Hóa học 11 Bài 2: Axit, bazơ và muối được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 2
Axit
– Theo thuyết A-rê-ni-ut, axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
Thí dụ:
HCl→H+ +Cl−CH3COOH⇄CH3COO−+H+HCl→H+ +Cl-CH3COOH⇄CH3COO-+H+
Chú ý: Các dung dịch axit đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của các cation H+ có trong dung dịch.
– Axit 1 nấc là các axit khi tan trong nước mà phân tử chỉ phân li một nấc ra ion H+.
Thí dụ: HCl, HBr, HNO3…
– Axit nhiều nấc là axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+.
Thí dụ:
H3PO4⇄H++H2PO4−H2PO4−⇄H++HPO42−HPO42−⇄H++PO43−H3PO4⇄H++H2PO4-H2PO4-⇄H++HPO42-HPO42-⇄H++PO43-
⇒ H3PO4 là axit ba nấc.
Bazơ
– Theo thuyết A-rê-ni-ut, bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion .
Thí dụ:
Ba(OH)2→Ba2++2OH−KOH→K++OH−BaOH2→Ba2++2OH-KOH→K++OH-
– Chú ý: Các dung dịch bazơ đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của các anion OH- trong dung dịch.
Hiđroxit lưỡng tính
– Hiđroxit lưỡng tính là những hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
– Các hiđroxit lưỡng tính thường gặp: Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Al(OH)3…
Ví dụ:
Phân li theo kiểu bazơ:
Zn(OH)2⇄Zn2++2OH−Al(OH)3⇄Al3++3OH−ZnOH2⇄Zn2++2OH-AlOH3⇄Al3++3OH-
Phân li theo kiểu axit:
Zn(OH)2⇄ZnO22−+2H+Al(OH)3⇄AlO2−+H++H2OZnOH2⇄ZnO22-+2H+AlOH3⇄AlO2-+H++H2O
Muối
Định nghĩa và phân loại
– Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation ) và anion gốc axit.
– Muối được chia làm hai loại chính: muối axit, muối trung hoà.
+ Muối axit: Muối có anion gốc axit còn hiđro có khả năng phân li cho ion H+.
Ví dụ: NaHCO3; NaH2PO4; NaHSO4; …
+ Muối trung hoà: Muối có anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li cho ion H+.
Ví dụ: NaCl , (NH4)2SO4, Na2CO3, …
Chú ý: Trong gốc axit của một số muối như Na2HPO3, NaH2PO2 vẫn còn H, nhưng các muối đó là muối trung hòa, vì các hiđro đó không có tính axit.
Sự điện li của muối trong nước
– Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn thành cation kim loại (hoặc cation) và anion gốc axit.
Thí dụ:
Na2SO4→2Na++SO42−NH4Cl→NH4++Cl−NaHSO3→Na++HSO3−Na2SO4→2Na++SO42-NH4Cl→NH4++Cl-NaHSO3→Na++HSO3-
Gốc có khả năng tiếp tục phân li ra ion H+.
HSO3−⇄H++SO32−
Giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 2
Bài 1 (trang 10 SGK Hóa 11)
Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit? Lấy các thí dụ minh hoạ và viết phương trình điện li của chúng.
Lời giải:
– Axit: là những chất phân li trong nước ra ion H+
Ví dụ:
HCl → H+ + Cl-
H2S ⇌ 2H+ + S2-
– Axit một nấc: là những axit chỉ phân li một nấc ra ion H+ thí dụ như HCl, HBr…
HCl → H+ + Cl-
– Axit nhiều nấc là những axit phân li nhiều lần ra H+
Ví dụ:
H2S là axit hai nấc H2S ⇔ H+ + HS-
HS- ⇌ H+ + S2-
H3PO4 là axit ba nấc H3PO4 ⇌ H+ + H2PO4-
H2PO4- ⇌ H+ + HPO42-
HPO42- ⇌ H+ + PO43-
– Bazơ là những chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-
– Hiđroxit lưỡng tính: là những chất khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
Ví dụ: Zn(OH)2, Al(OH)3, Be(OH)2…
+ phân li kiểu bazơ: Al(OH)3 ⇌ Al3+ + 3OH-
+ phân li kiểu axit: HAlO2 ⇌ AlO2- + H+
(Khi đó: Al(OH)3 viết dưới dạng axit HAlO2.H2O)
– Muối trung hoà: là những muối mà phân tử không còn khả năng phân li ra ion H+
Ví dụ: NaCl, K2SO4, NaHPO3, CaCO3, Al(NO3)3…
Al(NO3)3 → Al3+ + 3NO3-
– Muối axit: là muối mà trong phân tử vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+
Ví dụ: NaHSO4, NaHCO3, KH2PO4, K2HPO4…
NaHSO4 → Na+ + HSO4-
Gốc axit HSO4- lại phân li ra H+
HSO4- ⇌ H+ + SO42-
Bài 2 (trang 10 SGK Hóa 11)
Viết phương trình điện li của các chất sau:
a. Các axit yếu H2S; H2CO3
b. Bazơ mạnh: LiOH
c. Các muối: K2CO3, NaClO, NaHS
d. Hiđroxit lưỡng tính: Sn(OH)2
Lời giải:
a. Các axit yếu H2S; H2CO3:
H2S ⇆ H+ + HS-
HS- ⇆ H+ + S2-
H2CO3 ⇆ H+ + HCO3-
HCO3- ⇆ H+ + CO32-
b. Bazơ mạnh LiOH
LiOH → Li+ + OH-
c. Các muối K2CO3, NaClO, NaHS
K2CO3 → 2K+ + CO32-
NaClO → Na+ + ClO-
NaHS → Na+ + HS-
HS- ⇆ H+ + S2-
d. Hiđroxit lưỡng tính Sn(OH)2:
Sn(OH)2 ⇆ Sn2+ + 2OH-
Hoặc H2SnO2 ⇆ 2H+ + SnO22-
Do CH3COOH là chất điện li yếu nên trong nước chỉ phân li một phần
CH3COOH ⇆ H+ + CH3COO-
Vì vậy [H+] < [CH3COOH ] ⇒ [H+] < 0,1M
Bài 3 (trang 10 SGK Hóa 11)
Theo thuyết A-re-ni-ut, kết luận nào sau đây đúng?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là một axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năngphân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Lời giải:
Đáp án: C
A. Sai vì: axit là chất khi tan trong nước phân li ra H+( định nghĩa theo thuyết A-re-ni-ut). Nhiều chất trong phân tử có Hidro nhưng phải axit như: H2O, NH3…
B. Sai vì: các hidroxit lưỡng tính trong thành phần phân tử cũng có nhóm OH: Zn(OH)2, Al(OH)3…
D. Sai vì: Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-, nên trong phân tử bazơ luôn có nhóm OH (định nghĩa theo thuyết A-re-ni-ut)
Bài 4 (trang 10 SGK Hóa 11)
Với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước, thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+ ] = 0,10M
B. [H+ ] < [CH3COO- ]
C. [H+ ] > [CH3COO- ]
D. [H+ ] < 0,10M
Lời giải:
– Đáp án D
– Do CH3COOH là chất điện li yếu nên trong nước chỉ phân li một phần
CH3COOH ⇌ H+ + CH3COO-
Vì vậy [H+] < [CH3COO-]= 0,1M
Bài 5 (trang 10 SGK Hóa 11)
Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M nếu bỏ qua sự điện li của nước, thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+ ] = 0,10M
B. [H+ ] < [NO3- ]
C. [H+ ] < [NO3-]
D. [H+ ] < 0,10M
Lời giải:
– Đáp án A
– Do HNO3 là chất điện li mạnh nên nó phân li hoàn toàn trong dung dịch
HNO3 → H+ + NO3-
0,1 0,1 0,1 (M)
⇒ [H+ ] = [NO3- ] = 0,1M
Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 có đáp án
Bài 1: Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,5M để phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaHCO3 0,2M?
A. 100 ml.
B. 50 ml.
C. 40 ml.
D. 20 ml.
Lời giải
Đáp án: D
Phản ứng: NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
⇒ NaOH và NaHCO3 phản ứng theo tỉ lệ 1 : 1.
Ta có: CNaOH.VNaOH = CNaHCO3.VNaHCO3 ⇒ VNaOH = 20 ml
Bài 2: Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hcl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , khối dung dịch tăng 7,6 gam. Số mol Mg trong X là
A. 0,05 mol.
B. 0,075 mol.
C. 0,1 mol.
D. 0,15 mol.
Lời giải
Đáp án: C
nFe = x mol; nMg = y mol
X + HCl → Muối + H2
mdung dịch tăng = mX – mH2
m2 = 0,4 gam ⇒ nH2 = 0,2 mol
Ta có: nFe + nMg = x + y = nH2 = 0,2 mol (1)
56x + 24y = 8 gam (2)
Từ (1) và (2) ⇒ x = 0,1; y = 0,1 mol
Bài 3: Hòa tan ba muối X, Y, Z vào nước thu được dung dịch chứa: 0,40 mol K+; 0,20 mol Al3+: 0,2 mol SO42- và a mol Cl-. Ba muối X, Y, Z là
A. KCl, K2SO4, AlCl3.
B. KCl, K2SO4, Al2(SO4)3.
C. KCl, AlCl3, Al2(SO4)3.
D. K2SO4, AlCl3, Al2(SO4)3.
Lời giải
Đáp án: C
Bảo toàn điện tích ⇒ a = 0,6
Xét đáp án:
Đáp án A: SO42- chỉ ở K2SO4 ⇒ K+ ở K2SO4 là 0,4 mol (đủ)
⇒ không có KCl ⇒ loại
Đáp án B: Cl- chỉ có ở KCl ⇒ K+ ở KCl là 0,6 mol (dư) ⇒ loại
Đáp án C: 0,4 mol KCl; 0,2/3 mol AlCl3; 0,2/3 mol Al2(SO4)3
⇒ Chọn đáp án C
Đáp án D: Cl- chỉ ở AlCl3 ⇒ Al3+ là 0,2 mol (đủ) ⇒ không có Al2(SO4)3 ⇒ loại
Bài 4: Khi cho 100ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch HNO3 xM, thu được dung dịch có chứa 7,6 gam chất tan. Giá trị của x là
A. 1,2.
B.0,8.
C. 0,6.
D. 0,5.
Lời giải
Đáp án: D
nNaOH = 0,1 mol.
Nếu NaOH hết ⇒ mNaNO3 = 0,1. 85 = 8,5g < 7,6 gam chất tan => loại
nHNO3 = 0,1x = nNaOH pư = nNaNO3
⇒ mchất tan = mNaNO3 + mNaOH dư
⇒ 0,1x. 85 + (0,1 – 0,1x). 40 = 7,6
⇒ x = 0,8
Bài 5: Trung hòa 100 gam dung dịch A chứa hỗn hợp HCl và H2SO4 cần vừa đủ 100 ml dung dịch B chứa NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,6M thu được 11,65 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của HCl trong dung dịch A là
A. 7,30%
B. 5,84%
C. 5,00%
D. 3,65%
Lời giải
Đáp án: D
Đặt số mol HCl và H2SO4 lần lượt là x và y
Phản ứng trung hòa: H+ + OH- → H2O
Phản ứng tạo kết tủa: Ba2+ + SO42- → BaSO4
Ta có: nH+ = nOH- ⇒ x + 2y = 0,2
nBaSO4 = 0,05 mol, nBa(OH)2 = 0,06 mol
⇒ Ba2+ dư sau phản ứng, SO42- đã kết tủa hết
⇒ y = nBaSO4 ⇒ x = 0,1 mol
CHCl = 0,1.36.5 / 100 = 3,56%
Bài 6: Theo định nghĩa về axit – bazơ của Bron – stêt có bao nhiêu ion trong số các ion sau đây là bazơ: Na+, Cl-, CO32-, HCO3-, CH3COO-, NH4+, S2-?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải
Đáp án: C
CO32- + 2H2O ⇆ H2CO3 + 2OH-
CH3COO- + H2O ⇆ CH3COOH + OH-
S2- + 2H2O ⇆ H2S + 2OH-
Bài 7: Cho các ion sau:
(a) PO43- (b) CO32- (c) HSO3- (d) HCO3- (e) HPO32-
Theo Bron-stêt những ion nào là lưỡng tính ?
A. (a), (b).
B. (b), (c).
C. (c), (d).
D. (d), (e).
Lời giải
Đáp án: C
HSO3- + H2O ⇆ H2SO3 + OH-
Axit: HSO3- + H2O ⇆ SO32- + H3O+
HCO3- tương tự
Bài 8: Chọn các chất là hiđroxit lưỡng tính trong số các hiđroxit sau:
A. Zn(OH)2, Cu(OH)2.
B. Al(OH)3, Cr(OH)2
C. Sn(OH)2, Pb(OH)2.
D. Cả A, B, C.
Lời giải
Đáp án: D
Bài 9: Cho các chất và ion sau: HCO3-, Cr(OH)3, Al, Ca(HCO3)2, Zn, H2O, Al2O3, (NH4)2CO3, HS-, Zn(OH)2, Cr2O3, HPO42-, H2PO4-, HSO3-. Theo Bron-stêt có bao nhiêu chất và ion là lưỡng tính?
A. 12.
B. 11.
C. 13.
D. 14.
Lời giải
Đáp án: A
HCO3-, Cr(OH)3, Ca(HCO3)2, H2O, Al2O3, HS-, Zn(OH)2, Cr2O3, HPO42-, H2PO4-, HSO3-
Bài 10: Dãy chất và ion nào sau đây có tính chất trung tính?
A. Cl-, Na+, NH4+.
B. Cl-, Na+, Ca(NO3)2.
C. NH4+, Cl-, H2O.
D. ZnO, Al2O3, Ca(NO3)2.
Lời giải
Đáp án: B
Bài 11: Axít nào sau đây là axit một nấc?
A. H2SO4
B. H2CO3
C. CH3COOH
D. H3PO4
Lời giải
Đáp án: C
Bài 12: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các hiđrôxit lưỡng tính?
A. Al(OH)3, Zn(OH)3, Fe(OH)2
B. Zn(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2
C. Al(OH)3, Fe(OH)2,Cu(OH)2
D. Mg(OH), Pb(OH)2, Cu(OH)2
Lời giải
Đáp án: B
Bài 13: Cho các dung dịch axit có cùng nồng độ mol: H2S,HCl, H2SO4, H3PO4, dung dịch có nồng độ H lớn nhất là
A. H2SO4
B. H2S
C. HCl
D. H3PO4
Lời giải
Đáp án: A
Bài 14: Theo thuyết Areniut, kết luận nào sau đây đúng?
A. Bazơ là chất khi tan trong nước phân li cho anion OH.
B. Bazơ là những chất có khả năng phản ứng với axit.
C. Một Bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
D. Bazơ là hợp chất trong thành phần phân tử có một hay nhiều nhóm OH.
Lời giải
Đáp án: A
Bài 15: Theo thuyết Areniut kết luận nào sau đây không đúng?
A. Muối là những hợp chất khi tan trong nước chỉ phân li ra cation kim loại và anion gốc axit.
B. Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn còn hiđrô có khả năng phân li ra ion H+.
C. Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không còn hiđrô có khả năng phân li ra H+.
D. Hiđrôxít lưỡng tính khi tan vào nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như Bazơ.
Lời giải
Đáp án: A
******************
Trên đây là nội dung bài học Hóa học 11 Bài 2: Axit, bazơ và muối do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Axit, bazơ và muối. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Hoá học 11
Bạn đang xem: Hóa học 11 Bài 2: Axit, bazơ và muối – Giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 2