Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 17
Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt
– Khi các phản ứng hóa học xảy ra thường có sự trao đổi nhiệt với môi trường làm thay đổi nhiệt độ môi trường.
+ Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
Ví dụ: Phản ứng đốt cháy nhiên liệu, phản ứng tạo gỉ sắt, phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể, … đều là các phản ứng tỏa nhiệt.
+ Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
Ví dụ: Các phản ứng trong lò nung vôi, nung clinker xi măng, … là các phản ứng thu nhiệt.
– Chú ý: Sự đốt cháy các loại nhiên liệu như xăng, dầu, cồn, khí gas, … xảy ra nhanh, tỏa nhiều nhiệt, dễ gây hỏa hoạn, thậm chí gây nổ mạnh, rất khó kiểm soát. Vì vậy, khi sử dụng chúng cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng cháy.
Biến thiên enthalpy của phản ứng
Biến thiên enthalpy
– Biến thiên enthalpy của phản ứng (nhiệt phản ứng), kí hiệu là ∆rH là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở một điều kiện xác định.
– Phương trình hóa học kèm theo trạng thái của các chất và giá trị ∆rH gọi là phương trình nhiệt hóa học.
– Ví dụ: Ở điều kiện chuẩn, khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4, sản phẩm là CO2(g) và H2O(l), thì sẽ giải phóng một nhiệt lượng là 890 kJ.
Như vậy phản ứng có biến thiên enthalpy Δ∆rH0298H2980 = -890 kJ và được biểu diễn bằng phương trình nhiệt hóa học như sau:
CH4(g) + 2O2(g) →→ CO2(g) + 2H2O(l) Δ∆rH0298H2980 = -890 kJ
Biến thiên enthalpy chuẩn
– Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học, kí hiệu là Δ∆rH0298H2980, chính là lượng nhiệt (tỏa ra hoặc thu vào) của phản ứng đó ở điều kiện chuẩn.
– Chú ý: Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K (25oC).
Ý nghĩa của biến thiên enthalpy
– Dấu của biến thiên enthalpy cho biết phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt:
∆rH > 0: phản ứng thu nhiệt.
∆rH < 0: phản ứng tỏa nhiệt.
– Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng nhiều.
– Ví dụ: Cho phản ứng đốt cháy methane và acetylene:
(1) CH4(g) + 2O2(g) →→ CO2(g) + 2H2O(l) Δ∆rH0298H2980 = -890 kJ
(2) C2H2(g) + 5252O2(g) →→ 2CO2(g) + H2O(l) Δ∆rH0298H2980 = -1300,2 kJ
Khi đốt cháy cùng một thể tích khí CH4 và C2H2, lượng nhiệt do C2H2 sinh ra nhiều gấp khoảng 1,5 lần lượng nhiệt do CH4 sinh ra.
Tính biến thiên enthapyl của phản ứng theo nhiệt tạo thành
Khái niệm nhiệt tạo thành
– Nhiệt tạo thành của một chất (∆fH) là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất, ở một điều kiện xác định.
– Nhiệt tạo thành chuẩn (ΔfHo298ΔfH298o) là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn.
– Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng 0, ví dụ:
ΔfHo298(O2(g))=0kJ/molΔfH298o(O2(g))=0kJ/mol
Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành
– Biến thiên enthalpy của phản ứng được xác định bằng hiệu số giữa giữa tổng nhiệt tạo thành các chất sản phẩm (sp) và tổng nhiệt tạo thành của các chất đầu (cđ).
– Ở điều kiện chuẩn:
ΔrHo298=∑ΔfHo298(sp)−∑ΔfHo298(cd)ΔrH298o=∑ΔfH298o(sp)−∑ΔfH298o(cd)
Trong tính toán cần lưu ý đến hệ số của các chất trong phương trình hóa học.
– Ví dụ: Hãy xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy ethane:
C2H6(g) + 7272>O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O (l)
Biết: Nhiệt tạo thành chuẩn của C2H6; O2; CO2; H2O lần lượt là -84,7 kJ/mol; 0 kJ/mol; -393,5 kJ/mol; -285,8 kJ/mol.
Hướng dẫn:
Tổng nhiệt tạo thành các chất đầu là:
∑ΔfHo298(cd)=ΔfHo298(C2H6(g)).1+ΔfHo298(O2(g)).72∑ΔfH298o(cd)=ΔfH298o(C2H6(g)).1+ΔfH298o(O2(g)).72= (-84,7.1) + 0.7272= – 84,7 (kJ)
Tổng nhiệt tạo thành các chất sản phẩm là:
∑ΔfHo298(sp)=ΔfHo298(CO2(g)).2+ΔfHo298(H2O(l)).3∑ΔfH298o(sp)=ΔfH298o(CO2(g)).2+ΔfH298o(H2O(l)).3
= (-393,5.2) + (-285,8.3) = – 1644,4 (kJ)
⇒ Biến thiên enthalpy của phản ứng:
ΔrHo298=∑ΔfHo298(sp)−∑ΔfHo298(cd)ΔrH298o=∑ΔfH298o(sp)−∑ΔfH298o(cd)= – 1559,7 (kJ)
Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết
– Phản ứng hóa học là quá trình phá vỡ các liên kết trong chất đầu và hình thành các liên kết mới để tạo thành sản phẩm.
– Biến thiên enthalpy của phản ứng (mà các chất đều ở thể khí), bằng hiệu số giữa tổng năng lượng liên kết của các chất đầu và tổng năng lượng liên kết của các sản phẩm (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
– Ở điều kiện chuẩn:
ΔrHo298=∑Eb(cd)−∑Eb(sp)ΔrH298o=∑Eb(cd)−∑Eb(sp)
– Ví dụ: Cho biết năng lượng liên kết trong các phân tử O2, N2, và NO lần lượt là 494 kJ/mol, 945 kJ/mol và 607 kJ/mol. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:
N2(g) + O2(g) → 2NO(g)
Hướng dẫn:
ΔrHo298=[Eb(N≡N).1+Eb(O=O).1]−Eb(NO).2ΔrH298o=[Eb(N≡N).1+Eb(O=O).1]−Eb(NO).2
= [945.1 + 494.1] – 607.2 = 225 (kJ)
Chú ý: Biến thiên enthalpy của phản ứng có thể được xác định bằng nhiệt lượng kế
Giải bài tập SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài Bài 17
Mở đầu trang 81 Hóa học 10
Phản ứng giữa đường glucose với oxygen tạo ra carbon dioxide, hơi nước và toả nhiều nhiệt. Sau khi chơi thể thao, cơ thể mệt mỏi, nếu uống một cốc nước hoa quả, em sẽ cảm thấy khoẻ hơn. Có phải đường glucose đã “cháy” và cấp bù năng lượng cho cơ thể?
Lời giải:
Sau khi chơi thể thao, cơ thể mệt mỏi do glucose bị phân giải nhiều dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt glucose.
Sau khi ta uống cốc nước hoa quả, đường glucose được cơ thể hấp thụ, phân giải cung cấp năng lượng cho cơ thể chính điều này làm em cảm thấy khỏe hơn.
Câu hỏi 1 trang 81 Hóa học 10
Khi đun nóng ống nghiệm đựng KMnO4 (thuốc tím), nhiệt của ngọn lửa làm cho KMnO4 bị nhiệt phân, tạo hỗn hợp bột màu đen:
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
Em hãy dự đoán phản ứng này toả nhiệt hay thu nhiệt.
Lời giải:
Em dự đoán phản ứng này thu nhiệt vì em thấy phản ứng nhiệt phân KMnO4 cần cung cấp nhiệt độ.
Câu hỏi 2 trang 83 Hóa học 10
Cho các phương trình nhiệt hoá học:
(1) CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) ΔrHo298=+176,0kJΔrH298o=+176,0 kJ
(2) C2H4(g) + H2(g) → C2H6(g) ΔrHo298=−137,0kJΔrH298o=−137,0 kJ
(3) Fe2O3(s) + 2Al(s) → Al2O3(s) + 2Fe(s) ΔrHo298=−851,5kJΔrH298o=−851,5 kJ
Trong các phản ứng trên, phản ứng nào toả nhiệt, phản ứng nào thu nhiệt?
Lời giải:
ΔrHo298ΔrH298o > 0 ⇒ Phản ứng thu nhiệt.
ΔrHo298ΔrH298o < 0 ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt.
⇒ Phản ứng thu nhiệt: (1)
Phản ứng tỏa nhiệt: (2), (3).
Câu hỏi 3 trang 83 Hóa học 10
Biết phản ứng đốt cháy khí carbon monoxide (CO) như sau:
CO (g) + 1212O2 (g) → CO2 (g) ΔrHo298=−283,0kJΔrH298o=−283,0 kJ
Ở điều kiện chuẩn, nếu đốt cháy hoàn toàn 2,479 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu?
Lời giải:
Phản ứng đốt cháy 1 mol hay 24,79L khí carbon monoxide (CO) tỏa ra nhiệt lượng 283kJ.
⇒ Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,479 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là
283.2,47924,79=28,3kJ
Câu hỏi 4 trang 84 Hóa học 10
Phản ứng tôi vôi toả ra nhiệt lượng rất lớn, có thể làm sôi nước. Hãy nêu các biện pháp để đảm bảo an toàn khi thực hiện quá trình tôi vôi.
Lời giải:
– Các biện pháp đảm bảo an toàn khi thực hiện quá trình tôi vôi:
+ Tránh xa hố đang tôi vôi.
+ Làm rào chắn, biển báo để cảnh báo những người xung quanh.
Câu hỏi 5 trang 86 Hóa học 10
Cho phản ứng:
C (kim cương) → C (graphite) ΔrHo298=−1,9kJΔrH298o=−1,9 kJ
a) Ở điều kiện chuẩn, kim cương hay graphite có mức năng lượng thấp hơn?
b) Trong phản ứng xác định nhiệt tạo thành của CO2(g): C(s) + O2(g) → CO2(g). Carbon ở dạng kim cương hay graphite?
Lời giải:
a) Phản ứng: kim cương ⟶ graphite có ΔrHo298=−1,9kJΔrH298o=−1,9 kJ chứng tỏ phản ứng xảy ra tỏa ra nhiệt lượng là 1,9kJ.
⇒ Dạng graphite có mức năng lượng thấp hơn.
b) Trong phản ứng xác định nhiệt tạo thành của CO2(g): C(s) + O2(g) → CO2(g). Carbon ở dạng graphite.
Câu hỏi 6 trang 86 Hóa học 10
Từ số liệu Bảng 17.1, hãy xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy ethane:
C2H6 (g) + 7272O2 (g) → 2CO2 (g) + 3H2O (l) (1)
Lời giải:
Tổng nhiệt tạo thành các chất đầu là:
∑ΔfHo298(cd)=ΔfHo298(C2H6(g)).1+ΔfHo298(O2(g)).72∑ΔfH298o(cd)= ΔfH298o(C2H6(g)).1+ΔfH298o(O2(g)).72= (-84,7.1) + 0. = – 84,7 (kJ)
Tổng nhiệt tạo thành các chất sản phẩm là:
∑ΔfHo298(sp)=ΔfHo298(CO2(g)).2+ΔfHo298(H2O(l)).3∑ΔfH298o(sp)=ΔfH298o(CO2(g)).2+ΔfH298o(H2O(l)).3
= (-393,5.2) + (-285,8.3) = – 1644,4 (kJ)
⇒ Biến thiên enthalpy của phản ứng:
ΔrHo298=∑ΔfHo298(sp)−∑ΔfHo298(cd)ΔrH298o=∑ΔfH298o(sp)−∑ΔfH298o(cd) = – 1559,7 (kJ)
Câu hỏi 7 trang 88 Hóa học 10
a) Cho biết năng lượng liên kết trong các phân tử O2, N2, và NO lần lượt là 494 kJ/mol, 945 kJ/mol và 607 kJ/mol. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:
N2(g) + O2(g) → 2NO(g)
b) Giải thích vì sao nitrogen chỉ phản ứng với oxygen ở nhiệt độ cao hoặc khi có tia lửa điện.
Lời giải:
Bạn đang xem: Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học – Giải bài tập SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 17 Hóa học 10 Cánh diều Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen – Giải bài tập SGK Hóa học 10 Cánh diều Bài 17
a) ΔrHo298=[Eb(N≡N).1+Eb(O=O).1]−Eb(NO).2ΔrH298o=[Eb(N≡N).1+Eb(O=O).1]−Eb(NO).2
= [945.1 + 494.1] – 607.2 = 225 (kJ)
b)ΔrHo298ΔrH298o= 225 kJ tức là 1 mol N2 (g) phản ứng với 1 mol O2 (g) cần cung cấp 225kJ.
⇒ Nitrogen chỉ phản ứng với oxygen ở nhiệt độ cao hoặc khi có tia lửa điện.
Câu hỏi 8 trang 88 Hóa học 10
Từ số liệu năng lượng liên kết ở Bảng 12.2, hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy butane theo năng lượng liên kết, biết sản phẩm phản ứng đều ở thể khí.
Lời giải:
Phương trình hóa học:
C4H10 (g) + 132O2(g)to→132O2g→to 4CO2 (g) + 5H2O (g)
Hay
∑Eb(cd)= 3.Eb(C – C) + 10.Eb(C – H) + 132.Eb(O = O)∑Eb(cd)= 3.EbC – C + 10.EbC – H + 132.EbO = O = 3.346 + 10.418 + 6,5.494 = 8429 kJ
∑Eb(sp)∑bE(sp) = 8.Eb (C = O) + 10.Eb (O – H) = 8.732 + 10.459 = 10 446 kJ
Biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy butane là:
ΔrHo298=∑Eb(cd)−∑Eb(sp)ΔrH298o=∑Eb(cd)−∑Eb(sp) = -2017(kJ).
Trắc nghiệm Hóa 10 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án)
Câu 1. Phản ứng tỏa nhiệt là gì?
A. Là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt;
B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt;
C. Là phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt;
D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
Câu 2. Phản ứng thu nhiệt là gì?
A. Là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt;
B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt;
C. Là phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt;
D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
Câu 3. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?
A. Phản ứng tôi vôi
B. Phản ứng đốt than và củi;
C. Phản ứng phân hủy đá vôi;
D. Phản ứng đốt nhiên liệu.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Các phản ứng: tôi vôi, đốt than củi, đốt nhiên liệu đều giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt ra môi trường ⇒ Là phản ứng tỏa nhiệt.
Phản ứng phân hủy đá vôi cần cung cấp nhiệt để phản ứng xảy ra, ngừng cung cấp nhiệt phản ứng sẽ dừng lại ⇒ Là phản ứng thu nhiệt.
Câu 4. Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng ở một điều kiện xác định được gọi là gì?
A. Nhiệt lượng tỏa ra;
B. Nhiệt lượng thu vào;
C. Biến thiên enthalpy;
D. Biến thiên năng lượng.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Biến thiên enthalpy của phản ứng là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng ở một điều kiện xác định.
Câu 5. Điều kiện chuẩn của biến thiên enthalpy là?
A. Áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 25oC (298K);
B. Áp suất 1 atm (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 25oC (298K);
C. Áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 0oC (273K);
D. Áp suất 1 atm (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 0oC (273K).
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Biến thiên enthapy chuẩn là nhiệt tỏa ra hai thu vào của phản ứng được xác định ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 25oC (298K).
Câu 6. Phát biểu nào sau đây sai?
A. ⧍rH > 0 thì phản ứng thu nhiệt;
B. ⧍rH < 0 thì phản ứng tỏa nhiệt;
C. Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng ít;
D. Các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ phòng thường là phản ứng tỏa nhiệt, các phản ứng thu nhiệt thường xảy ra khi đun nóng.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng nhiều.
Câu 7. Kí hiệu của nhiệt tạo thành chuẩn là?
A. ΔfH0298ΔfH2980;
B. ΔfHΔfH;
C. ΔfH0273ΔfH2730;
D. ΔfH01ΔfH10.
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Nhiệt tạo thành ⧍fH của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất, ở một điều kiện xác định.
Nhiệt tạo thành chuẩn (ΔfH0298ΔfH2980) là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn.
Câu 8. Đơn vị của nhiệt tạo thành chuẩn là?
A. kJ;
B. kJ/mol;
C. mol/kJ;
D. J.
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Đơn vị của nhiệt tạo thành chuẩn là kJ/mol.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nhiệt tạo thành của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất ở một điều kiện xác định;
B. Nhiệt tạo thành chuẩn là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn;
C. Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng một;
D. Biến thiên enthapy của phản ứng được xác định bằng hiệu số giữa tổng nhiệt tạo thành các sản phẩm và tổng nhiệt tạo thành các chất đầu.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng không.
Câu 10. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết khi các chất ở trạng thái nào?
A. Chất lỏng;
B. Chất rắn;
C. Chất khí;
D. Cả 3 trạng thái trên.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết khi các chất đều ở thể khí.
Câu 11. Phản ứng sau thuộc loại phản ứng nào?
Cu(OH)2(s)to→CuO(s)+HO2(l)Cu(OH)2(s)→toCuO(s)+HO2(l) ΔrH0298=+9,0kJΔrH2980=+9,0kJ
A. Phản ứng tỏa nhiệt;
B. Phản ứng thu nhiệt;
C. Vừa thu nhiệt, vừa tỏa nhiệt;
D. Không thuộc loại nào.
Lời giải
Đáp án đúng là: B
ΔrH0298=+9,0kJΔrH2980=+9,0kJ> 0 ⇒⇒phản ứng thu nhiệt.
Câu 12. Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:
CH4(g)+2O2(g)to→CO2(g)+2H2O(g)CH4(g)+2O2(g)→toCO2(g)+2H2O(g)
biết nhiệt tạo thành ΔfH0298ΔfH2980 của CH4(g) là -74,9 kJ/mol, của CO2(g) là – 393,5 kJ/mol, của H2O(l) là -285,8 kJ/mol.
A. – 74,9 kJ;
B. – 965,1 kJ;
C. – 890,2 kJ;
D. 1040 kJ.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Tổng nhiệt tạo thành các chất đầu là:
∑ΔfH0298(cđ)=ΔfH0298(CH4(g))+ΔfH0298(O2(g)).2=−74,9+0.2=−74,9(kJ)∑ΔfH2980(cđ)=ΔfH2980(CH4(g))+ΔfH2980(O2(g)).2=−74,9+0.2=−74,9(kJ)
Tổng nhiệt tạo thành các chất sản phẩm là:
∑ΔfH0298(sp)=ΔfH0298(CO2(g))+ΔfH0298(H2O(g)).2=−393,5+(−285,8).2=−965,1(kJ)∑ΔfH2980(sp)=ΔfH2980(CO2(g))+ΔfH2980(H2O(g)).2=−393,5+(−285,8).2=−965,1(kJ)
Biến thiên enthalpy của phản ứng là:
ΔrH0298=∑ΔfH0298(sp)−∑ΔfH0298(cđ)=−965,1−(−74,9)=−890,2(kJ)ΔrH2980=∑ΔfH2980(sp)−∑ΔfH2980(cđ)=−965,1−(−74,9)=−890,2(kJ).
Câu 13. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:
C3H6(g)+H2(g)→C3H8(g)C3H6(g)+H2(g)→C3H8(g)
Biết Eb (H-H) = 436 kJ/mol, Eb (C-H) = 418 kJ/mol, Eb (C-C) = 346 kJ/mol, Eb (C=C) = 612 kJ/mol.
A. – 126 kJ;
B. – 134 kJ;
C. – 215 kJ;
D. – 206 kJ.
Lời giải
Đáp án đúng là: B
ΔrH0298=612+6.418+346+436−2.346−8.418=−134(kJ)ΔrH2980=612+6.418+346+436−2.346−8.418=−134(kJ)
ΔrH0298=Eb(C=C)+6Eb(C−H)+Eb(C−C)+Eb(H−H)−2.Eb(C−C)−8Eb(C−H)ΔrH2980=Eb(C=C)+6Eb(C−H)+Eb(C−C)+Eb(H−H)−2.Eb(C−C)−8Eb(C−H)
Câu 14. Công thức nào sau đây đúng?
A. ΔrH0298=∑ΔfH0298(sp)−∑ΔfH0298(cđ)ΔrH2980=∑ΔfH2980(sp)−∑ΔfH2980(cđ);
B. ΔrH0298=∑ΔfH0298(cđ)−2.∑ΔfH0298(sp)ΔrH2980=∑ΔfH2980(cđ)−2.∑ΔfH2980(sp);
C. ΔrH0298=2.∑Eb(sp)−∑Eb(cđ)ΔrH2980=2.∑Eb(sp)−∑Eb(cđ);
D. ΔrH0298=∑Eb(cđ)−2.∑Eb(sp)ΔrH2980=∑Eb(cđ)−2.∑Eb(sp).
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Biểu thức tính biến thiên enthalpy ở điều kiện chuẩn theo nhiệt tạo thành là:
ΔrH0298=∑ΔfH0298(sp)−∑ΔfH0298(cđ)ΔrH2980=∑ΔfH2980(sp)−∑ΔfH2980(cđ)
Câu 15. Công thức tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết đúng là?
A. ΔrH0298=2.∑ΔfH0298(sp)−∑ΔfH0298(cđ)ΔrH2980=2.∑ΔfH2980(sp)−∑ΔfH2980(cđ);
B.ΔrH0298=∑ΔfH0298(cđ)−2.∑ΔfH0298(sp)ΔrH2980=∑ΔfH2980(cđ)−2.∑ΔfH2980(sp) ;
C. ΔrH0298=2.∑Eb(sp)−∑Eb(cđ)ΔrH2980=2.∑Eb(sp)−∑Eb(cđ);
D. ΔrH0298=∑Eb(cđ)−∑Eb(sp)ΔrH2980=∑Eb(cđ)−∑Eb(sp).
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Biểu thức tính biến thiên enthalpy ở điều kiện chuẩn theo năng lượng liên kết (các chất đều ở thể khí) là: ΔrH0298=∑Eb(cđ)−∑Eb(sp)ΔrH2980=∑Eb(cđ)−∑Eb(sp) .
******************
Trên đây là nội dung bài học Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Hoá học 10