I. Dàn ý Cảm nghĩ Về thăm cố hương trích trong Thượng kinh kí sự
1. Mở bài– Giới thiệu vài nét về tác giả Lê Hữu Trác và đoạn trích Về thăm cố hương.- Nêu khái quát cảm xúc của bản thân về tác phẩm.
2. Thân bài* Tâm trạng của tác giả khi trở lại quê hương sau những năm tháng ở chốn quan trường:- Háo hức, vui mừng đan xen với niềm xúc động, ngậm ngùi.- Trên đường trở về: Ông ngắm nhìn cảnh vật bên đường “hai bên đường… bún nước liền nhau”.- Quê nhà hiện lên chân thực hơn qua hình ảnh chiếc cầu gạch mà ông nhận ra ngay, sau quãng thời gian xa cách quê hương.- Trở về ngôi nhà thân yêu cùng những người thân yêu, nỗi mừng tủi xúc động ngập tràn trong phút giây gặp gỡ.* Tâm trạng của tác giả khi dạo chơi vườn cũ:- Tìm lại những dấu vết còn sót lại của tháng năm, nghĩ suy về cuộc đời, về sự trôi chảy của thời gian.- Kẻ li hương có dịp được gặp lại những người trong dòng họ khi đi thăm nhà thờ họ trong lễ cáo yết nhà thờ.- Những kỉ niệm ấu thơ hiện về trong trí nhớ: Những đêm thỏa mình trong dòng sông trăng tắm mát, ngụp lặn.=> Tất cả đều quá đỗi thân thương trong lòng người xa xứ bao năm: “Lá vàng… đứng nao tà tà”.=> Tình cảm đối với cố hương đã hòa quyện và thống nhất, gắn bó mật thiết với tình yêu tạo vật.
3. Kết bàiNêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về đoạn trích Về thăm cố hương của Lê Hữu Trác.
Bạn đang xem: Dàn ý cảm nghĩ khi đọc bài Về thăm cố hương
II. Bài văn mẫu Cảm nghĩ Về thăm cố hương trích trong Thượng kinh kí sự
Đoàn Minh Tuấn từng nhận định: “Lê Hữu Trác không những là một nhà y học lớn nhất của nước Việt thời trước, một nhà văn lỗi lạc, mà còn là ông tổ của nghề báo Việt… Xưa kia tầng lớp nho sĩ chuộng về từ chương, ít ai viết văn chương lối phóng sự kể những việc tầm thường của cuộc sống…Ngoài giá trị văn học, tập ký sự còn là một sử liệu vô giá.” Bài Về thăm cố hương được trích trong tập kí sự này đã bày tỏ được tấm lòng yêu quê hương sâu sắc và sự thủy chung ân tình với quê hương của tác giả trong những ngày trở lại quê nhà.
Quê hương đối với mỗi người đều rất thiêng liêng, đó là đất mẹ mà những ai xa quê đều mong ngày trở về. Lê Hữu Trác trở lại quê hương sau những năm tháng chốn quan trường với một tâm trạng háo hức, vui mừng khôn xiết. Ngày trở lại quê nhà, được gặp lại chốn cũ ông bồi hồi xúc động, ngậm ngùi khó tả. Trên đường trở về, có dịp được ngắm nhìn cảnh vật bên đường, bao cảm xúc trỗi dậy thật thiết tha, làng gốm bên tả ngạn sông Hồng hiện lên thật đẹp đẽ và đầy ấn tượng.”Hai bên đường, làng mạc sầm uất, đình chùa mái ngói đỏ san sát; hàng quán bún rượu, bún nước liền nhau”…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nghĩ Về thăm cố hương trích trong Thượng kinh kí sự.
———————HẾT——————-
Trong tuần học thứ 16 Ngữ Văn lớp 9, các em học đến Truyện ngắn Cố Hương, một trong những tác phẩm hay của tác giả Lỗ Tấn, truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của XH TQ đầu TK XX đồng thời phê phán và hi vọng của tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân là cơ sở tư tưởng của tác phẩm. cùng với bài này, các em thường làm các bài soạn và văn mẫu khác như: Phân tích truyện ngắn Cố hương, Cảm nhận của em về hình ảnh con đường mòn trong truyện ngắn Cố hương, Soạn bài Cố hương ngắn gọn, Thông qua tác phẩm Cố hương hãy nêu ý kiến của em về câu nói của Lỗ Tấn;…
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục