Hoá 8 bài 19: Cách chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và số mol lượng chất. Công thức tính khối lượng, thể tích hay số mol trong hoá học là việc mà các em học sinh hoặc bất kỳ ai làm trong lĩnh vực liên quan đến hoá học đều phải thực hiện thường xuyên.
Vậy làm sao để tính số mol khi biết khối lượng, hay thể tích và ngược lại làm sao có thể tính khối lượng hay thể tích khi biết số mol. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và số mol (lượng chất) qua bài viết này nhé.
I. Cách tính chuyển đổi giữa số mol (lượng chất) và khối lượng
1. Công thức tính chuyển đổi giữa số mol và khối lượng
* Công thức tính số mol:
⇒ Công thức tính khối lượng mol:
⇒ Công thức tính khối lượng chất:
* Trong đó:
- n là số mol (lượng chất); đơn vị là mol.
- m là khối lượng chất, đơn vị là g.
- M là khối lượng mol của chất, đơn vị là g/mol
2. Ví dụ và cách chuyển đổi giữa số mol và khối lượng
Ví dụ 1: Hãy tính số mol chất có trong 5,6 gam CaO.
Khối lượng mol của CaO: MCaO = 40 + 16 = 56 (g/mol)
Trong 5,6 gam CaO có số mol chất là:
Ví dụ 2: Tính khối lượng của 0,4mol oxit sắt từ. Biết rằng oxit sắt từ có công thức hóa học là Fe3O4.
Khối lượng 1 mol của Fe3O4: MFe3O4 = 56.3 + 16.4 = 168 + 64 = 232 g
Bạn đang xem: Hoá 8 bài 19: Cách chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và số mol lượng chất
0,4 mol oxit sắt từ Fe3O4 là: mFe3O4 = n.M = 0,4.232 = 92,8 (g/mol)
II. Cách tính chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí
1. Công thức tính chuyển đổi giữa số mol và thể tích
– Ở những nhiệt độ khác nhau thì thể tích của một mol chất khí là khác nhau.
– Ở điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ 0 C; áp suất 1atm) thì thể tích của một mol chất khí là 22,4 lít.
* Công thức tính số mol:
(lít)
* Trong đó :
- n là lượng chất khí, đơn vị là mol.
- V là thể tích chất khí, đơn vị là lít.
* Lưu ý: Công thức trên chỉ được áp dụng trong điều kiện tiêu chuẩn.
2. Ví dụ về cách chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí
Ví dụ 1: Tính thể tích của 0,15 mol khí O2 ở điều kiện tiêu chuẩn.
– Thể tích của 0,15 mol khí O ở đktc là: VO2 = n.22,4 = 0,15.22,4 = 3,36 (lít)
Ví dụ 2: Tính thể tích của 0,3 mol khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn
– Thể tích của CO2 ở ĐKTC là: VCO2 = n.22,4 = 0,3.22,4 = 6,72 (lít)
Ví dụ 3: Tính số mol của 11,2 lít khí NO2 ở điều kiện tiêu chuẩn
– Số mol của 11,2 lít khí NO2 ở ĐKTC là:
III. Bài tập về cách chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và số mol
Bài 1: Tính khối lượng của các lượng chất sau:
a) 0,5 mol phân tử N2
b) 0,1 mol phân tử Cl2
c) 0,5 mol CuSO4
* Hướng dẫn:
a) Khối lượng của 0,5 mol N2 là: m = n.M = 0,5.14 = 7 (g)
b) Khối lượng của 0,1 mol Cl2 là: m = n.M = 0,1.71 = 7,1 (g)
c) Khối lượng của 0,5 mol CuSO4 là: m = n.M = 0,5.160 = 80 (g)
Bài 2: Hoàn thành các yêu cầu sau:
a) Hãy tính khối lượng của 0,25 mol phân tử N2
b) 32g Cu có số mol là bao nhiêu?
* Hướng dẫn:
a) Khối lượng của 0,25 mol phân tử N2 là: mN2 = n.M = 0,25.28 = 7(g)
b) Số mol của 32g Cu là:
Bài 3: Hãy tính khối lượng mol của hợp chất A, biết rằng 0,125 mol chất này có khối lượng là 12,25 gam?
* Hướng dẫn:
– Áp dụng công thức:
⇒ Khối lượng mol của hợp chất A là: (g/mol)
Bài 3 trang 67 sgk hoá 8: Hãy tính:
a) Số mol của : 28g Fe 64g Cu 5,4g Al.
b) Thể tích khí (ở đktc) của 0,175 mol CO2; 1,25 mol H2; 3 mol N2.
c) Số mol và thể tích của hỗn hợp khí (ở đktc) gồm có 0,44g CO2 0,04g H2 và 0,56g N2.
* Lời giải bài 3 trang 67 sgk hoá 8:
a) nFe = 28/56 = 0,5 mol;
nCu = 64/64 = 1 mol;
nAl = 5.4/27= 0,2 mol.
b) VCO2 = 22,4 .0,175 = 3,92l.
VH2 = 22,4 .1,25 = 28l.
VN2 = 22,4.3 = 67,2l.
c) Số mol của hỗn hợp khí bằng tổng số mol của từng khí.
nCO2 = 0,44/44 = 0,01 mol.
nH2 = 0,04/2 = 0,02 mol.
nN2 = 0,56/22,4 = 0,02 mol.
nhh = nCO2 + nH2 + nN2 = 0,01 + 0,02 + 0,02 = 0,05 mol
Vhh khí = (0,01 + 0,02 + 0,02) . 22,4 = 1,12l.
Bài 4 trang 67 sgk hoá 8: Hãy cho biết khối lượng của những lượng chất sau:
a) 0,5 mol nguyên tử N; 0,01 mol nguyên tử Cl; 3 mol nguyên tử O;
b) 0,5 mol phân tử N2; 0,10 mol phân tử Cl2 ; 3 mol phân tử O2
c) 0,1 mol Fe ; 2,15 mol Cu, 0,8 mol H2SO4 ; 0,5 mol CuSO4
Lời giải bài 4 trang 67 sgk hoá 8:
a) mN = 0,5 .14 = 7g.
mCl = 0,1 .35.5 = 3.55g
mO = 3.16 = 48g.
b) mN2 = 0,5 .28 = 14g.
mCl2 = 0,1 .71 = 7,1g
mO2 = 3.32 =96g
c) mFe = 0,1 .56 =5,6g mCu = 2,15.64 = 137,6g
mH2SO4 = 0,8.98 = 78,4g.
mCuSO4 = 0,5 .160 = 80g
Bài 5 trang 67 sgk hoá 8: Có 100g khí oxi và 100g khí cacbon đioxit cả hai khí đều ở 25oC và 1atm. Biết rằng thể tích mol khí ở những điều kiện này có thể tích là 24l. Nếu trộn hai khối lượng khí trên với nhau (không có phản ứng xảy ra) thì hỗn hợp khí thu được có thể tích là bao nhiêu?
Lời giải bài 5 trang 67 sgk hoá 8:
– Theo bài ra ta có: nO2 = 100/32 = 3,125 mol;
nCO2 = 100/44 = 2,273 mol;
– Thể tích của hỗn hợp khí ở 25°C và 1atm
⇒ Vhh = 24.(nO2 + nCO2) = 24.(3,125 + 2,273) = 129,552 (lít).
Hy vọng với phần ôn tập hệ thống lại kiến thức về cách chuyển đổi giữa khối lượng thể tích chất khi sang số mol (lượng chất) ở trên hữu ích cho các em. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, nếu bổ ích chia sẻ nhé các em, chúc các em học tập tốt.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục