Đề bài: Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời của vua Hùng
Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời của vua Hùng
Bạn đang xem: Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời của vua Hùng
I. Dàn ý Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời của vua Hùng (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về bản thân (nhân vật vua Hùng)
2. Thân bài
* Mở hội kén rể:– Con gái là Mị Nương xinh đẹp tuyệt trần, tính nết hiền dịu- Muốn kén cho con gái người chồng xứng đáng
* Hai chàng trai đến cầu hôn:– Sơn Tinh ở vùng núi Tản viên vẫy tay có thể mọc lên núi đồi, cồn bãi- Thủy Tinh ở miền biển có thể hô mưa gọi gió- Điều kiện sính lễ: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
* Cuộc giao tranh giữa hai chàng trai:– Sơn Tinh mang sính lễ đến trước được cưới Mị Nương- Thủy Tinh đến sau không cưới được liền đem quân đuổi đánh đòi cướp dâu- Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng Thủy Tinh thua trận rút lui
3. Kết bài
Kết quả cuộc giao tranh: Từ đó oán nặng, thù sâu hàng năm Thủy Tinh vẫn mang quân đánh Sơn Tinh nhưng không thắng nổi.
II. Bài văn mẫu Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời của vua Hùng
1. Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời của vua Hùng, mẫu 1 (Chuẩn)
Ta là vua Hùng thứ mười tám của nhà nước Văn Lang, ta chỉ có mỗi một cô con gái đã đến tuổi lấy chồng tên là Mị Nương.
Con gái ta vừa xinh đẹp lại hiền dịu nết na, ta muốn cưới cho con gái một người chồng tài đức vẹn toàn, yêu thương hết mực, vì thế nên mở ra cuộc thi kén rể. Có hai chàng trai cùng đến kén rể đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh, Sơn Tinh thì ở vùng núi Tản viên vẫy tay có thể mọc lên núi đồi, cồn bãi còn Thủy tinh ở miền biển có thể hô mưa gọi gió, hai bên núi và biển khác nhau ngang tài ngang sức ta không biết nên chọn ai vì thế đã đưa ra yêu cầu sính lễ, nếu ai đem sính lễ đến trước sẽ được rước Mị Nương về, sính lễ đó là: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Ngay sáng sớm hôm sau ta đã thấy Sơn Tinh mang đầy đủ sính lễ, ta vui mừng cho phép Sơn Tinh rước Mị Nương đi. Lúc sau Thủy tinh đến thấy Mị Nương đã bị Sơn Tinh rước đi liền tức giận hô hào quân lính kéo theo đuổi đánh đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh đùng đùng làm mưa to gió lớn, sấm sét đầy trời, nước dâng cuốn trôi nhà cửa. Bên này Sơn Tinh không nao núng, vẩy tay mọc lên đồi núi, đập đê chắn nước, nước lên bao nhiêu núi cao bấy nhiêu, dân chúng được an toàn.
Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng Thủy Tinh kiệt sức đành chịu thua rút quân. Thế nhưng từ đó về sau Thủy Tinh vẫn ghi nhớ mối thù, năm nào cũng làm mưa làm gió để đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thua. Sơn tinh quả là chàng trai khiến ta yên tâm gửi gắm cuộc đời của con gái mình.
2. Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời của vua Hùng, mẫu 2 (Chuẩn)
Trận chiến của Thần Biển và Thần Núi suốt bao đời qua bắt nguồn từ câu chuyện kén rể của ta- Hùng Vương thứ mười tám.
Ta có một cô con gái xinh đẹp, thùy mị và nết na tên là Mị Nương, ta muốn tìm cho con gái một người chồng xứng đáng vì thế đã mở ra một cuộc tuyển chọn, kén rể. Trai tráng khắp cả nước đều đến ứng tuyển nhưng ta chỉ ưng nhất hai chàng là Sơn Tinh và Thủy Tinh, đó cũng chính là hai tráng sĩ có sức vóc và tài năng phi thường. Sơn Tinh là thần núi Tản Viên có thể bốc đồi dời núi, xây đắp thành lũy chỉ trong nháy mắt. Thủy Tinh là thần biển cả có thể hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cao bằng một cái chỉ tay.
Cả hai đều tài giỏi ta không biết nên chọn ai nên đã ra yêu cầu ai mang sính lễ đầy đủ đến trước sẽ được cưới Mị Nương. Yêu cầu sính lễ bao gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh là người đã mang sính lễ đến trước, ta rất hài lòng và đồng ý gả Mị Nương cho Sơn Tinh. Ai ngờ một lúc sau Thủy Tinh mới đến, thấy ta đã gả Mị Nương cho Sơn Tinh liền đùng đùng tức giận đuổi theo.
Thủy Tinh hô mưa gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, hắn dâng nước đánh Sơn Tinh khiến cho làng mạc ngập trong biển nước. Sơn Tinh không hề chịu thua, nước dâng lên bao nhiêu thì Sơn Tinh làm cho núi cao lên bấy nhiêu, dựng thành lũy ngăn chặn dòng nước lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, Sơn Tinh vẫn vững vàng nhưng Thủy Tinh đã kiệt sức đành rút lui.
Tưởng như trận chiến đã kết thúc nhưng Thủy Tinh vẫn chưa bao giờ quên mối thù đó, từ đó về sau năm nào Thủy Tinh cũng làm mưa gió đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng nhận về thất bại.
3. Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời của vua Hùng, mẫu 3 (Chuẩn)
Ta là vua Hùng thứ mười tám của nhà nước Văn Lang, bấy giờ ta có một cô con gái tên là Mị Nương, con gái ta ngoan ngoãn xinh đẹp, ta rất muốn gả con gái cho một người xứng đáng nên đã mở ra một hội thi kén rể.
Trai tráng khắp nơi đổ về kén rể như hội nhưng ta vẫn chưa ưng ý một ai, mãi đến một hôm, có hai người là Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng xuất hiện. Sơn Tinh ở vùng núi Tản Viên, có thần thông vẫy tay một cái những dãy núi đồi mọc liền lên, nổi cồn bãi. Còn Thủy Tinh ở vùng biển cả, có tài lạ hô mưa gọi gió, muốn dâng bao nhiêu nước tùy ý. Hai chàng trai khiến ta phân vân không biết nên chọn ai đành phải ra yêu cầu sính lễ thật khó để xem ai mang được đủ và sớm nhất sẽ được cưới Mị Nương. Sính lễ ta yêu cầu bao gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Đến sáng sớm hôm sau ta đã chọn được con rể đó chính là Sơn Tinh, người mang lễ vật đầy đủ đến trước, Mị Nương theo Sơn Tinh về núi. Thủy Tinh là người đến sau, hắn tức giận vì nghĩ Sơn Tinh đã cướp mất Mị Nương của mình nên nổi giận đem quân đuổi theo. Trận chiến xảy ra, Thủy Tinh hô mưa gọi gió khiến mây đen sấm chớp đùng đùng, nước dâng lên lưng đồi khiến thành Phong Châu của ta nổi lềnh bềnh trong biển nước. May thay Sơn Tinh lại có thế mạnh hơn cả, chàng dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn dòng nước lũ cho dân chúng được bình an. Nước cứ dâng bao nhiêu thì núi lại cao lên bấy nhiêu vậy nên dù đánh nhau ròng rã cả tháng trời Sơn Tinh vẫn hiên ngang còn Thủy Tinh thì sức cùng lực kiệt đành chịu thua rút quân.
Từ đó về sau hàng năm, năm nào Thủy Tinh cũng kéo đánh Sơn Tinh, làm mưa làm bão dâng nước đánh nhưng chưa năm nào thắng được Sơn Tinh.
————-HẾT—————
Kể lại truyền thuyết, truyện cổ tích đã học là dạng đề bài quen thuộc trong nội dung tập làm văn lớp 5,6. Để rèn luyện kĩ năng viết bài, các em có thể tham khảo và luyện tập thêm với đề bài: Kể lại truyện cổ tích Cây tre trăm đốt bằng lời văn của em, Kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh bằng lời văn của em, Kể lại chuyện cổ tích Cây khế bằng lời của nhân vật trong truyện, Kể lại truyện cổ tích Sọ dừa bằng lời văn của em.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục