Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu Lao động công ích là gì? Quy định về nghĩa vụ tham gia lao động công ích?
Lao động công ích là gì?
Lao động công ích là lao động thực hiện những công việc vì lợi ích cộng đồng và không đòi hỏi sự trả công. Các công việc đó bao gồm nghĩa vụ lao động hàng năm và lao động khi có thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, lao động công ích là nghĩa vụ của mỗi công dân. Do đó, công dân Việt Nam (đối với nam từ 18-45 tuổi, nữ từ 18-35 tuổi) đều phải thực hiện nghĩa vụ lao động công ích 10 ngày/1 năm. Trong trường hợp người có nghĩa vụ lao động công ích không thể tham gia trực tiếp thì có thể đóng 1 khoản tiền nhất định vào công quỹ.
Lao động công ích là làm những việc vì cộng đồng và không đòi trả ơn
Các đối tượng trong diện phải thực hiện nghĩa vụ lao động công ích trong một số trường hợp nhất định có thể được miễn thực hiện theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ai có nghĩa vụ này cũng có thể được miễn thực hiện trong một vài trường hợp mà pháp luật quy định. Để công dân tham gia lao động công ích, nhà nước đã đưa ra khuyến nghị và tạo điều kiện thuận lợi hết mức có thể.
Nghĩa vụ lao động công ích hàng năm
Công dân có sức lao động, nam đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, nữ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi có nghĩa vụ tham gia lao động công ích hàng năm.
Số ngày công lao động công ích hàng năm của mỗi công dân là không quá mười ngày công, kể cả ngày đi và về.
Ngày công lao động công ích hàng năm được sử dụng để xây dựng và tu bổ đê, kè, cống; công trình thuỷ lợi đầu mối; làm đường giao thông và phục vụ sẵn sàng chiến đấu được ghi trong kế hoạch của Trung ương và của tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương và của tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương do Nhà nước quản lý.
Người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ lao động công ích phải hoàn thành định mức khối lượng công việc được giao.
Tuỳ theo tính chất công việc, cơ quan huy động phải thông báo rõ cho người trực tiếp tham gia lao động công ích biết, để họ mang theo công cụ lao động thông thường, thích hợp và phương tiện sinh hoạt cá nhân.
Người trực tiếp tham gia lao động công ích hàng năm được trợ cấp theo định mức lao động, được bảo đảm các chế độ bảo hộ lao động, bảo vệ sức khoẻ, điều trị khi ốm đau, hoặc khi bị tai nạn lao động trong thời gian tham gia lao động công ích, theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Nếu người được huy động tham gia lao động công ích hàng năm không lao động trực tiếp được, thì có thể thuê mướn người khác làm thay; trong trường hợp không thuê mướn được thì phải nộp cho cơ quan huy động một số tiền để đủ thuê mười ngày công lao động phổ thông ở địa phương.
Những người sau đây được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm:
1- Quân nhân, kể cả công nhân quốc phòng, công an nhân dân;
2- Thương binh, bệnh binh;
3- Bố, vợ hoặc chồng của liệt sĩ;
4- Người giữ chức sắc tôn giáo chuyên nghiệp;
5- Người tàn tật, người mức sức lao động.
Những người sau đây được tạm miễn tham gia lao động công ích trong thời gian có lệnh huy động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm:
1- Người ốm đang điều trị, điều dưỡng;
2- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ chưa đủ ba mươi sáu tháng;
3- Người đang trực tiếp phục vụ thương binh, bệnh binh nặng; người bị tai nạn lao động, tai nạn chiến tranh, bệnh nghề nghiệp được xếp hạng thương tật nặng;
4- Người là lao động duy nhất đang trực tiếp nuôi người khác trong gia đinh không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động, không nơi nương tựa;
5- Quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, xuất ngũ chưa đủ ba năm, kể từ ngày có quyết định xuất ngũ;
6- Người đi xây dựng vùng kinh tế mới chưa đủ ba năm, kể từ ngày đến làm việc ở vùng kinh tế mới.
7- Quân nhân dự bị, dân quân tự vệ làm nhiệm vụ kiểm tra sẵn sàng chiến đấu, trực chiến hoặc truy bắt biệt kích, thám báo được giảm ngày công lao động công ích hàng năm.
Uỷ ban kế hoạch Nhà nước thống nhất quản lý và cân đối quỹ ngày công lao động công ích hàng năm trong cả nước.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm bảo đảm hiệu quả trong việc tổ chức huy động, quản lý, sử dụng lao động công ích và việc thực hiện chế độ đối với người tham gia lao động công ích trong cả nước.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và đơn vị hành chính tương đương có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện và quản lý quỹ ngày công lao động công ích trong địa phương; xét duyệt kế hoạch, bảo đảm nhu cầu sử dụng lao động công ích hàng năm của các ngành trung ương và địa phương; chỉ đạo, kiểm tra việc huy động, sử dụng lao động công ích đúng mục đích đạt hiệu quả và việc thi hành chế độ đối với người tham gia lao động công ích.
Các đơn vị sử dụng lao động công ích có trách nhiệm lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết; tổ chức quản lý, sử dụng lao động chặt chẽ, đạt hiệu quả và thực hiện đúng chế độ đối với người tham gia lao động công ích.
Nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp khẩn cấp
Những trường hợp khẩn cấp được huy động lao động công ích là những trường hợp đột xuất như bão, lụt, hoả hoạn, động đất, dịch bệnh, địch hoạ gây ra những thiệt hại lớn.
Trong các trường hợp khẩn cấp nói trên, mọi công dân có sức lao động có nghĩa vụ tham gia lao động công ích để kịp thời ngăn chặn và khắc phục thiệt hại bước đầu.
Việc huy động lao động công ích trong trường hợp khẩn cấp do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định.
Khi huy động lao động công ích trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan ra lệnh huy động lao động có quyền trưng dụng dụng cụ, phương tiện cần thiết của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, đoàn thể xã hội và của công dân để hoàn thành các công việc khẩn cấp.
Trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan ra lệnh huy động có quyền sử dụng biện pháp cưỡng chế đối với những người không chấp hành lệnh huy động để bảo đảm kịp thời ngăn chặn, khắc phục những thiệt hại do thiên tai, địch hoạ gây ra.
Thời hạn huy động lao động công ích trong trường hợp khẩn cấp, chế độ đối với những người tham gia lao động, việc đền bù thiệt hại về dụng cụ, phương tiên trưng dụng do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Chế độ với người lao động công ích
Những người trực tiếp lao động đều phải thực hiện nghĩa vụ lao động công ích cách xa nơi cư trú. Nếu như không có đủ điều kiện đi, về mỗi ngày, đơn vị sử dụng (với lao động công ích hàng năm) hay cơ quan quyết định huy động (với các trường hợp cấp thiết) bố trí địa điểm nghỉ, hỗ trợ đi lại hay thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về cho họ.
Đối tượng thực hiện nghĩa vụ lao động công ích trong các trường hợp cấp thiết được bồi dưỡng. Một ngày làm việc mức bồi dưỡng bằng với tiền lương ở mức tối thiểu chung. Nếu làm việc vào ban đêm trong khoảng thời gian từ 22h-6h sáng sẽ được gấp đôi tiền bồi dưỡng. Trong trường hợp làm việc ở nơi có yếu tố độc hai và nguy hiểm sẽ được trang bị những phương tiện bảo hộ lao động. Đồng thời họ sẽ được bồi dưỡng như những người lao động làm việc cùng môi trường trong khu vực sản xuất, kinh doanh.
Các chế độ mà người lao động công ích được hưởng
Những chế độ bồi dưỡng được tính theo số giờ làm việc thực tế hàng ngày. Thời gian làm việc từ 2-4h được tính là nửa ngày. Làm việc từ 4-8h được tính là cả ngày. Nếu phải làm thêm giờ thì sẽ được tính gấp đôi số giờ làm thêm.
Bên cạnh chế độ bồi dưỡng quy định, đối tượng thực hiện nghĩa vụ lao động công ích trong các trường hợp cấp thiết cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về mỗi ngày sẽ được hỗ trợ tiền ăn. Với khoản hỗ trợ UBND cấp tỉnh nơi xảy ra tình trạng cấp thiết theo quy định.
Những người trực tiếp lao động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp bị tai nạn lao động sẽ được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu cho tới khi điều trị thương tật ổn định. Nếu người bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động sẽ được xét trợ cấp tùy vào mức độ suy giảm khả năng lao động. Trong trường hợp người bị tai nạn chết, kể cả lần đầu điều trị bị chết thì người trực tiếp lo mai táng sẽ được nhận tiền mai táng. Đồng thời, gia đình và nhân thân của người đó cũng được trợ cấp một lần.
Chính phủ cũng có quy định vụ thể về chi phí y tế, tiền mai táng và những chế độ trợ cấp như sau:
Đối tượng bị ốm đau trong khi trực tiếp thực hiện lao động công ích, trong trường hợp có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo đúng quy định của Điều lệ bảo hiểm y tế. Những người chưa tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hưởng quyền giống như người có rồi. Ngoại trừ trường hợp ốm đau khi thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm ở công trình của xã, phường, thị trấn.
Những đối tượng dũng cảm cứu người, tài sản sản của nhà nước, của nhân dân hay đấu tranh chống tội phạm khi thực hiện nghĩa vụ lao động công ích. Nếu như họ bị thương và mất nhiều hơn 21% khả năng lao động sẽ được xét hưởng chính sách giống như thương binh. Trong trường hợp hy sinh sẽ được xét công nhận là liệt sĩ.
Đối tượng đi lao động thay cho người có nghĩa vụ lao động công ích hàng năm phải có trách nhiệm và được hưởng những quyền lợi giống như người trực tiếp lao động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích.
Qua bài viết trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về lao động công ích, những trường hợp nào được miễn lao động công ích, quy định của Nhà nước đối với lao động công ích. Các bạn có thể truy cập website THPT Ngô Thì Nhậm để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử của mình.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp