Nữ hoàng Elizabeth I là ai?
Elizabeth I của Anh (tiếng Anh: Elizabeth I of England; tiếng Pháp: Élisabeth Ire d’Angleterre; tiếng Tây Ban Nha: Isabel I de Inglaterra; 7 tháng 9 năm 1533 – 24 tháng 3 năm 1603) là Nữ vương nước Anh và Ireland từ ngày 17 tháng 11 năm 1558 cho đến khi qua đời.
Nữ hoàng Elizabeth I lên ngôi năm 1558 khi mới 25 tuổi, và cai trị 44 năm. Trước đó bà là một công chúa, nhưng bị tuyên bố bất hợp pháp vì vướng vào các mưu đồ chính trị. Cuối cùng, sau cái chết của người chị cùng cha khác mẹ là Mary Tudor, bà giành được vương miện.
Trong suốt triều đại của mình, Elizabeth I đã thiết lập đạo Tin Lành ở Anh; đánh bại hải quân Tây Ban Nha năm 1588; duy trì hòa bình bên trong lãnh thổ vốn bị chia cách của mình trước đó; và kiến tạo môi trường cho nghệ thuật phát triển. Đôi lúc người ta gọi bà là “Nữ hoàng trinh bạch”, vì bà không lập gia đình.
Elizabeth là con gái Vua Henry III cùng hoàng phi của ngài là Anne Boleyn. Khi nàng lên 2 thì mẹ bị xử trảm theo lệnh của cha, vì nghi ngờ ngoại tình và mưu sát.
Tuổi thơ và giáo dục
Nữ hoàng Elizabeth I sinh ngày 7 tháng Chín, 1533, tại Greenwich, Anh. Nàng được nuôi dạy như mọi trẻ em hoàng gia khác, có gia sư và được học nhiều bộ môn, trong đó nàng đặc biệt giỏi về ngôn ngữ và âm nhạc.
Sau khi cha mất năm 1547, Elizabeth sống dưới sự săn sóc của mẹ kế là Catherine Parr. Parr thuê gia sư cho nàng, trong số đó có William Grindal và Roger Ascham.
Căng thẳng xảy ra khi Parr tái giá với Thomas Seymour, khiến Elizabeth phải trở về đất phong của mình tại Hatfield, cách xa hoàng cung. Mối quan hệ của nàng với Seymour về sau trở nên khăng khít, và Seymour bị kết tội cố ý tìm cách cưới Elizabeth để chiếm đoạt quyền lực, cuối cùng bị xử tử.
Anh chị em của Nữ hoàng Elizabeth I
Elizabeth có một người chị cùng cha khác mẹ là Mary Tutor, trưởng nữ của nhà vua với người vợ đầu là Catherine xứ Aragon, và là đứa con duy nhất sống sót sau vụ ngoại tình. Elizabeth còn có một người em là Edward, trưởng nam hợp pháp duy nhất của nhà vua với người vợ thứ ba là Jane Seymour.
Elizabeth và Mary bị tuyên bố là con bất hợp pháp vì tiên vương cố tình tìm cách để Edward được kế vị. Hai nàng về sau được đưa vào danh sách kế vị dự bị. Khi Henry III qua đời năm 1547, Edward lên ngôi, xưng là Vua Edward VI.
Edward VI chỉ cai trị được 6 năm rồi mất năm 1553. Mary Tudor và người cháu họ, Phu nhân Jane Grey, nằm trong danh sách kế vị.
Edward đã chỉ định Grey làm người kế vị. Nhưng thời gian cai trị của bà cũng chóng vánh: Mary được dân Anh ủng hộ, và phế truất Grey chỉ sau 9 ngày tại vị.
Dù Elizabeth ủng hộ Mary đảo chính, nhưng nàng không thoát được sự nghi ngờ. Là một tín đồ thành tín, Mary cố gắng phục hồi đức tin trên xứ sở của mình, nối lại quan hệ với Giáo hoàng mà tiên vương đã cắt đứt. Tuy Elizabeth ủng hộ sự cải tổ tôn giáo ấy, nhưng đối với những người muốn đất nước theo đạo Tin Lành thì nàng vẫn là một đại diện kế vị tiềm năng.
Năm 1554, Thomas Wyatt tổ chức một cuộc nổi loạn chống lại Mary, với hy vọng đưa Elizabeth lên ngôi, phục hồi đạo Tin Lành ở Anh. Kế hoạch của ông bị phát giác, Elizabeth mau chóng bị tống giam. Tuy Elizabeth phủ nhận sự tham gia của mình vào âm mưu ấy, nhưng vương tỉ của nàng hoàn toàn không tin.
Dù thế, ít lâu sau nàng được phóng thích, nhưng phải sống trong sự giám sát nghiêm ngặt của chị. Wyatt bị xử tử, nhưng đến chết vẫn khăng khăng rằng Elizabeth không biết gì về vụ nổi loạn. Cuối cùng thì Elizabeth trở về Hatfield, tiếp tục học tập. Năm 1558, nàng lên ngôi sau khi Mary Tudor chết.
Triều đại của nữ hoàng Elizabeth I
Elizabeth cai trị 44 năm, từ 1558 cho đến khi qua đời năm 1603.
Ngay khi lên ngôi nàng đã phải đối mặt với những rắc rối mà Mary để lại. Đất nước đang chiến tranh với Pháp, cuộc chiến làm khánh kiệt ngân khố quốc gia.
Một căng thẳng nghiêm trọng khác là xung đột giữa các giáo phái xảy ra sau khi Mary cố gắng đưa nước Anh trở về với Công giáo La Mã bằng mọi biện pháp có thể. Bà xử tử một lúc 300 người theo đạo Tin Lành vì tội dị giáo. Và những hành động tàn nhẫn tương tự khiến bà có biệt danh là Bloody Mary (Mary khát máu).
Elizabeth hành động quyết đoán giải quyết những vấn đề nóng bỏng ấy. Trong phiên họp Nghị viện thứ nhất năm 1559, bà kêu gọi thông qua Đạo luật Tối cao, tái phục hồi Anh giáo, và Đạo luật Hòa hợp.
Elizabeth xử lý các xung đột tôn giáo trong đất nước một cách ôn hòa. “Chỉ có một Chúa Giêsu”, một lần bà nói, “còn chúng ta chỉ biết tranh cãi và hận thù.”
Các sử gia có những nhìn nhận khác nhau về vấn đề bách hại người Công giáo dưới thời Elizabeth. Giáo hội Công giáo ái ngại trước hành động của bà, và năm 1570, Giáo hoàng Pius V ra vạ tuyệt thông đối với Elizabeth.
Với sự hỗ trợ của quan thái sư William Cecil, Elizabeth kết thúc cuộc chiến với Pháp. Bà đã tránh được xung đột với thế lực mạnh nhất đương thời là Tây Ban Nha, trong hầu như toàn bộ thời gian trị vì của mình.
Nhưng năm 1585, Elizabeth ủng hộ cuộc nổi dậy của đạo Tin Lành chống lại người Tây Ban Nha tại Hà Lan. Tây Ban Nha kéo quân đánh dằn mặt người Anh, nhưng Anh đã chiến thắng hạm đội Tây Ban Nha nức tiếng năm 1588. Theo nhiều báo cáo, thời tiết được cho là yếu tố quyết định giúp cho chiến thắng của người Anh.
Nước Anh thời Elizabeth I
Thời đại trị vì của nữ hoàng Elizabeth đôi lúc được xem là thời hoàng kim của nước Anh, hòa bình và thịnh vượng, nghệ thuật phát triển dưới sự bảo trợ của nữ hoàng.
Tuy cai trị nghiêm khắc, nhưng Elizabeth cũng dành nhiều thời gian cho các thú tiêu khiển. Bà yêu âm nhạc, chơi sáo rất cừ. Thomas Tallis và William Byrd là hai nhạc sư trong triều của bà. Bà cũng thích khiêu vũ và xem kịch. Triều đại của bà tạo điều kiện cho nhiều tài năng phát triển, như William Shakespeare và Christopher Marlowe.
Các nhà văn nhiệt liệt tán dương bà, các nghệ sĩ đua nhau vẽ chân dung bà. Qua những bức họa họ để lại ta còn biết được rằng nữ hoàng Elizabeth là một chuyên gia thời trang. Bà yêu trang phục đẹp và trang sức tinh tế, trang điểm cầu kỳ.
Nữ hoàng Anh Elizabeth I và nữ hoàng Scots Mary
Trong thời gian trị vì của nữ hoàng Anh Elizabeth, Mary, nữ hoàng Scots, khẳng định mình mới là nữ hoàng hợp pháp của Anh, đe dọa phế truất đứa người em họ của mình. Mary theo Công giáo, vậy nên với hầu hết người Công giáo ở Anh ủng hộ bà.
Là con gái của vua James V xứ Scotland, Mary Stuart đã hợp nhất vương quốc của bà với Pháp năm 1558 khi cưới vị vua tương lai của Pháp là Francis II. Sau khi Francis chết, bà trở lại Scotland năm 1561.
Elizabeth tống giam cô chị họ năm 1567 với sự trợ giúp của giới sát thủ, trong đó có Babington Plit, và giam cầm trong suốt 20 năm trời trước khi xử tử năm 1587.
Giai đoạn cuối trong thời trị vì
Cuối thời Elizabeth xảy ra nhiều vấn đề gây hỗn loạn trong nước: mất mùa, thất nghiệp, và lạm phát gia tăng. Thiếu thốn lương thực khiến nhiều nơi ở Ireland xảy ra bạo loạn.
Trong tình thế ấy, nhiều nhân vật thách thức quyền lực của Elizabeth, trong số đó có Robert Devereaux, Công tước xứ Essex. Bà phái ông đến Ireland để dẹp yên nổi loạn trong một cuộc chiến được biết đến với tên gọi Cuộc Chiến Chín Năm do lãnh chúa người Gaeic là Hugh O’Neill lãnh đạo. Thay vì thi hành mệnh lệnh của nữ hoàng, Essex trở lại Anh để tự mình làm một cuộc nổi dậy khác. Nhưng ông thất bại, bị xử tử năm 1601 vì tội phản quốc.
Chồng con của nữ hoàng Elizabeth I
Elizabeth không lập gia đình và không có con; bà không muốn chia sẻ quyền lực với bất kỳ ai. Qua thời gian, bà tạo lập hình ảnh của mình trong lòng dân chúng như là một “Nữ hoàng trinh bạch”
Chọn người kế vị là một vấn đề nan giải với Elizabeth. Trong thời gian trị vì của mình, bà cũng có nhiều cuộc mai mốt với các gia đình hoàng gia khác. Nhưng nhìn gương cha và chị, bà thấy rõ những rắc rối và thách thức mà các cuộc hôn nhân hoàng gia thường mang lại.
Người chị cùng cha khác mẹ là Mary Tutor cưới vua Philip II của Tây Ban Nha, một lựa chọn bất thường, chỉ vì ông vua ấy có cùng đức tin Công giáo, và bà hy vọng sẽ hợp nhất hai quốc gia làm một. Phillip cũng từng ngỏ lời cầu hôn Elizabeth, nhưng bà từ chối.
Trong số các vị cầu thân với Elizabeth còn có Archduke Charles nước Áo, sau trở thành vua Henry III của Pháp. Tuy không kết hôn với bất kỳ ai, nhưng nữ hoàng cũng khéo léo vận dụng chuyện cầu thân cho các mục đích chính trị của mình.
Dường như nữ hoàng có tình cảm với một trong số các cận thần của mình, quan Robert Dudley. Mối quan hệ của họ là đề tài đàm tiếu của nhiều người. Đôi bên bị hoài nghi trước cái chết của vợ Dudley.
Nữ hoàng Elizabeth qua đời
Nữ hoàng qua đời ngày 24/3/1603, tại cung điện Richmond, Surrey. Người ta tin rằng một loại mỹ phẩm mà nữ hoàng thường sử dụng để trang điểm cho ngoại hình xanh xao, tên gọi là “spirit of Saturn” – có thành phần gồm chì và dấm – có thể đã gián tiếp dẫn tới cái chết của bà.
Bí ẩn về nữ hoàng Elizabeth I
Elizabeth (1533 – 1603) trị vì suốt 45 năm. Trong triều đại của bà, nước Anh trở thành một thế lực có ảnh hưởng toàn cầu. Cuộc đời riêng của vị vua có danh hiệu “nữ hoàng đồng trinh” này có nhiều điều ly kỳ và bí ẩn.
Truân chuyên đường đến ngai vàng
Vừa ra đời, Elizabeth đã được vua cha Henry 8 ban quyền kế vị, dù ngài đã có con gái là Mary với người vợ trước. Nhưng khi mới lên ba, hoàng hậu Anne Boleyn mẹ cô đã bị thất sủng rồi bị chém đầu, Elizabeth lập tức bị tước danh hiệu công chúa, truất quyền thừa kế tài sản của mẹ và cấm sống gần cha, người đã nhanh chóng cưới vợ mới và sinh được con trai.
Từ đó, công chúa bé bỏng được trao cho hết người giám hộ này đến người giám hộ khác. Nhưng là một cô bé thông minh, đầy nghị lực, Elizabeth chăm chỉ học hành, trở nên hiểu biết rộng, nói được nhiều thứ tiếng và chiếm được tình cảm của nhiều người.
Henry 8 qua đời, em trai khác mẹ của Elizabeth là Edward kế vị, nhưng ông hoàng ốm yếu này sớm qua đời ở tuổi 15, để lại di chúc loại bỏ hai bà chị là Mary và Elizabeth khỏi danh sách thừa kế. Nhưng vị nữ hoàng mới là Jane Grey chỉ ở ngôi được hai tuần đã bị phế truất, ngai vàng về tay Mary, chị gái khác mẹ của Elizabeth. Hai chị em tiến vào London trong sự tung hô mừng rỡ của dân chúng. Thế nhưng, sự thân thiết của họ không kéo dài,
Trong khi nữ hoàng Mary theo Công giáo thì cô em Elizabeth lại theo đức tin Kháng cách, và đức tin này luôn bị bà chị “đàn áp”. Năm 1554, và Elizabeth bị bắt giam trong tháp London do bị cho là có dính líu đến một cuộc nổi dậy chống lại Mary. Nàng công chúa này thậm chí còn suýt bị tử hình nếu không có sự phản đối của dân chúng. Sau hai tháng cầm cố, Elizabeth được thả và đưa về quản thúc tại gia trong tiếng hoan hô đón mừng của người dân hai bên đường.
Cuối cùng, những gian truân cũng qua đi. Khi Mary, người được gán biệt danh là nữ hoàng khát máu do sự đàn áp khắc nghiệt những người khác tôn giáo, qua đời do đẻ khó, Elizabeth được đón lên ngai vàng nước Anh, phù hợp với mong mỏi của dân chúng. Tương truyền, khi đó công chúa 25 tuổi đang ngồi dưới gốc sồi đọc Kinh thánh thì một người hầu háo hức đến truyền tin: “Thưa bệ hạ…”.
Những cuộc tình và cuộc đời độc thân
Nữ hoàng Elizabeth 1 được miêu tả là một cô gái rất xinh đẹp với gương mặt diễm lệ, mái tóc vàng óng rạng rỡ và thân hình nuột nà làm say lòng người. Elizabeth lại thích trang điểm và trang điểm rất khéo, vì thế luôn trở thành trung tâm của mọi cuộc vũ hội, làm giới đàn ông say mê. Người ta cho rằng, cả vua Felipe 2 của Tây Ban Nha, vua Thụy Điển Eric và vương công nước Pháp đều say đắm nữ hoàng, Ngay trong triều đình nước Anh cũng luôn luôn có các nhà quý tộc “gằm ghè” mong chiếm được trái tim nữ chúa tể. Và là một cô gái trẻ, Elizabeth cũng không thờ ơ với nam giới.
Người ta cho rằng, thời thiếu nữ, Elizabeth từng yêu người bảo trợ là Thomas Seymuor, chồng sau của mẹ kế cô. Sau này khi cô đã là nữ hoàng, cũng có một số người đàn ông được sủng ái, nhưng không ai trong số họ tiến được đến địa vị người chồng, ngay cả người tình gắn bó nhất là Robert Dudley, một người đã có vợ. Mối quan hệ giữa họ công khai đến nỗi ai cũng biết. Dudley có thể tự do đi thẳng vào phòng ngủ của nữ hoàng. Và những khi ông không đến, nữ hoàng buồn bã mặt ủ mày chau. Vì thế khi Dudley góa vợ, ai cũng nghĩ rằng nữ hoàng sẽ kết hôn. Nhưng điều đó đã không xảy ra, danh vị cao nhất mà Dudley đạt được chỉ là “bá tước Lester”.
Năm 46 tuổi, Elizabeth yêu say đắm một chàng trai 23 tuổi, công tước Alencon nước Pháp, đến nỗi hai người dám âu yếm nhau trước đám đông. Nhưng trái với dự đoán của mọi người, vị công tước vẫn không thể thành chồng nữ hoàng. Một số người tình khác của bà cũng vậy, chỉ yêu đương và được phong tước vị, nhưng cưới thì không. Thậm chí một người tình của bà là bá tước Essex, trẻ hơn bà 30 tuổi, còn bị nữ hoàng ra lệnh chặt đầu khi phạm tội.
Là một nữ hoàng, Elizabeth luôn bị quần thần giục giã chuyện kết hôn ngay từ lúc mới lên ngôi cho đến khi lớn tuổi, nhưng bà vẫn một mực cự tuyệt mà không nói lý do. Nhiều người đoán rằng, bà bị ám ảnh bởi những cuộc hôn nhân của cha và cái chết đau thương của mẹ. Cha bà đã cưới đến 6 bà vợ, và liên tục là kẻ bạc tình. Mẹ bà, hoàng hậu Anne Boleyn, từng được Henry 8 sủng ái đến mức phế truất vợ trước (mẹ của nữ hoàng Mary) để cưới bằng được, nhưng cũng chỉ mấy năm đã bị nhà vua kiếm cớ chặt đầu để vội vàng cưới ngay người khác. Có lẽ nỗi đau thời thơ ấu đó khiến Elizabeth không dám mạo hiểm lấy chồng.
Cũng có ý kiến cho rằng, nữ hoàng không lấy chồng vì sợ bị chia sẻ quyền lực, rằng bà không cần có một người đàn ông giúp mình trị quốc. Mặt khác, một cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối với ông hoàng nước ngoài nào đó có thể dẫn đến tình trạng chính sự nước Anh bị nước ngoài can thiệp, chi phối, như tấm gương của nữ hoàng tiền nhiệm là Mary, người đã cưới hoàng tử, sau là vua Tây Ban Nha.
Thậm chí có những người còn cho rằng, nữ hoàng không bình thường về mặt sinh lý, không phải là người phụ nữ thực thụ. Nhưng tất cả đều chỉ là giải thuyết, còn lý do thực sự khiến Elizabeth suốt đời không xuất giá vẫn mãi là điều bí ẩn. Còn với dân chúng thời bấy giờ, việc vị nữ hoàng xinh đẹp sống độc thân khiến hình ảnh bà trở nên linh thiêng như một vị nữ thần, họ sùng bái và gọi bà là “nữ hoàng đồng trinh”.
********************
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp