PCE là gì? Chỉ số PCE là gì?
PCE là viết tắt của “Personal Consumption Expenditures”, được hiểu là Tổng chi tiêu tiêu dùng cá nhân. Đây là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng được theo dõi ở Mỹ để đo lường sự tăng trưởng của chi tiêu tiêu dùng của người dân.
Chỉ số PCE được tính bằng tổng giá trị của các mặt hàng và dịch vụ được tiêu thụ bởi người tiêu dùng. Chỉ số này bao gồm cả các chi tiêu cho các mặt hàng và dịch vụ có giá cả ổn định cũng như các chi tiêu cho các mặt hàng và dịch vụ có giá cả biến động (chẳng hạn như nhiên liệu, thực phẩm và dịch vụ y tế).
Chỉ số PCE là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng được theo dõi để đánh giá tình trạng của nền kinh tế Mỹ, đồng thời cũng giúp cho chính phủ và các nhà lập pháp có thể đưa ra các quyết định chính sách kinh tế phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và duy trì ổn định giá cả.
Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) là chi tiêu hộ gia đình được qui cho từng người, xác định trong một khoảng thời gian cụ thể.
Tại Mỹ, mức thu nhập cá nhân, chi tiêu tiêu dùng cá nhân và chỉ số giá PCE sẽ được công bố hàng tháng trong báo cáo thu nhập và chi tiêu cá nhân của Cục Phân tích Kinh tế (BEA).
Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) được sử dụng để xác định chỉ số giá PCE, đo lường sự thay đổi giá cả trong hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đã được trao đổi trong nền kinh tế.
Chỉ số giá PCE là chỉ số lạm phát chính thường được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sử dụng khi đưa ra các chính sách tiền tệ.
Chỉ số giá PCE tương tự với chỉ số giá tiêu dùng (CPI), đo lường sự thay đổi giá cả trong hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Một số đại lượng đo lường lạm phát khác cũng được các nhà kinh tế theo dõi là chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giá GDP.
Đặc điểm của chỉ số PCE
Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) nhìn chung là một trong ba thông số chính của báo cáo thu nhập cá nhân và chi tiêu. Thu nhập cá nhân cho thấy số tiền mà người tiêu dùng đang kiếm được.
Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) là thước đo chi tiêu hay số tiền mà người tiêu dùng đang chi tiêu trong nền kinh tế.
Chi tiêu tiêu dùng cá nhân là cơ sở để xác định chỉ số giá PCE, gồm có tất cả các loại chi tiêu tiêu dùng, trừ thực phẩm và năng lượng, hay còn được gọi là chỉ số giá PCE cơ bản.
Thành phần của chỉ số PCE
Giống như phần lớn các thông số kinh tế khác, chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) chia tiêu dùng thành cho hàng hóa và dịch vụ.
– Hàng hóa được chia ra thành hàng hóa tiêu dùng bền và hàng hóa tiêu dùng không bền.
Mỗi tháng BEA báo cáo tổng giá trị chi tiêu tiêu dùng cá nhân và các giá trị chia nhỏ theo hàng hóa, hàng hóa tiêu dùng bền, hàng hóa tiêu dùng không bền và dịch vụ.
– Hàng hóa tiêu dùng bền là các mặt hàng tồn tại trong hộ gia đình hơn 3 năm và thường có giá trị cao hơn. Ví dụ xe hơi, tivi, tủ lạnh, đồ nội thất và các mặt hàng tương tự khác.
– Hàng hóa tiêu dùng không bền được coi là hàng hóa tạm thời, nghĩa là tuổi thọ của chúng thường dưới ba năm. Những mặt hàng này thường ít tốn kém hơn như đồ trang điểm, xăng dầu và quần áo.
Cách đọc hiểu chỉ số PCE
Core PCE Price Index có thể tác động 2 chiều lên giá trị của đồng USD.
Giả sử, chỉ số thực tế > dự đoán Trên thị trường thường chia làm 2 phe.
- Phe 1 cho rằng lạm tăng và sắp tới sẽ tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, dẫn đến sự tăng giá của USD.
- Phe 2 lại có lập luận khác khi cho rằng lạm phát đang gia tăng và nền kinh tế sắp rơi vào suy thoái, khiến đồng USD giảm giá.
Những phiên giao dịch có chỉ số Core PCE Price Index hoặc CPI được công bố, giá trị đồng USD sẽ chạy cả 2 chiều và rất khó dự đoán xu hướng chính. Chiến lược giao dịch phù hợp nhất đó chính là tạt bóng ở 2 biên giá trên và dưới trên khung H4 vào khu trung lộ
CPI là gì?
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một thước đo kiểm tra mức giá bình quân gia quyền của một rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, chẳng hạn như giao thông, thực phẩm và chăm sóc y tế. BLS (Cục Thống kê Lao động Mỹ) ghi nhận khoảng 80.000 mặt hàng mỗi tháng bằng cách liên hệ với các nhà bán lẻ, cơ sở dịch vụ, mặt bằng cho thuê và nhà cung cấp dịch vụ trên toàn quốc.
Phân biệt PCE và CPI
Theo Cục thống kê lao động Mỹ (Bureau Of Labor Statistics -BLS) có 4 yếu tố cơ bản để phân biệt PCE và CPI.
PCE: Màu đen – CPI: Màu trắng
Nhìn vào biểu đồ năm 2021, thanh trên cùng hiển thị tỷ lệ lạm phát hàng năm 3,7% đo bằng chỉ số giá PCE. Thanh thứ hai cho thấy: Nếu chuyển sang công thức chỉ số CPI từ công thức chỉ số PCE, xăng và các nhiên liệu sẽ cộng thêm 0,23% vào tỷ lệ lạm phát. Những thanh thứ ba cho thấy CPI lại làm giảm phát. Vì vậy, yếu tố công thức làm độ chênh lệch là 0,04%.
Chăm sóc sức khỏe quan trọng trong PCE. Vì nhiều mặt hàng chăm sóc sức khỏe được tính trong PCE không được tính vào CPI. Chăm sóc sức khỏe cho thấy việc chuyển sang tính theo tỷ trọng CPI cho các dịch vụ bác sĩ, bệnh viện và viện dưỡng lão sẽ giảm lạm phát đo được 0,83 %.
Tại sao FED chọn PCE?
Fed là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
- Công thức PCE Price Index đáp ứng linh hoạt hơn với việc thay đổi sở thích của người tiêu dùng.
- Nó bao gồm một danh sách chi tiêu toàn diện hơn.
- Dữ liệu lịch sử có thể được sửa đổi để phản ánh dữ liệu mới.
- Chỉ số giá PCE cũng được tính toán bởi dữ liệu thu được thông qua các cuộc khảo sát các doanh nghiệp, có xu hướng đáng tin cậy hơn so với các cuộc khảo sát người tiêu dùng được sử dụng tính toán cho chỉ số CPI
Một thước đo chính xác về lạm phát là vấn đề trọng yếu đối với cả chính phủ liên bang Hoa Kỳ và Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), nhưng họ tập trung vào các phương pháp đo lường khác nhau. Ví dụ, chính phủ liên bang sử dụng chỉ số CPI để điều chỉnh lạm phát đối với một số phúc lợi. Trong khi đó, FOMC tập trung vào chỉ số lạm phát PCE trong các dự báo kinh tế hàng quý của mình và nêu mục tiêu lạm phát dài hạn qua chỉ tiêu PCE toàn phần.
Sự khác biệt giữa hai thước đo lạm phát có tác động đáng kể đến việc đo lường các lợi ích nhất định gắn với CPI, như các khoản chi trả an sinh xã hội, hay quỹ hưu trí công với các điều chỉnh về chi phí sinh hoạt. Chỉ số CPI cao hơn có lợi cho các trái phiếu chính phủ bảo vệ nhà đầu tư khỏi lạm phát (TIP), với số dư chính điều chỉnh theo CPI. TIPs cũng được sử dụng để đo lường kỳ vọng của thị trường đối với lạm phát trong tương lai (được gọi là lạm phát hòa vốn), một yếu tố quan trọng đối với các quyết định chính sách tiền tệ của Fed.
Việc chính thức chuyển từ CPI sang PCE xảy ra vào năm 2000 khi FOMC ngừng công bố dự báo CPI và bắt đầu xây khung dự báo lạm phát của mình theo chỉ số PCE. Alan Greenspan công bố trong bài phát biểu trước Quốc hội về sự thay đổi này, quyết định được đưa ra sau khi Fed đã tiến hành phân tích sâu rộng. Họ kết luận là PCE có một số lợi thế so với CPI, bao gồm: (1) Thành phần chi tiêu thay đổi phù hợp hơn với hành vi thực tế của người tiêu dùng, (2) Trọng số dựa trên thước đo chi tiêu toàn diện hơn, và (3) Dữ liệu PCE có thể được sửa đổi để bắt kịp thông tin mới có sẵn và phát triển kỹ thuật đo lường. Ngoài ra, Greenspan cũng nhắc đến việc FOMC “sẽ tiếp tục kết hợp sử dụng nhiều biện pháp giá tổng hợp, cũng như các thông tin khác về giá cả và chi phí, để đánh giá đường đi của lạm phát.”
Theo thời gian, hai thước đo có xu hướng giống nhau, nhưng PCE có xu hướng tăng ít hơn CPI từ 0,2%-0,3%. Biểu đồ dưới đây cho thấy PCE đã liên tục cho thấy chỉ số lạm phát thấp hơn với mức chênh lệch trung bình hàng năm là gần 50 điểm cơ bản.
Tại sao CPI được chú ý nhiều hơn chỉ số giá PCE?
CPI phản ánh tốt hơn tác động ngắn hạn của việc giá cả tăng đối với người tiêu dùng so với Chỉ số giá PCE vì nó có nguồn gốc từ một cuộc khảo sát người tiêu dùng. Khi lạm phát tiền lương thấp hơn lạm phát theo CPI, điều đó chỉ ra thu nhập thực tế đang giảm, điều này có thể dẫn đến suy yếu niềm tin của người tiêu dùng và ý định chi tiêu của họ.
CPI được sử dụng làm tỷ lệ lạm phát tham chiếu trên lợi suất thực, hoặc lợi suất của trái phiếu chính phủ được điều chỉnh theo lạm phát (Treasury Inflation Protected Securities, TIPS) và một số hợp đồng phái sinh, chẳng hạn như hợp đồng hoán đổi lạm phát.
CPI cũng được sử dụng để điều chỉnh chi phí sinh hoạt (COLA) trong các chương trình trợ cấp an sinh xã hội và thu nhập an sinh bổ sung (SSI) cho khoảng 70 triệu người Mỹ. Vào tháng 10 năm ngoái, Cơ quan An sinh Xã hội tại Hoa Kỳ đã tuyên bố các khoản trợ cấp sẽ tăng 5,9% vào năm 2022.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp