Nhiều người cho rằng, cuộc đời của cô Marianne Nhị giống như một đóa phù dung, sớm nở tối tàn, có thời gian sống trong nhung lụa nhưng cuối đời lại phải nghèo khó, khổ cực.
Từ thôn nữ nghèo hóa mỹ nữ làng chơi hạng sang
Marianne Nhị còn gọi là Tư Nhị – “đứa con hai dòng máu”, có cha gốc Khơ-me, mẹ là người Việt (quê Sa Đéc), cô đã có người thương ở quê nhưng nghe đồn đất Sài Gòn phồn hoa đô hội, Nhị đã một mình dấn thân lên với mong muốn đổi đời. Người ta kể lại rằng, những ngày đầu chân ướt chân ráo lên thành phố, cô gái chưa quen với phấn son, giày cao gót, đi vấp lên vấp xuống. Nhưng chỉ khi gặp được Ba Trà, Marianne Nhị mới thực sự đổi đời.
Vào một đêm nọ, Marianne Nhị đi xem xi-nê và gặp cô Ba Trà, Marianne Nhị đã mời Ba Trà 1 điếu thuốc làm quen, khi bị từ chối, Marianne Nhị nói “Thôi mà cô Ba. Hút cho em một điếu để làm quen mà! Tại cô chưa biết em, chớ em đã biết cô từ lâu”. Sau khi xem phim xong, Nhị theo Ba Trà và nói rằng “Thưa cô Ba, nhà cô Ba ở đâu cho em về theo với”. Thấy cô gái xinh đẹp, thân hình hấp dẫn lại nhanh mồm, nhanh miệng, Ba Trà đã đồng ý nhận làm em nuôi.
Được cô Ba Trà dìu dắt, Marianne Nhị Nhanh chóng trở thành gái hạng sang, có mặt trong mọi cuộc chơi của giới thượng lưu Sài thành.
“Đóa phù dung” bị xô ngã bởi bùa ngải
Từ một cô gái quê, ít ai biết đến, cô Marianne Nhị vụt sáng trở thành một tay chơi được nhiều ngời biết đến, được đại gia săn đón. Cô luôn biết khoe lợi thế hình thể của mình với với bộ ngực nở nang, môi đỏ, tóc làm kiểu cầu kì, trang điểm hút hồn người đối diện. Marianne Nhị lao vào các cuộc chơi như một con thiêu thân.
Cô còn khiến cho Ba Trà phải ngạc nhiên, sửng sốt vì độ hút đàn ông của mình khi “hốt” gần hết những đại gia lắm tiền nhiều của từng “qua tay” Ba Trà. Từ Bạch công tử – Lê Công Phước đến Hắc Công Tử – Trần Trinh Huy cho đến người đàn ông Pháp nổi tiếng hào hoa phong nhã bậc nhất Franchini từng “nâng niu” cô Ba Trà hết mực. Cô được người tình mua cho căn biệt thự khang trang ở đường Verdun (đường Cách Mạng Tháng Tám bây giờ). Đổi lại cô phải chơi “thâu đêm suốt sáng”, cho những người đàn ông đó sự khoái lạc đến nỗi phải gục ngã bên đèn mờ.
Người xưa đã từng đồn đại rằng, Nhị đã thỉnh bùa ngải nhằm mục đích “trói chân” đàn ông, thời bùa còn linh nghiệm, đàn ông tự nguyện hiến dâng tiền bạc, tài sản cho người đẹp, Marianne Nhị thích thì được nấy. Tuy nhiên bùa ngải khiến người ta đổi đời nhưng cũng có thể dìm họ xuống đáy xã hội, một thời gian sau đó, Marianne Nhị nổi tiếng ăn chơi trác táng bỗng dưng mất tích một cách kì lạ.
Ông Ba Quan, một tay chơi khét tiếng thời đó cho biết, ông có dịp gặp lại Marianne Nhị trong một hoàn cảnh không thể nào ngờ đến. Khi ông đang đi trên đường thì bỗng nghe tiếng gọi “Anh Ba!”, quay lại thì chẳng thấy ai. Toan bước tiếp, thì lại có tiếng gọi “Anh Ba, em là Tư Nhị đây!”. Lúc này ông mới ngờ ngợ nhận ra đó là Marianne Nhị nhưng với vẻ ngoài bẩn thỉu, quần áo, đầu tóc xác xơ, phải đi ăn xin. Sau lần đó, chẳng ai gặp lại được Marianne Nhị. Người ta đồn nhau người đàn bà này đã qua đời vì bị ngải hành, đau ốm liên miên, không người thân thích bên cạnh. Nhiều người mỗi khi nhắc về câu chuyện tương truyền về Marianne Nhị đều bày tỏ sự thương xót cho kiếp hồng nhan bạc phận.