoặc phi quân sự được coi là một ủy quyền cho phe đối lập. Nhiều nhóm và cá nhân tin rằng hệ thống chính trị của họ sẽ không bao giờ đáp ứng yêu cầu của họ và do đó tin rằng bạo lực không chỉ hợp lý mà còn cần thiết để đạt được các mục tiêu chính trị của họ. Tương tự như vậy, nhiều chính phủ trên thế giới tin rằng họ cần sử dụng bạo lực để đe dọa dân chúng của họ buộc phải ngoan ngoãn. Vào những thời điểm khác, các chính phủ sử dụng vũ lực để bảo vệ đất nước của họ khỏi sự xâm lược từ bên ngoài hoặc các mối đe dọa vũ lực khác và để ép buộc các chính phủ khác hoặc chinh phục lãnh thổ.
Quy định chung về tội bạo loạn
Tội bạo loạn là tội thực hiện những hành vi như sử dụng bạo lực có tổ chức ở tội này có thể là hành vi có vũ trang hoặc không, như bắn phá, gây nổ, đập phá công sở, cướp tài sản…
Những hành vi cụ thể của tội này đều là những hành vi gây rối an ninh chính trị cũng như trật tự, an toàn xã hội. Mục đích của người phạm tội khi thực hiện những hành vi này là nhằm chống lại chính quyền nhân dân, làm cho chính quyền suy yếu…
Bạo loạn là một trong những tội nguy hiểm nhất xâm phạm an ninh quốc gia và do vậy hình phạt được quy định rất nghiêm khắc, có thể tới chung thân hoặc tử hình.
Tội bạo loạn theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)
“Điều 112. Tội bạo loạn
Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Vậy trách nhiệm hình sự của tội bạo loạn
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
Hình phạt này áp dụng cho các đối tượng sau: Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng
- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
- Người hoạt động đắc lực được hiểu là người có sức đóng góp lớn trong việc thực hiện tội phạm. Thường xuyên tham gia thực hiện tội phạm…
Phạt tù từ 05 năm đến 15 năm
Áp dụng cho những người đồng phạm khác.
- Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
- Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Bạn đang xem: Bạo loạn chính trị là gì? Dấu hiệu pháp lý của tội bạo loạn
Hình phạt này áp dụng cho người chuẩn bị phạm tội này.
Dấu hiệu pháp lý của tội bạo loạn
Khách thể của tội bạo loạn
Tội phạm này xâm phạm đến vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, và đe doạ đến sức khoẻ, tính mạng và tài sản của người khác.
Chủ thể của tội bạo loạn
Chủ thể của tội phạm này là bất kì người nào đạt độ tuổi luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt khách quan của tội bạo loạn
Hành vi khách quan của tội phạm này đòi hỏi dấu hiệu là một trong hai hành vi: hành vi hoạt động vũ trang hoặc hành vi dùng bạo lực có tổ chức.
– Hành vi hoạt động vũ trang được hiểu là hoạt động tập hợp đông người có trang bị vũ khí, có thể là vũ khí thô sơ hoặc vũ khí quân dụng. Đây là hoạt động dùng vũ lực một cách công khai nhằm vào các cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước,…
– Hành vi dùng bạo lực có tổ chức là hành vi sử dụng sức mạnh tuy không có vũ khí nhưng có sự liên kết, phối hợp đồng thời của nhiều người theo chỉ đạo chung.
Đối tượng của 2 hành vi nói trên cùng nhắm tới là trụ sở cơ quan nhà nước, doanh trại quân đội, kho tàng, người thi hành công vụ,….
Hành vi cụ thể của hai hoạt động này có thể là hành vi bắn phá, cho nổ bộc phát hoặc chỉ là bao vây, chiếm đóng trụ sở của cơ quan nhà nước, hoặc là bắt giam, tra tấn cán bộ, công chức,….
Mặt chủ quan của tội bạo loạn
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân thể hiện cụ thể là nhằm gây khó khăn cho chính quyền trong việc giữ gìn an ninh chính trị và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, làm suy yếu chính quyền nhân dân.
Dấu hiệu mục đích này cho phép phân biệt tội bạo loạn với các tội khác như tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 Bộ luật Hình sự), tội chống người thi hành công vụ (Điều 330 Bộ luật Hình sự).
Tội phá rối an ninh theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Tội phá rối an ninh được thể hiện ở một trong các hành vi sau: kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị – xã hội. Tội phá rối an ninh thường được thực hiện dưới hình thức đồng phạm, công khai đối mặt với chính quyền.
Theo Điều 118 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Dấu hiệu pháp lý của tội phá rối an ninh
Tội phá rối an ninh là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập đông người gây rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở sự hoạt động của cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc là những hành vi đồng phạm khác phá rối an ninh.
Khách thể của tội phạm
Tội phạm này xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, và an ninh đối nội Nhà nước.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, tức là các cá nhân thoả mãn 02 dấu hiệu về độ tuổi (từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc từ đủ 16 tuổi trở lên), và năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan mà cấu thành tội phạm của tội phá rối an ninh đòi hỏi là hành vi do đông người cùng thực hiện phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức. Như vậy, dấu hiệu pháp lý đầu tiên thuộc mặt khách quan của tội phá rối an ninh là sự tham gia của đông người. Hành vi mà những người này cùng thực hiện là:
– Hành vi chống người thi hành công vụ: là hành vi cản trở bằng các thủ đoạn khác nhau nhằm khiến cho người thi hành công vụ không thực hiện được công vụ của mình như đe doạ, cản đường,….
– Hành vi cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức: là hành vi làm cho cơ quan, tổ chức không thể hoạt động bình thường được như hành vi tụ tập đông người gây mất ổn định trong trụ sở cơ quan, hay hành vi ngăn cản người ra vào trụ sở cơ quan, tổ chức,…
– Hành vi phá rối an ninh khác nhưng phải là các hành vi có tính chất gây ra sự mất ổn định về an ninh trật tự như hành vi tụ tập đông người gây ồn ào, náo động nơi công cộng hoặc cản trở giao thông,…
Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Mục đích mà người phạm tội nhằm hướng tới khi thực hiện các hành vi trên là mục đích chống chính quyền nhân dân.
Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ theo quy định của pháp luật hiện hành?
Theo Điều 111 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định như sau:
“Điều 111. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ
Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Thứ nhất, Về dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ gồm những dấu hiệu sau: