Bạo lực ngôn từ là gì?
Bạo lực ngôn từ là một trong những hình thức làm tổn thương đối phương. Tuy nhiên, thay vì sử dụng các hành động thể chất để làm nguy hại về thể chất của một cá nhân. Và công cụ của hình thức bạo lực mang tính sát thương lớn này lại chủ yếu là những lời nói.
Đối với hình thức này, mọi người thường sử dụng những lời nói với tính chất tiêu cực, lăng mạ. Thậm chí nhiều trường hợp, những lời công kích đã gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc dành cho đối phương.
Bạo lực ngôn từ là một khái niệm còn mới ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong tiếng Anh, bản dịch gần nghĩa nhất với khái niệm bạo lực ngôn từ là verbal violence, cụ thể hơn chính là hành vi dùng ngôn từ để tấn công, công kích, xúc phạm một hay nhiều người (verbal abuse). Bạo lực ngôn từ là hành vi sử dụng ngôn ngữ vượt quá giới hạn, thể hiện khi nói hoặc viết nhằm đe dọa, xúc phạm, hạ thấp giá trị người khác, vô hình gây nên những tổn thương tâm lý cho người tiếp nhận.
Bạo lực ngôn từ là một thực trạng nan giải ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, trong thời đại các mạng xã hội phát triển như hiện nay, vấn đề này trên mạng xã hội ngày càng nguy hiểm và gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội. Mạng xã hội được ví như con dao 2 lưỡi ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mục đích. Khá nhiều người lựa chọn mạng xã hội là nơi để bày tỏ quan điểm cá nhân của mình về người khác, thậm chí đưa ra những ngôn ngữ xúc phạm để vùi dập họ. Đây được coi là hành vi bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội. Thuật ngữ “bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội” chưa được nhiều người biết đến và chưa có nhiều nghiên cứu liên quan. Các kết quả tìm kiếm về vấn đề này đưa ra thường là: bạo lực mạng, bạo lực ngôn ngữ trực tuyến, bạo lực ngôn ngữ mạng, bạo lực trực tuyến, bắt nạt qua mạng, bạo lực Internet, lạm dụng trực tuyến, bạo lực tinh thần trên mạng xã hội hay xúc phạm mạng.
Tóm lại, bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội là hành vi lạm dụng ngôn ngữ của cư dân mạng khi sử dụng mạng xã hội trong không gian ảo (Internet) nói riêng và là một phần mở rộng của bạo lực xã hội nói chung nhằm đe dọa, xúc phạm, hạ thấp giá trị người khác, thỏa mãn cảm xúc cá nhân, vô hình gây nên những tổn thương tâm lý cho người tiếp nhận, thậm chí ảnh hưởng tới thể chất và có thể thiệt hại cả tính mạng.
Biểu hiện của bạo lực ngôn từ
Những biểu hiện của một đứa trẻ đang phải chịu đựng những hình thức bạo lực ngôn từ có thể kể tới:
- Bé thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực và thậm chí sẽ hành hạ bản thân của mình.
- Con sẽ thường xuyên cảm thấy bất an, sợ hãi những điều xung quanh dù chúng không làm hại gì đến bé, từ đó bé càng hạn chế hơn việc giao tiếp với mọi người.
- Luôn cho rằng bản thân yếu kém và không có mục tiêu nỗ lực trong cuộc sống. Bé có thể tự chê bai bản thân bằng những câu nói rất tiêu cực.
- Con có thể tự đánh mất cảm xúc của bản thân, vui buồn lẫn lộn. Bé thường sẽ không kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của bản thân
Đây là một số biểu hiện rất dễ nhận thấy về việc bé đang phải chịu những hình thức tra tấn bằng bạo lực ngôn từ. Tuy nhiên, điều rất đáng buồn là nhiều bố mẹ lại nghĩ rằng, việc sử dụng chúng với con trẻ là đang dạy bé, giúp cho con có thể vượt qua được những khó khăn về sau này.
Hậu quả của bạo lực ngôn từ đối với con trẻ
Nhiều bố mẹ thường nghĩ rằng, việc quát mắng con cái là chuyện bình thường và bố mẹ không cần phải để tâm đến những hậu quả có thể xảy ra đối với các bé. Tuy nhiên, hậu quả của việc sử dụng hành vi bạo lực bằng lời nói đối với các con là vô cùng nguy hiểm. Cụ thể:
Suy nghĩ tiêu cực
Một trong những hậu quả dễ thấy của hành vi sử dụng bạo lực ngôn từ đó là việc các con sẽ thường xuyên suy nghĩ tiêu cực. Nếu như bé càng nghe nhiều những lời quát mắng, lăng mạ trong thời gian dài, chúng có thể điều khiển được suy nghĩ của các con. Nguy hiểm hơn nữa, nếu trạng thái tiêu cực kéo dài có thể dẫn đến chứng bệnh trầm cảm. Đây là trạng thái bệnh lý rất nguy hiểm về mặt tâm thần nếu như các con mắc phải.
Gây tổn thương tinh thần lâu dài cho con
Đời sống tinh thần là những hoạt động đời sống thuộc về nội tâm của mỗi cá nhân, do đó tinh thần cũng chính là thế giới riêng của mỗi người. Và một khi đời sống tinh thần của các con đã bị tổn thương, các bé sẽ không có tinh thần để làm được bất cứ việc gì, kể cả đó là sở trường của bé hay là những việc mà bé thích nhất.
Việc gặp những tổn thương tinh thần sẽ khiến cho các bé luôn cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống và khó có thể đưa ra được những quyết định chính xác cho riêng mình.
Ảnh hưởng đến cảm xúc của con
Việc sử dụng ngôn từ bạo lực sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp một cách tiêu cực tới với cảm xúc của các con. Nếu các bé thường xuyên phải chịu đựng những lời quát mắng, chì chiết tới từ bố mẹ, bạn bè… các con sẽ luôn ở trong tình trạng lo lắng quá độ, thậm chí là vui buồn thất thường.
Làm thế nào để bố mẹ hạn chế dùng bạo lực ngôn từ đối với con
Để có thể hạn chế tối đa việc sử dụng các câu nói mang tính chất bạo lực, các bố mẹ cần chú ý những điều sau:
Đặt bản thân mình vào vị trí của các con
Trước khi nói những câu quát mắng các con dù chỉ để thỏa mãn cảm xúc của bản thân. Các bố mẹ hãy thử một lần đặt mình vào vị trí của các con để thử lắng nghe cảm xúc của các bé. Nếu như bạn cũng cảm thấy bé không thoải mái để nghe những lời nói như vậy thì tốt nhất đừng vì cảm xúc của bản thân mà đi nói với bé.
Tránh sử dụng những ngôn từ mang tính chất tiêu cực
Khi muốn nhận xét bé về một vấn đề nhất định, các bố mẹ hãy suy nghĩ thật kỹ và tránh tuyệt đối việc sử dụng những từ ngữ mang tính chất tiêu cực và cố gắng giữ vững thái độ tôn trọng con khi đưa ra những ý kiến của riêng mình. Hãy cố gắng giải thích cho con một cách hết sức nhẹ nhàng để bé có thể hiểu rõ được mình sai ở đâu và sẽ có cách thức sửa sai nhất định.
Trực tiếp bảo vệ con
Suy cho cùng, mong muốn của các con đó là được bố mẹ bảo vệ. Chính vì thế, nếu như bé bị các bạn bè xung quanh kì thị, sử dụng những lời nói mang tính chất bạo lực. Các bố mẹ hãy trực tiếp đứng ra để bảo vệ con bằng nhiều cách thức như: Thông báo tới thầy cô về việc con bị bạn khác hăm dọa, thậm chí yêu cầu cơ quan công an vào cuộc nếu như bé có dấu hiệu bị xâm hại về mặt thể chất….