Văn hóa là thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên và phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được khái niệm này để có thể sử dụng chính xác.
1. Văn hóa là gì?
Trong quá trình đổi mới thể chế, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đã tạo những tiền đề, điều kiện, môi trường,, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với văn hóa. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với văn hóa, cũng như vai trò của tất cả các chủ thể trong xã hội về văn hóa, đã tạo nên bước phát triển mới của nền văn hóa Việt Nam. Những thành tựu cũng như yếu kém, bất cập trong phát triển văn hóa, đã được tổng kết – đánh giá chính thức nêu trong các văn kiện của Đảng (Nghị quyết các Đại hội Đảng và nghị quyết các Hội nghị Trung ương Đảng), Nhà nước.
Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn)… Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa hóa gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong lục, lối sống, lao động…
Tuy nhiên ngay cả với cách hiểu rộng này trên thế giới cũng có hàng trăm định nghĩa khác nhau. Để định nghĩa một khái niệm trước hết cần xác định được những đặc trưng cơ bản của nó. Đó là những nét riêng biệt và tiêu biểu, cần và đủ để phân biệt khái niệm (sự vật) ấy với khái niệm (sự vật) khác. Phân tích các cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay (coi văn hóa như tập hợp, như hệ thông, như giá trị, như hoạt động, như kí hiệu, như thuộc tính nhân cách, như thuộc tính xã hội…), có thể xác định được 4 đặc trưng cơ bản mà tổng hợp lại, ta có thể nêu ra một định nghĩa văn hóa như sau:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động, thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc.
Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào định nghĩa có tính khái quát này, trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa, chúng ta dễ bị hiểu một cách sai lạc: Quản lý văn hóa là quản lý các hoạt động sáng tạo và thu hẹp hơn nữa là quản lý sáng tác văn học nghệ thuật. Thực tế quản lý văn hóa không phải như vậy, quản lý văn hóa ở cấp xã lại càng không phải chỉ có thế.
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn.
Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại.
Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Văn hóa tiếng Anh là gì?
Văn hóa trong tiếng anh là Culture.
Một số từ vựng tiếng anh về văn hoá bạn cần biết:
Cultural exchange: /ˈkʌltʃərəl ɪksˈtʃeɪndʒ/: Trao đổi văn hóa
Cultural integration: /ˈkʌltʃərəl ɪntɪˈɡreɪʃn/: Hội nhập văn hóa
Cultural assimilation: /ˈkʌltʃərəl əˌsɪməˈleɪʃn/: Sự đồng hóa về văn hóa
Cultural difference: /ˈkʌltʃərəl ˈdɪfrəns/: Sự khác biệt văn hóa
Cultural misconception: /ˈkʌltʃərəl mɪskənˈsepʃn/: Hiểu lầm về văn hóa
Cultural specificity: /ˈkʌltʃərəl spesɪˈfɪsəti/: Nét đặc trưng văn hóa
Cultural uniqueness: /ˈkʌltʃərəl juˈniːknəs/: Nét độc đáo trong văn hóa
Cultural festival: /ˈkʌltʃərəl ˈfestɪvl/: Lễ hội văn hóa
Cultural heritage: /ˈkʌltʃərəl ˈherɪtɪdʒ/: Di sản văn hoá
Culture shock: /ˈkʌltʃər ʃɑːk/: Sốc về văn hóa
National identity: /ˈnæʃnəl aɪˈdentəti/: Bản sắc dân tộc
Civilization: /ˌsɪvələˈzeɪʃn/: Nền văn minh
Prejudice: /ˈpredʒudɪs/: Định kiến, thành kiến.
Ritual: /ˈrɪtʃuəl/: Lễ nghi
Acculturation: /əˌkʌltʃəˈreɪʃn /: Sự tiếp nhận và biến đổi văn hóa
Folk culture: /foʊk kʌltʃər/: Văn hóa dân gian
Oral tradition: /ˈɔːrəl trəˈdɪʃn/: Truyền miệng
Ethical standard: /ˈeθɪkl stændərd/: Chuẩn mực đạo đức
Race conflict: /reɪs kɑːnflɪkt/: Xung đột sắc tộc
Racism: /ˈreɪsɪzəm/: Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
3. Đặc trưng, chức năng, cơ cấu và vai trò của văn hóa:
3.1. Đặc trưng của văn hóa:
– Văn hóa có tính hệ thống
Cần phải phân biệt rạch ròi giữa tính hệ thống với tính tập hợp. Tính hệ thống của văn hóa có “xương sống” là mối liên hệ mật thiết giữa các thành tố với nhau, các thành tố có thể bao gồm hàng loạt các sự kiện, nó kết nối những hiện tượng, quy luật lại với nhau trong quá trình phát triển.
Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa có thể thực hiện được các chức năng của xã hội. Lý do là bởi văn hóa bao trùm lên tất cả các hoạt động, các lĩnh vực. Từ đó có thể làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp và trang bị cho xã hội những phương tiện cần thiết để ứng biến với môi trường tự nhiên.
Nói cách khác, văn hóa xây lên nền tảng vững chắc cho sự phát triển tiến bộ của xã hội. Có lẽ chính vì thế mà người ta thường gắn văn hóa với loại từ “nền” để tạo thành cụm từ thông dụng “nền văn hóa”.
– Văn hóa có tính giá trị
Văn hóa khi được hiểu theo khía cạnh của một tính từ sẽ mang nghĩa là tốt đẹp, là có giá trị. Người có văn hóa cũng chính là một người có giá trị. Do đó mà văn hóa trở thành thước đo chuẩn mực cho con người và xã hội.
Văn hóa tự chính bản thân nó cũng mang trong mình những giá trị riêng bao gồm giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Xét về mặt ý nghĩa thì văn hóa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức. Đứng trên góc độ thời gian lại có thể chia văn hóa thành giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời.
Với mỗi góc độ khác nhau gắn với một sự vật, hiện tượng, sự kiện khác nhau ta lại có thể có cái nhìn khác nhau. Từ những cái nhìn này, ta có thể đánh giá văn hóa dưới những góc độ khách quan quan khác nhau.
– Văn hóa có tính nhân sinh
Tính nhân sinh của văn hóa có nghĩa rằng văn hóa được coi như một hiện tượng xã hội. Hiện tượng xã hội được hiểu là những hiện tượng do con người sáng tạo ra hay còn gọi là nhân tạo, khác với các giá trị tự nhiên hay còn gọi là thiên tạo. Chính vì là một thực thể có tính nhân sinh nên văn hóa chịu tác động của cả vật chất lẫn tinh thần của con người.
Đồng thời, vì có tính nhân sinh nên văn hóa vô tình trở thành sợi dây liên kết giữa người với người, vật với vật và cả vật với người. Đó chính là ý nghĩa nhân sinh sâu sắc nhất mà văn hóa hàm chứa.
– Văn hóa có tính lịch sử
Văn hóa phản ánh quá trình sáng tạo của con người trong một không gian và thời gian nhất định. Chính vì thế mà văn hóa cũng gắn liền với chiều dài lịch sử, thậm chí là văn hóa hàm chứa lịch sử. Tính lịch sử khiến cho văn hóa mang đặc trưng có bề dày, có chiều sâu, có hệ giá trị. Nhờ có tính lịch sử mà văn hóa cũng cần được duy trì, nói một cách khác đó là biến văn hóa trở thành truyền thống văn hóa.
Văn hóa có tính lịch sử cao cần phải được tích lũy, được gìn giữ và không ngừng tái tạo, chắt lọc những tinh hoa, không ngừng sản sinh và phát triển để hoàn thiện dưới dạng ngôn ngữ, phong tục,…
3.2. Chức năng của văn hóa:
Nhìn nhận một cách khái quát văn hóa có những vai trò chủ yếu sau:
i). Là cơ sở để xác lập các giá trị cốt lõi của mô hình – con đường – thể chế phát triển của một quốc gia – dân tộc, xác lập các giá trị cốt lõi của thể chế chính trị thực sự “của dân, do dân và vì dân”. Xác lập mục tiêu bao trùm của sự phát triển là vì con người; con người vừa là chủ thể vừa là mục tiêu của sự phát triển. Các giá trị này thường được xác định, chế định trong cương lĩnh của các Đảng cầm quyền, trong hiến pháp, pháp luật, chiến lược phát triển của quốc gia…
ii). Là cơ sở để xác lập các giá trị cốt lõi của thể chế kinh tế, triết lý và đạo đức kinh doanh thúc đẩy phát triển năng động, hiệu quả, hài hòa và bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển bao trùm, “không để ai tụt lại phía sau”. Xác lập hệ giá trị phát triển chung của quốc gia trong định hướng phát triển dài hạn và trong những giai đoạn cụ thể. Hệ giá trị phát triển đó được cụ thể hóa thành các giá trị phát triển trong các lĩnh vực con người, chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.
iii). Là cơ sở để xác lập các giá trị xã hội, lối sống xã hội, nền đạo đức xã hội thượng tôn pháp luật, nhân văn, nhân ái, tôn trọng quyền con người, quyền công dân. Là cơ sở để tạo nên “sức mạnh mềm” trong phát triển.
iv). Là cơ sở để xác lập hệ giá trị phát triển cùng với cơ chế hoạt động tương ứng của từng chủ thể trong xã hội (thể hiện những giá trị mà chủ thể đó tuân theo và hướng tới); tạo động lực nội sinh cho sự phát triển bền vững của từng chủ thể cũng như toàn xã hội với tư cách là một hệ thống mở trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
v). Là cơ sở để xác lập hệ giá trị hợp tác và hội nhập quốc tế trên cơ sở nguyên tắc đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên trên hết, đồng thời tôn trọng các lợi ích chính đáng của các quốc gia – dân tộc khác, hợp tác bình đẳng cùng phát triển và cùng có lợi, cùng bảo vệ các giá trị chung của nhân loại.
vi). Là cơ sở để xây dựng cơ chế liên kết – điều tiết sự phát triển thông qua liên kết các giá trị giữa các chủ thể và trong toàn xã hội; hạn chế những tác động tiêu cực trong quá trình phát triển.
3.3. Cơ cấu của văn hóa:
Biểu tượng
Biểu tượng là bất cứ cái gì mang một ý nghĩa cụ thể được các thành viên của một cộng đồng người nhận biết. Âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hành động của con người và cả những ký tự của trang viết này…đều là biểu tượng văn hóa. Biểu tượng văn hóa thay đổi theo thời gian và cũng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Gật đầu ở Việt nam đều được hiểu là đồng ý nhưng ở Bulgaria nó lại có nghĩa là không.
Ý nghĩa tượng trưng là nền tảng của mọi nền văn hóa, nó tạo cơ sở thực tế cho những cá nhân trải nghiệm trong các tình huống xã hội và làm cuộc sống trở nên có ý nghĩa. Tuy vậy trong cuộc sống hàng ngày, các thành viên thường không nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của biểu tượng do chúng đã trở nên quá quen thuộc. Khi thâm nhập vào một nền văn hóa khác, với những biểu tượng văn hóa khác người ta có thể thấy sức mạnh của biểu tượng văn hóa. Nếu sự khác biệt đủ lớn, người thâm nhập có thể bị một cú sốc văn hóa.
Chân lý
Chân lý đó chính là tính chính xác, rõ ràng của tư duy. Có người thì cho rằng, chân lý đó là những nguyên lý được nhiều người tán thành thừa nhận. Hay theo quan điểm thực dụng gắn ý nghĩa của chân lý với tính lợi ích thực tế của nó. Hiểu đúng và sâu hơn, thì chân lý là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý thức con người. Chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tế kiểm nghiệm. Ở khía cạnh xã hội học, chân lý là những quan niệm về cái thật và cái đúng. Chính vì lẽ đó mà xã hội, mỗi nền văn hóa có những cái thật, cái đúng khác nhau. Điều này có nghĩa có những cái mà nền văn hóa này coi là chân lý, thì có thể ở nền văn hóa khác lại bị phủ nhận.
Một cá nhân không thể xây dựng được chân lý. Chân lý chỉ có thể được hình thành thông qua nhóm người. Cá nhân qua tiếp xúc, tương tác với nhóm nhỏ, nhóm lớn hình thành nên những ý kiến cho là đúng, là thật ngày càng có tính khách quan hơn, càng gần hiện thực hơn. Như vậy văn hóa là toàn bộ các chân lý. Chân lý luôn là cụ thể vì cái khách quan hiện thực là nguồn gốc của nó. Những sự vật, những quá trình cụ thể của xã hội, con người luôn tồn tại không tách rời những điều kiện khách quan lịch sử cụ thể. Những điều kiện khách quan thay đổi thì chân lý khách quan thay đổi.
Mỗi một dân tộc đều có những hoàn cảnh lịch sử khác nhau và vì vậy trong nền văn hóa của họ có các bộ phận chân lý khác nhau. Ngay với một dân tộc ở các thời điểm lịch sử khác nhau thì cũng có các chân lý khác nhau.
Giá trị
Giá trị (Value) với tư cách là sản phẩm của văn hóa và thuật ngữ giá trị có thể quy vào những mối quan tâm, thích thú, những ưa thích, những sở thích, những bổn phận, những trách nhiệm, những ước muốn, những nhu cầu, những ác cảm, những lôi cuốn và nhiều hình thái khác nữa của định hướng lựa chọn. Khó có một xác định nào mô tả đầy đủ phạm vi và tính đa dạng của những hiện tượng giá trị được thừa nhận. Khoa học xã hội coi giá trị như những quan niệm về cái đáng mong muốn ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn. Trong cách nhìn rộng rãi hơn thì bất cứ cái gì tốt, xấu đều là giá trị hay giá trị là điều quan tâm của chủ thể. Giá trị là cái mà ta cho là đáng có, mà ta thích, ta cho là quan trọng để hướng dẫn cho hành động của ta.
Giá trị là những gì mà qua đó thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì là đáng mong muốn và không đáng mong muốn, tốt hay không tốt, đẹp hay xấu… Trong một xã hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm riêng về bản thân mình và về thế giới dựa trên những giá trị văn hóa. Trong quá trình trưởng thành, con người học hỏi từ gia đình, nhà trường, tôn giáo, giao tiếp xã hội…và thông qua đó xác định nên suy nghĩ và hành động như thế nào theo những giá trị của nền văn hóa. Giá trị là sự đánh giá trên quan điểm văn hóa nên khác nhau ở từng cá nhân nhưng trong một nền văn hóa, thậm chí có những giá trị mà đại đa số các thành viên trong nhiều nền văn hóa đều thừa nhận và có xu hướng trường tồn như tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc… Giá trị cũng luôn luôn thay đổi và ngoài xung đột về giá trị giữa các cá nhân hoặc các nhóm trong xã hội, trong chính bản thân từng cá nhân cũng có xung đột về giá trị chẳng hạn như giữa thành công của cá nhân mình với tinh thần cộng đồng.
Mục tiêu
Mục tiêu là một trong những yếu tố cơ bản của hành vi và sự hành động có ý thức của con người. Mục tiêu được coi như sự dự đoán trước kết quả của hành động. Đó là cái đích thực tế cần phải hoàn thành. Con người tổ chức mọi hành động của mình xoay quanh những cái đích thực tế đó. Mục tiêu có khả năng hợp tác những hành động khác nhau của con người vào trong một hệ thống, kích thích đến sự xây dựng phương án cho các hành động.
Thực tế, tồn tại mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung (cộng đồng, xã hội). Mục tiêu chung sinh ra bằng hai con đường: qua sự đồng ý lẫn nhau của các mục tiêu cá nhân trong nhóm, qua sự trùng nhau của một vài mục tiêu cá nhân của các thành viên trong nhóm. Mục tiêu là một bộ phận của văn hóa và phản ánh văn hóa của một dân tộc.
Mục tiêu chịu ảnh hưởng mạnh của giá trị. Giá trị thế nào thì dễ sinh ra mục tiêu như thế, không có giá trị thì cũng không có mục tiêu, giá trị gắn bó với mục tiêu. Tuy nhiên mục tiêu là khác với giá trị.
Chuẩn mực
Chuẩn mực là tổng số những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xã hội được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà qua đó xã hội định hướng hành vi của các thành viên. Trên góc độ xã hội học, những chuẩn mực văn hóa quan trọng được gọi là chuẩn mực đạo đức và những chuẩn mực văn hóa ít quan trọng hơn được gọi là tập tục truyền thống. Do tầm quan trọng của nó nên các chuẩn mực đạo đức thường được luật pháp hỗ trợ để định hướng hành vi của các cá nhân (ví dụ: hành vi ăn cắp là vi phạm chuẩn mực đạo đức, ngoài việc bị xã hội phản ứng một cách mạnh mẽ, luật pháp còn quy định những hình phạt có tính chất cưỡng chế).
Những tập tục truyền thống như quy tắc giao tiếp, ứng xử trong đám đông…thường thay đổi trong từng tình huống (ví dụ: người ta có thể huýt gió trong buổi biểu diễn nhạc rock nhưng không làm thế khi nghe nhạc thính phòng) và thành viên vi phạm tiêu chuẩn bị xã hội phản ứng ít mạnh mẽ hơn (ví dụ: nếu một người mặc quần áo ngủ vào siêu thị mua hàng thì những người xung quanh sẽ dị nghị nhưng gần như chắc chắn không có ai phản đối trực tiếp). Chuẩn mực văn hóa khiến cho các cá nhân có tính tuân thủ và phản ứng tích cực (phần thưởng) hay tiêu cực (hình phạt) của xã hội thúc đẩy tính tuân thủ ấy.
Phản ứng tiêu cực của xã hội trước những vi phạm chuẩn mực văn hóa chính là cơ sở của hệ thống kiểm soát văn hóa hay kiểm soát xã hội mà qua đó bằng những biện pháp khác nhau, các thành viên của xã hội tán đồng sự tuân thủ những chuẩn mực văn hóa. Ngoài phản ứng của xã hội, phản ứng của chính bản thân cũng góp phần làm cho những chuẩn mực văn hóa được tuân thủ. Quá trình này chính là tiếp thu các chuẩn mực văn hóa, hay nói một cách khác, hòa nhập chuẩn mực văn hóa vào nhân cách của bản thân.