Hóa học 9 Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 12
Sơ đồ hệ thống mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ
Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 12
Bài 1 (trang 41 SGK Hóa 9)
Một trong những thuôc thử nào sau đây có thể dùng phân biệt dung dịch natri sunfat và dung dịch natri cacbonat:
a) Dung dịch bari clorua.
b) Dung dịch axit clohiđric.
c) Dung dịch chì nitrat.
d) Dung dịch bạc nitrat.
e) Dung dịch natri hiđroxit.
Giải thích và viết phương trình hóa học.
Lời giải:
Thuốc thử b), dung dịch axit clohiđric.
– Dung dịch HCl tác dụng với Na2CO3 cho khí CO2 bay lên còn Na2SO4 không tác dụng.
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
– Không nên dùng thuốc thử d), dung dịch AgNO3. Vì hiện tượng quan sát sẽ không rõ rệt: Ag2CO3 không tan và Ag2SO4 ít tan.
Bài 2 (trang 41 SGK Hóa 9)
a) Cho các dung dịch sau đây phản ứng vời nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng xảy ra, dấu (0) nếu không có phản ứng:
NaOH HCl H2SO4 CuSO4 HCl Ba(OH)2
b) Viết các phương trình hóa học (nếu có).
Lời giải:
NaOH HCl H2SO4 CuSO4 x o o HCl x o o Ba(OH)2 o x x
b) Phương trình phản ứng:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2 SO4
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2 O
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O.
Bài 3 (trang 41 SGK Hóa 9)
Viết phương trình hóa học cho những chuyển đổi hóa học sau:
Lời giải:
a) (1) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 ↓ + 2FeCl3
(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
(3) Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 ↓ + 3Na2SO4
(4) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
(5) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
(6) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.
b) (1) 2Cu + O2 2CuO
(2) CuO + H2 Cu + H2O
(3) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(4) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
(5) Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
(6) Cu(OH)2 CuO + H2O
Bài 4 (trang 41 SGK Hóa 9)
Có những chất: Na2O, Na, NaOH, Na2SO4, Na2CO3, NaCl.
a) Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển hóa.
b) Viết các phương trình hóa học cho dãy chuyển đổi hóa học ở câu a.
Lời giải:
a) Dãy chuyển đổi các chất đã cho có thể:
Na (1)→ Na2O (2)→ NaOH (3)→ Na2CO3 (4)→ Na2SO4 (5)→ NaCl
b) Các phương trình hóa học:
4Na + O2 → 2Na2O
Na2O + H2O → 2NaOH
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 ↑ + H2O
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2NaCl.
Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 12 (có đáp án)
Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
A. K2O.
B. CuO.
C. CO.
D. SO2.
Lời giải
Đáp án: A
K2O + H2O → 2KOH.
Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:
A. CaO,
B. BaO,
C. Na2O
D. SO3.
Lời giải
Đáp án: D
SO3 + H2O → H2SO4.
Câu 3: Dãy oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm:
A. CuO, CaO, K2O, Na2O.
B. CaO, Na2O, K2O, BaO.
C. Na2O, BaO, CuO, MnO.
D. MgO, Fe2O3, ZnO, PbO.
Lời giải
Đáp án: B.
Câu 4: Dãy oxit tác dụng với dung dịch NaOH:
A. CuO, Fe2O3, SO2, CO2.
B. CaO, CuO, CO, N2O5.
C. CO2, SO2, P2O5, SO3.
D. SO2, MgO, CuO, Ag2O.
Lời giải
Đáp án: C.
Oxit axit (CO2, SO2, P2O5, SO3) tác dụng được với dung dịch NaOH.
Câu 5: Dãy oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch axit là:
A. CuO, Fe2O3, SO2, CO2.
B. CaO, CuO, CO, N2O5.
C. CaO, Na2O, K2O, BaO.
D. SO2, MgO, CuO, Ag2O.
Lời giải
Đáp án: C.
Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít khí CO2 (đktc) bằng một dung dịch chứa 20 g NaOH. Muối được tạo thành là:
A. Na2CO3.
B. NaHCO3.
C. Hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3.
D. Na(HCO3)2.
Lời giải
Đáp án: B.
→ Sau phản ứng thu được muối NaHCO3.
Câu 7: Hoà tan 6,2 g natri oxit vào 193,8 g nước thì được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là:
A. 4%.
B. 6%.
C. 4,5%
D. 10%
Lời giải
Đáp án: A
Số mol Na2O = 6,2 : 62 = 0,1 mol
Câu 8: Oxit nào sau đây khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch có pH > 7 ?
A. CO2
B. SO2
C. CaO
D. P2O5
Lời giải
Đáp án: C
CaO + H2O → Ca(OH)2
Dung dịch Ca(OH)2 có pH > 7.
Câu 9: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là :
A. 19,7 g
B. 19,5 g
C. 19,3 g
D. 19 g
Lời giải
Đáp án: A
Số mol CO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
→ m↓ = 0,1.197 = 19,7 gam.
Câu 10: Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt các chất chứa trong các ống nghiệm mất nhãn: HCl, KOH, NaNO3, Na2SO4.
A. Dùng quì tím và dung dịch CuSO4.
B. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch BaCl2.
C. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2.
D. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch H2SO4.
Lời giải
Đáp án: C
– Sử dụng quỳ tím:
+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → HCl.
+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh → KOH.
+ Quỳ tím không chuyển màu → NaNO3 và Na2SO4.
– Phân biệt NaNO3 và Na2SO4: Dùng BaCl2
+ Xuất hiện kết tủa trắng → Na2SO4.
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
+ Không hiện tượng → NaNO3.
******************
Trên đây là nội dung bài học Hóa học 9 Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Hoá học 9