Hóa học 8 Bài 4: Nguyên tử được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 8 Bài 4
Khái niệm
– Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
VD: Kim loại natri được cấu tạo từ rất nhiều nguyên tử natri
– Đường kính nguyên tử vào khoảng 10-8 cm
– Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân mang điện tích dương
+ Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
– Electron, kí hiệu là e, có điện tích âm nhỏ nhất và quy ước ghi bằng dấu (-)
Hạt nhân nguyên tử
– Được cấu tạo bởi proton và notron.
+ Proton được kí hiệu là p, có điện tích như electtron nhưng khác dấu, ghi bằng dâu (+)
+ Notron không mang điện, kí hiệu là n
– Trong một nguyên tử:
Số p = số e
– Proton và nơtron có cùng khối lượng, khối lượng của e rất bé
– Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử
Lớp electron
– Electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lứp, mỗi lớp có một số e nhất định
– Nguyên tử có thể liên kết với nhau nhờ electron
Giải bài tập SGK Hóa học 8 Bài 4
Bài 1 (trang 15 SGK Hóa 8)
Hãy chép các câu sau đây vào vở bài tập với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp
“….là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện : từ …. tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm …. mang điện tích dương và vỏ tạo bởi ….”
Lời giải:
“Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện : từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm”.
Bài 2 (trang 15 SGK Hóa 8)
a) Nguyên tử tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa, đó là những hạt nào?
b) Hãy nói tên, kí hiệu và điện tích những loại hạt mang điện?
c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?
Lời giải:
a) Nguyên tử tạo thành từ ba loại nhỏ hơn nữa là: proton, electron và nơtron.
b) Tên, kí hiệu, điện tích những loại hạt mang điện
Tên Proton Electron Kí hiệu p e Điện tích +1 -1
c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt proton trong hạt nhân.
Bài 3 (trang 15 SGK Hóa 8)
Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?
Lời giải:
Khối lượng nguyên tử gồm khối lượng hạt nhân và khối lượng các electron, nhưng khối lượng electron quá nhỏ so với khối lượng hạt nhân, nên có thể bỏ qua. Do đó có thể coi khối lượng hạt nhân là khối lượng nguyên tử.
Bài 4 (trang 15 SGK Hóa 8)
Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào? Lấy vị dụ minh họa với nguyên tử oxi.
Lời giải:
Electron luôn chuyển động nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
Ví dụ: Nguyên tử oxi có 8 electron chia hai lớp, lớp trong có 2 và lớp ngoài có 6 electron.
Bài 5 (trang 15 SGK Hóa 8)
Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau:
Hãy chỉ ra: Số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.
Lời giải:
Nguyên tử Số p trong hạt nhân Số e trong nguyên tử Số e lớp ngoài cùng Số lớp electron He 2 2 2 1 C 6 6 4 2 Al 13 13 3 3 Ca 20 20 2 4
Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 4 (có đáp án)
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và (1) về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi (2) mang (3)”
A. (1) trung hòa (2) hạt nhân (3) điện tích âm
B. (1) trung hòa (2) một hay nhiều electron (3) không mang điện
C. (1) không trung hòa (2) một hạt electron (3) điện tích dương
D. (1) trung hòa (2) một hay nhiều electron (3) điện tích âm
Lời giải
Đáp án: D
Câu 2: Chọn đán án đúng nhất
A. Số p=số e
B. Hạt nhân tạo bởi proton và electron
C. Electron không chuyển động quanh hạt nhân
D. Eletron sắp xếp thành từng lớp
Lời giải
Đáp án: A
Câu 3: Cho biết số p, số e, số lớp e và số e lớp ngoài cùng của (I)
A. Số p = số e = 5, Số lớp e = 3, Số e lớp ngoài cùng =3
B. Số p = số e = 5, Số lớp e = 2, Số e lớp ngoài cùng =3
C. Số p là 5, Số e = số lớp e là 3, Số e lớp ngoài cùng là 2
D. số e lớp ngoài cùng = số lớp e = 3, số p là 5, số e là 4
Lời giải
Đáp án: A
Câu 4: Chọn đáp án sai
A. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử
B. Số p = số e
C. Hạt nhân tạo bởi proton và notron
D. Oxi có số p khác số e
Lời giải
Đáp án: D
Câu 5: Đường kính của nguyên tử là
A. 10-8 cm
B. 10-9 cm
C. 10-8 m
D. 10-9m
Lời giải
Đáp án: A
Câu 6: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Tại sao? Chọn đáp án đúng
A. Do có electron
B. Do có notron
C. Tự đưng có sẵn
D. Do khối lượng hạt nhân bằng khối lượng nguyên tử
Lời giải
Đáp án: A
Câu 7: Vì sao khối lương nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân. Chọn đáp án đúng
A. Do proton và notron có cùng khối lượng còn electron có khối lượng rất bé
B. Do số p = số e
C. Do hạt nhân tạo bởi proton và notron
D. Do notron không mang điện
Lời giải
Đáp án: A
Câu 8: Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử có những gì?
A. Electron
B. Notron
C. Proton
D. Không có gì
Lời giải Đáp án: D
Câu 10: Điền từ vào chỗ trống
“Trong tự nhiên, hidro có một người anh em sinh đôi là(1).Nguyên tử(2) còn được gọi là ‘hidro (3)’, chỉ khác có thêm 1 (4)”
A. 1- đơtriti 2- hidro 3- nhẹ 4- proton
B. 1- triti 2- hidro 3-nặng 4- electron
C. 1- doteri 2- doteri 3-nặng 4- notron
Lời giải
Đáp án: C
******************
Trên đây là nội dung bài học Hóa học 8 Bài 4: Nguyên tử do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Nguyên tử. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Hoá học 8