Megalodon là con gì?
Cá mập megalodon (C. megalodon) được coi là loài cá mập lớn nhất từng sống trên Trái đất và là một trong những loài săn mồi có xương sống lớn nhất trong lịch sử tự nhiên. Những con Megalodon tung hoành ở các đại dương từ khoảng 28 triệu năm cho đến tầm 1,6 triệu năm trước, cho đến khi chúng biến mất hoàn toàn trong sự kiện tuyệt chủng ở kỷ Pleistocene.
Megalodon, như chúng ta biết, là một quái vật khổng lồ. Một số răng được phát hiện từ hóa thạch của loài săn mồi lớn này đạt tới chiều dài hơn 17cm (7 inch), nhưng đa số dài từ 3 đến 5 inch (vẫn lớn). Mô hình tái tạo thông qua hàm và các hóa thạch sót lại giúp cho ta đưa giả thuyết chiều dài tối đa của chúng có khả năng đạt tới 54 feet (16,5m), gấp khoảng 3 lần cá mập trắng lớn (C. carcharias). Khi so sánh với nhau, khủng long bạo chúa T-rex thật sự “chưa đủ tuổi”.
Megalodon có thật không?
Sự phân bố rộng rãi của các hóa thạch, cụ thể là răng, cho thấy chúng là một loài có phân bố rộng ở nhiều môi trường biển, các vùng nước ấm và nước nông ôn đới. Megalodon nằm trên đỉnh của chuỗi thức ăn và ăn những con mồi lớn như Cetacean (tổ tiên của cá voi và cá heo ngày nay).
Như đã nói, Megalodon đã tuyệt chủng khoảng 1,6 triệu năm trước. Nhưng có vài cá nhân không đồng ý với kết luận này, tin rằng chúng vẫn tồn tại. Không may là một vài tài liệu (có sử dụng cảnh quay giả) đã thuyết phục nhiều người tin rằng Megalodon lẩn trốn trong đại dương. Vậy nên ta hãy cùng nhìn các lập luận thường thấy và hi vọng có thể đạt được một kết luận hợp lý.
Đầu tiên, không có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy Megalodon còn sống. Sau đó, chúng ta đều biết: không có bằng chứng không có nghĩa là bằng chứng không có. Dẫn tới lập luận như sau: không tìm được bằng chứng cho thấy Megalodon còn sống nhưng không có nghĩa là bằng chứng không có (không có nghĩa là chúng không tồn tại).
Hãy nhìn theo khía cạnh khác, rất là khó để chứng minh thứ gì đó không tồn tại, tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng Megalodon vẫn luẩn quẩn đâu đó ngoài đại dương.
Có rất nhiều nhân chứng, mô tả về những con cá mập khổng lồ trong lịch sử, thậm chí cả hình ảnh. Một trong những bức ảnh đặc biệt gây nhiều tranh cãi là hỉnh ảnh chiếu trong bộ phim tư liệu của kênh Discovery Channel (thật chất là hư cấu) cho thấy khoảng cách từ vây lưng và vây đuôi của một con cá mập bên cạnh một chiếc tàu ngầm, trải dài tới tận 64 feet. Hình ảnh này là giả. Tư liệu này thật sự chỉ là “mockumentary” – phim tài liệu viễn tưởng, điều đó được đính chính tại mục từ chối trách nhiệm nhỏ lúc hết phim. Thêm nữa, 64 feet (gần 20m) là hoàn toàn lớn hơn chiều dài toàn thân được ước lượng của Megalodon! Mà đây chỉ là từ vây lưng tới vây đuôi thôi đấy! Những “nhà khoa học” xuất hiện trong tư liệu mang tên “Megalodon – Cá mập khổng lồ còn sống”, cũng chỉ là diễn viên. Thật đáng tiếc.
Phác thảo của cá mập khổng lồ trôi dạt vào bờ biển nhiều năm trước hầu như là của cá mập trắng lớn và cá nhám lớn/cá mập tắm nắng (barking shark) được thổi phồng lên quá mức mà thôi. Không thể nào xem bản phác họa như là một bằng chứng được, khoa học không phải giải quyết vấn đề như vậy. Bản thân các nhân chứng cũng không đáng tin cậy, nhất là khi họ thấy động vật đang thối rữa, phân hủy. Với một người thiếu kinh nghiệm, không được đào tạo thì cá mập voi hay barking shark nhìn giống như một con cá mập lớn màu trắng. Đây là một sai lầm thường gặp.
Một số phát hiện khoa học bất ngờ đã làm tăng lên niềm tin rằng Megalodon vẫn tồn tại; cá vây tay (coelacanths) và cá mập miệng rộng (megamouth shark). Cá vây tay là loài cá cổ đại được cho đã tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng (Cretaceous), khoảng 65 triệu năm trước. Tuy nhiên, đáng mừng cho cộng đồng khoa học là chúng được phát hiện vào năm 1938 và 1952. Từ đó trở đi, chúng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Cá vây tay thực chất cũng khó bắt gặp, vì chúng sống dưới độ sâu lớn, hầu hết thời gian chúng sống trong các hang động. Chỉ do chúng ta đã sai về cá vây tay, không có nghĩa là Megalodon còn sống.
Cá mập miệng rộng được phát hiện vào năm 1976. Đây là ăn động vật phù du, đạt chiều lên tới 15 feet (4,5m), khá to. Đúng là điều này cho thấy các loài cá mập lớn có thể lẩn tránh được tầm quét của radar và không bị chú ý trong nhiều năm, nhưng một lần nữa không có nghĩa là megalodon còn sống. Cá mập miệng rộng là loài ăn phù du và bơi dưới các tầng nước sâu trong lúc mặt trời chưa lặn, việc này làm chúng khó bị tìm thấy.
Cá mập thường rụng răng, nhưng chúng ta chưa tìm tìm cái răng nào của Megalodon cho thấy chúng vừa rụng.
Một ý kiến khác thỉnh thoảng xuất hiện, liệu megalodon đang ẩn náu dưới đáy biển sâu thẳm, thoát khỏi tầm phát hiện của chúng ta? Chắc là không rồi. Bằng chứng hóa thạch của chúng giúp ta biết chúng thích vùng nước nông, ấm và sống ở khu vực có nhiều con mồi lớn để duy trì dân số. Chúng cũng dùng các bãi biển để sinh sản. Hơn nữa, có giả thuyết nghĩ rằng một trong những yếu tố làm Megalodon tuyệt chủng là sự di cư của con mồi xuống tầng nước lạnh hơn, dẫn đến hạn chế thức ăn. Chúng không thể thích nghi với cuộc sống ở tầng nước sâu (độ sâu thực sự sâu làm chúng ta không tìm được chúng). Megalodon thì khổng lồ và cần “khẩu phần ăn” từ các loài vật lớn.
Và, con người chỉ mới khám phá được phần rất nhỏ của các đại dương. Đó là sự thật. Nhưng SỐ LƯỢNG RẤT LỚN sự sống dưới biển gần như ở vài trăm mét đầu tiên, nơi mà ánh sáng có thể chiếu tới. Dưới khoảng đó, sự sống trở nên cực kì khắc nghiệt và động vật kích thước lớn rất hiếm. Megalodon thì khổng lồ và cần “khẩu phần ăn” từ các loài vật lớn. Vậy thì có thể Megalodon không tuyệt chủng mà tiến hóa theo dạng nhỏ hơn, phù hợp với cuộc sống dưới đáy sâu? Và đó không phải là Megalodon nữa rồi.
Thậm chí nếu bằng cách nào đó, chúng ẩn náu dưới đáy biển sâu như loài mực khổng lồ – chúng ta có tư liệu bằng chứng về mực khổng lồ. Xúc tu và xác mực trôi dạt vào bờ biển nhiều năm, và phim về chúng được quay lại trong nhiều năm trở lại đây. Tôi muốn lặp lại một lần nữa, Megalodon là quái vật khổng lồ! Chúng ta sẽ tìm thấy nếu chúng thật sự còn sống. Chúng sẽ cắn phập, xé xác cá mập lớn và cá voi. Ta sẽ thấy vết răng, vết sẹo lớn trên cá voi do bị tấn công mà lớn hơn bất cứ loài cá mập nào từng được biết. Sẽ là một cảnh tượng ngoạn mục, nhưng thật không may, sẽ không ai thấy được điều đó.
Megalodon lớn như thế nào?
Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (NHM) ở London, một số người tin rằng cá mập Megalodon có thể dài tới 18 m, trong khi những người khác cho rằng nó dài khoảng 25 mét là nhiều khả năng hơn.
Để so sánh, cá mập trắng lớn (Carcharodon carcharias) hiện đại đạt chiều dài 6 m. Thậm chí lớn hơn là cá mập voi ( Rhincodon typus ), dài tới 9,7 m, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida.
Các tính toán hiện tại chỉ ra rằng, megalodon có thể đã đạt được chiều dài lên tới 10 mét và không giống như những gì trong phim ‘The Meg.
Chiếc răng megalodon lớn nhất có chiều dài khoảng 17,8 cm, dài hơn gần ba lần so với răng của cá mập trắng lớn. Kích thước khổng lồ đó đã khiến các dân tộc cổ đại đưa ra giả thuyết về nguồn gốc của các sinh vật. Ví dụ, những khám phá ban đầu về răng cá mập megalodon ở Tây Âu được cho là lưỡi hóa đá của loài rắn cổ đại. Người ta gọi chúng là “đá lưỡi”.
Megalodon đã sống ở đâu?
Giống như khủng long, Megalodon thích sự ấm áp. Trong thời gian tồn tại, nó săn mồi ở những vùng biển nông, ấm bao phủ phần lớn hành tinh. Răng Megalodon đã được tìm thấy ở mọi lục địa, ngoại trừ Nam Cực. Megalodon có thể đã tuyệt chủng khi những vùng biển này khô cạn, kỷ băng hà bắt đầu và nước bị nhốt ở các cực, theo Discovery. Cá mập bị chết đói hoặc bị đóng băng nguy cơ tuyệt chủng.
Megalodon đã ăn gì?
Megalodon là động vật săn mồi hàng đầu. Nó ăn các loài động vật biển có vú lớn khác, như cá voi và cá heo. Nó thậm chí có thể đã ăn thịt những con cá mập khác, theo Discovery.
Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng, megalodon sẽ tấn công đầu tiên và đuôi của động vật có vú để ngăn chúng bơi đi, sau đó lao vào để giết, theo BBC: 276 răng cửa của megalodon là công cụ hoàn hảo để xé thịt.
Trong khi con người đã được đo để có lực cắn khoảng 1.317 Newton, các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng megalodon có lực cắn trong khoảng 108.514 đến 182.201 newton.
Một vài điều thú vị về Megalodon
– Nước lạnh có thể đã giết chết cá mập megalodon: Khoảng 3,6 triệu năm trước, khi Trái đất bước vào thời kỳ lạnh và khô toàn cầu, megalodon đã tuyệt chủng, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên .
– Cá mập megalodon đã ăn thịt đồng loại : Để đảm bảo sự sống còn, những con cá mập megalodon có thể đã ăn thịt chính anh chị em của mình. Khi mỗi phôi thai sẽ phát triển để chiếm không gian đáng kể, việc ăn chúng giúp con cá mập sống sót có thêm không gian để phát triển và đạt chiều dài 2 m khi mới sinh.
– Megalodons tồn tại lâu hơn gần 70 lần so với con người hiện đại : Megalodons sinh sống trên đại dương khoảng 20 triệu năm, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, trong khi Homo sapiens xuất hiện khoảng 300.000 năm trước . Chìa khóa cho sự thống trị lâu dài của những con cá mập này có lẽ là kích thước gần như bất khả chiến bại của chúng.
– Vết cắn của Megalodon mạnh nhất so với bất kỳ loài động vật nào : Các vết cắn của Megalodon được ước tính mạnh hơn ít nhất 6 lần so với vết cắn của khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex và mạnh hơn bất kỳ loài động vật nào đã biết.
– Di tích hóa thạch của chúng bị nhầm lẫn với lưỡi rồng : Trước khi con người tạo ra mối liên hệ giữa răng megalodon hóa thạch và răng của cá mập hiện đại, họ cho rằng những tảng đá nhọn này là đầu lưỡi của rồng, theo Encyclopedia Britannica. Vào thế kỷ 17, người ta tin rằng những tảng đá bí ẩn này có dược tính và mọi người sẽ thu thập chúng để cầu may.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp