Khi người lao động và người sử dụng lao động ký kết với nhau hợp đồng lao động thì hai bên phải có nghĩa vụ thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm hợp đồng lao động. Vậy vi phạm hợp đồng lao động là gì? Quy định về xử lý vi phạm về hợp đồng lao động mới nhất hiện nay? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của THPT Ngô Thì Nhậm.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020;
- Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng ngày 01/03/2020.
- Nghị định số 145/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động ngày 14 tháng 12 năm 2020.
1. Vi phạm hợp đồng lao động là gì?
Vi phạm hợp đồng lao động là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động, do chủ thể luật lao động thực hiện một cách có lỗi, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, hoặc theo quy định pháp luật.
Vậy, các trường hợp vi phạm hợp đồng lao động bao gồm người lao động hoặc người sử dụng hông thực hiện hợp hợp đồng hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ được ghi trong hợp đồng hoặc hực hiện không đầy đủ các thỏa thuận được ghi trong hợp đồng.
2. Hợp đồng lao động được dịch sang tiếng Anh có nghĩa là gì? Một số thuật ngữ pháp lý có liên quan
Tiếng Việt Tiếng Anh Hợp đồng lao động Labor contract
Vi phạm Hợp đồng lao động Violate the labor contract Người sử dụng lao động Employer Người lao động Employee Chấm dứt hợp đồng lao động Termination of labor contract Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Unilateral termination of labor contract Thoả ước lao động tập thể Collective bargaining agreement Hợp đồng lao động không xác định thời hạn Indefinite-term labor contract hợp đồng đồng lao động xác định thời hạn Definite-term labor contract
3. Quy định về xử lý vi phạm về hợp đồng lao động mới nhất?
Bộ Luật lao động năm 2019 ban hành có hiệu lực ngày 01/01/2021 và Nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm về giao kết hợp đồng, cụ thể như sau:
- Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
- Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi:
- Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
- Không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động;
- Giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; – Giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
Vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng Vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng Vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng Vi phạm từ 301 người lao động trở lên. Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
– Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
– Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP;
b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP;
c) Buộc giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP;
Vậy, tùy từng trường hợp vi phạm giao kết hợp đồng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ngoài ra, áp dụng các biện pháp khắc phụ hậu quả theo Bộ Luật lao động năm 2019 và Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
- Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định về thực hiện hợp đồng lao động như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng: Đối với người sử dụng lao động có hành vi khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng: Đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động;
+ Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác;
+ Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng: Đối với người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
- Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động:
- Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
- Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động;
- Không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật;
- Không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
- Không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng: Đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên mà không trao đối với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở hoặc không thông báo bằng văn bản trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
+ Không lập phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
– Biện pháp khắc phục hậu quả
+ Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP;
+ Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận, trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
- Lưu ý: Các mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP.
Như vậy, tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm mà người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt theo những quy định nêu trên. Việc quy định các chế xử phạt như thế này giúp cho doanh nghiệp có thể có những hành vi đúng theo quy định của pháp, đồng thời nhà nước ta có thể bảo vệ người lao động trong mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người lao động.
Trên đây là nội dung tư vấn của THPT Ngô Thì Nhậm về Vi phạm hợp đồng lao động là gì? Quy định mới nhất về xử lý vi phạm về hợp đồng lao động? Trường hợp thắc mắc nội dung chi tiết, bạn đọc vui lòng liên hệ THPT Ngô Thì Nhậm để được hỗ trợ tư vấn giải đáp nhanh nhất, chính xác nhất!