Các em vẫn chưa nắm rõ lời dẫn trực tiếp là gì? lời dẫn gián tiếp là gì? và dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp, gián tiếp như thế nào? Bài viết hôm nay, THPT Ngô Thì Nhậm sẽ giúp các em giải đáp toàn bộ những vướng mắc trên. Mời các em cùng theo dõi nhé.
Lời dẫn trực tiếp là gì?
Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt trong dấu ngoặc kép.
Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật ~~> Được đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Tục ngữ có câu: “Lá lành đùm lá rách”.
Ví dụ: Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. (Nguyễn Thành Long)
Lời dẫn gián tiếp là gì?
Lời dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật có điều chỉnh thích hợp và không đặt trong dấu ngoặc kép.
Lời dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh thích hợp ~~> Không đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Hưng bảo ngày mai bạn ấy không đến được
Ví dụ: Thầy giáo dặn chủng tôi về ôn bài, mai có giờ kiểm ưa.
Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được sử dụng thường xuyên hơn. Còn lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.
Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đứng cả phía trước và phía sau lời người dẫn.
– Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộc đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Khi dẫn gián tiếp, có thể dùng rằng hoặc là đặt trước lời dẫn (sau động từ trong câu).
– Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần chú ý: thay đổi từ xưng hô cho thích họp; bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép; lược bỏ các từ tình thái (kia, nhé, này…); có thể thêm rằng hoặc là trước lời dẫn.)
Dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
Để phân biệt được lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp thì các em cần nắm rõ đặc điểm của từng lời dẫn.
Đặc điểm cách dẫn trực tiếp
– Được đặt trong dấu ngoặc kép, trước dấu hai chấm.
– Sử dụng cách dẫn trực tiếp tạo sự khách quan cho cả người nói (viết) và người đọc (người nghe). Từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan và chính xác về những câu nói hay phát ngôn của người được trích dẫn cách nói trực tiếp.
– Vì cách dẫn trực tiếp sẽ được trích dẫn y nguyên, không có bất kì sự thêm bớt nào khác của người trích dẫn. Sự thu nhận thông tin truyền tải sẽ hoàn toàn được bảo toàn, khách quan, do vậy sẽ giảm được tính chịu trách nhiệm của người trích dẫn bởi đảm bảo được sự bảo toàn, độ chân thực , khách quan với những thông tin được nói đến.
* Ví dụ: Nam nói với em gái rằng: “Anh ghét học lắm, anh không thích đi học”. Khi em gái khoe lại với mẹ bằng cách dẫn trực tiếp thì có thể sẽ nói:
– Mẹ ơi, anh Nam bảo với con rằng “Anh ghét học lắm, anh không thích đi học”. Việc trích dẫn trực tiếp trên đã truyền tải thông tin một cách nguyên xi, không có sự thêm bớt của người em. Việc đón nhận thông tin và giải quyết thông tin là do người mẹ. Người em chỉ có trách nhiệm và nghĩa vụ truyền tải lại còn không phải chịu trách nhiệm trong độ đúng/ sai của thông tin mà mình vừa truyền đạt. Do vậy không phải chịu trách nhiệm về độ đúng sai của tin truyền.
Đặc điểm cách dẫn gián tiếp
– Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép, mà được diễn đạt hòa cùng với lời văn của người dẫn.
– Người nói (người viết) không cần phải trích dẫn thông tin chính xác y nguyên như những gì được nghe, được đọc. Người nói hoặc người viết có thể cắt bỏ và thêm bớt cho thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp (thuận lợi hơn trong diễn đạt:rút gọn để có sự mạch lạc, tránh rườm rà, hợp với văn phòng, cá tính riêng của từng người). Tuy nhiên vẫn đảm bảo và xoay quanh đại ý của những thông tin được nghe.
* Ví dụ có câu: Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
– Chuyển câu gián tiếp sẽ là: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
=> Có sự khác biệt (lược bỏ) so với câu gốc trực tiếp của chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là loại bỏ cụm động từ “chúng ta phải”.
Luyện tập cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Câu 1:
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
a) Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết gái đâu mà sợ.
(Nam Cao, Lão Hạc)
b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.
(Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại).
1. Trong đoạn trích (a), bộ phận im đậm là lời nói hay ý nghĩa? Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?
2. Trong đoạn trích (b), bộ phận im đậm là lời nói hay ý nghĩa? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay từ đó bằng từ gì?
Trả lời
1.Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật. Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn. Nó không được ngăn cách với phần câu đứng trước bằng một loại dấu cụ thể nào. Trước phần này có thể đặt thêm từ rằng hoặc từ là sau từ nó.
2. Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là ý nghĩ của nhân vật, vì trước đó có từ “hiểu”. Giữa phần ý nghĩa được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”. Có thể thay từ “là” vào vị trí của từ “rằng” trong trường hợp này.
Câu 2:
Tìm lời dẫn trong những đoạn trích (trích từ truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
a. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với Lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?”.
Trả lời
– Đoạn (a): Phần trong ngoặc kép (“A! lão già… thế này à?”) là lời dẫn trực tiếp – dẫn lời (qua ý nghĩ của nhân vật gắn cho con chó).
– Đoạn (b): Phần trong ngoặc kép (“Cái vườn… còn rẻ cả…”) là lời dẫn trực tiếp – dẫn ý.
Câu 3:
Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng)
Bạn đang xem: Lời dẫn trực tiếp là gì? Lời dẫn gián tiếp là gì? Dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp, gián tiếp dễ nhớ nhất
b) Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
(Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại).
c) Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
(Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)
Trả lời
Em tự chọn một trong ba ý kiến đã cho để viết một đoạn văn có dẫn ý kiến đó theo cách trực tiếp và một đoạn văn dẫn ý kiến đó theo cách gián tiếp.
Ví dụ
• Ý kiến (a):
– Dẫn theo cách trực tiếp: Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chúng ta phải ghi nhớ… của một dân tộc anh hùng”.
– Dẫn theo cách gián tiếp: Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng chúng ta phải ghi nhớ… của một dân tộc anh hùng.
• Ý kiến (b):
– Dẫn theo cách trực tiếp: Khi nói về đức tính giản dị của Bác, Thủ tướng Phạm Văn Đông nhận định: “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được”.
• Ý kiến (c):
– Dẫn theo cách trực tiếp: Ông Đặng Thai Mai khẳng định: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”.
– Dẫn theo cách gián tiếp: Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai khẳng định rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng của mình.
Câu 4:
Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau đâu theo cách dẫn gián tiếp.
Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía đựng mười hạt minh châu, sai Xích Hỗn sứ giả đưa Phan ra khỏi nước; Vũ Nương cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn:
– Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa, nên lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, tôi sẽ hiện về.
Trả lời
Trước hết, em cần xác định lời thoại trong đoạn văn là ai nói với ai, đối tượng được nói tới trong lời thoại là ai. Sau đó, em diễn đạt bằng cách thêm vào những thành phần câu, dấu câu thích hợp để hoàn chỉnh. Chú ý lời thoại của Vũ Nương. Đây là lời nói trực tiếp.
Chẳng hạn, em có thể viết lại theo cách dẫn gián tiếp: Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước, Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trưởng rằng nếu chàng còn nhớ đến chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây thần chiếu xuống nước, nàng sẽ trở về.
Đăng bởi: trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo dục