Đề bài: Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa
Bạn đang xem: Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa
I. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa, mẫu 1 (Chuẩn)
– Nghĩa thực: dùng để đun nấu, là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, gắn với hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ.
– Nghĩa biểu tượng:+ Biểu tượng cho tình yêu, niềm tin, hi vọng mà bà nhen nhóm trong cháu.+ Biểu tượng đẹp cho tình bà cháu, tình cảm gia đình, quê hương, đất nước.=> Nhan đề thể hiện chủ đề tác phẩm: gợi lại những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu; thể hiện lòng kính yêu, trân trọng, sự biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
II. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa, mẫu 2 (Chuẩn)
“Bếp lửa” – Bằng Việt là bài thơ cảm động về tình bà cháu. Nhan đề bài thơ “Bếp lửa” là một nhan đề giàu ý nghĩa. Bếp lửa vốn dùng để đun nấu, là hình ảnh quen thuộc của gia đình, làng quê Việt Nam. Mượn hình ảnh bếp lửa, nhà thơ muốn gợi nhắc đến hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm cùng những kỉ niệm tuổi thơ gian khó nhưng ấm áp bên bà. Không những vậy, nhan đề “bếp lửa” còn mang ý nghĩa biểu tượng, gợi liên tưởng đến tình yêu, niềm tin, hi vọng mà bà đã nhen nhóm trong cháu. Bếp lửa chính là biểu tượng của tình bà cháu thiêng liêng, tình cảm gia đình ấm áp và hơn thế còn là tình yêu quê hương, đất nước. Như vậy, nhan đề “bếp lửa” đã góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề, tư tưởng của tác phẩm: Bài thơ gợi lại những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu; thể hiện lòng kính yêu, trân trọng, sự biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
——————-HẾT——————-
Bên cạnh việc tìm hiểu ý nghĩa nhan đề Bếp lửa, các em còn có thể tham khảo thêm các bài viết: Ý nghĩa nhan đề bài thơ Nói với con, Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng của Kim Lân, Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà, Ý nghĩa nhan đề Mùa xuân nho nhỏ để củng cố thêm kiến thức. Chúc các em ôn tập tốt!
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục