Giải bài tập trang 146 bài 5 trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác góc-cạnh-góc (g-c-g) Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 64: Cho tam giác ABC, D là trung điểm của AB, E là trung điểm của AC. Vẽ điểm F sao cho E là trung điểm của DF. Chứng minh rằng…
Câu 64 trang 146 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1
Cho tam giác ABC, D là trung điểm của AB, E là trung điểm của AC. Vẽ điểm F sao cho E là trung điểm của DF. Chứng minh rằng:
a) DB = CF
Bạn đang xem: Giải bài 64, 65, 66 trang 146 SBT Toán lớp 7 tập 1
b) ∆BDC = ∆FCD
c) DE// BC và (DE = {1 over 2}BC)
Giải
a) Xét ∆ADE và ∆CFE, ta có:
AE = CE (gt)
(widehat {A{rm{ED}}} = widehat {{rm{CEF}}}) (đối đỉnh)
DE = FE(gt)
Suy ra: ∆ADE = ∆CFE (c.g.c)
( Rightarrow ) AD = CF (hai cạnh tương ứng)
Mà AD = DB (gt)
Vậy: DB = CF
b) Ta có: ∆ADE = ∆CFE (chứng minh trên)
( Rightarrow widehat {A{rm{D}}E} = widehat {CF{rm{E}}}) (2 góc tương ứng)
( Rightarrow ) AD // CF (vì có cặp góc so le trong bằng nhau)
Hay AB // CF
Xét ∆DBC = ∆CDF, ta có:
BD = CF (chứng minh trên)
(widehat {B{rm{D}}C} = widehat {FC{rm{D}}}) (hai góc so le trong vì CF // AB)
DC cạnh chung
Suy ra: ∆BDC = ∆FCD(c. g. c)
c) Ta có: ∆BDC = ∆FCD (chứng minh trên)
Suy ra: (widehat {{C_1}} = widehat {{D_1}}) (hai góc tương ứng)
Suy ra: DE // BC (vì có hai góc so le trong bằng nhau)
BDC = ∆FCD=> BC = DF (hai cạnh tương ứng)
Mà ({rm{D}}E = {1 over 2}DFleft( {gt} right)). Vậy ({rm{D}}E = {1 over 2}BC)
Câu 65 trang 146 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1
Cho tam giác ABC. Trên cạnh AB lấy các điểm D và E sao cho AD = BE. Qua D và E, vẽ các đường thẳng song song với BC, chúng cắt AC theo thứ tự ở M và N. Chứng minh rằng DM + EN = BC.
Hướng dẫn: Qua N, kẻ đường thẳng song song với AB.
Giải
Từ N kẻ đường thẳng song song với AB cắt BC tại K. Nối EK.
Xét ∆BEK và ∆NKE, ta có:
(widehat {EKB} = widehat {KEN}) (so le trong vì EN // BC)
EK cạnh chung
(widehat {BEK} = widehat {NKE}) (so le trong vì NK // AB)
Suy ra: ∆BEK = ∆NKE (g.c.g)
Suy ra: BE = NK (hai cạnh tương ứng)
EN = BK (hai cạnh tương ứng)
Xét ∆ADM và ∆NKC, ta có:
(widehat A = widehat {KNC}) (đồng vị vì NK // AB)
AD = NK (vì cùng bằng BE)
(widehat {A{rm{D}}M} = widehat {NKC}) (vì cùng bằng (widehat B))
Suy ra: ∆ADM = ∆NKC (c.g.c)
=>DM = KC (hai cạnh tương ứng)
Mà BC = BK + KC. Suy ra: BC = EN + DM
Câu 66 trang 146 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1
Cho tam giác ABC có (widehat A = 60^circ ). Các tia phân giác của các góc B, C cắt nhau ở I và cắt AC, AB theo thứ tự ở D, E. Chứng minh rằng ID = IE.
Hướng dẫn: Kẻ tia phân giác góc BIC
Giải
Trong ∆ABC, ta có:
(widehat A + widehat B + widehat C = 180^circ ) (tổng 3 góc trong tam giác)
( Rightarrow widehat B + widehat C = 180^circ – widehat A)
( = 180^circ – 60^circ = 120^circ )
(eqalign{ & widehat {{B_1}} = widehat {{B_2}} = {1 over 2}widehat Bleft( {gt} right) cr & widehat {{C_1}} = widehat {{C_2}} = {1 over 2}widehat Cleft( {gt} right) cr} )
Trong ∆BIC, ta có:
(widehat {BIC} = 180^circ – left( {widehat {{B_1}} + widehat {{C_1}}} right) = 180^circ – left( {{{widehat B} over 2} + {{widehat C} over 2}} right) = 180^circ – 60^circ = 120^circ )
Kẻ tia phân giác (widehat {BIC}) cắt cạnh BC tại K
Suy ra: (widehat {{I_2}} = widehat {{I_3}} = {1 over 2}widehat {BIC} = 60^circ )
Ta có: (widehat {{I_1}} + widehat {BIC} = 180^circ ) (hai góc kề bù)
( Rightarrow widehat {{I_1}} = 180^circ – widehat {BIC} = 180^circ – 120^circ = 60^circ )
(widehat {{I_4}} = widehat {{I_1}} = 60^circ ) (vì hai góc đối đỉnh)
Xét ∆BIE và ∆BIK, ta có:
(widehat {{B_1}} = widehat {{B_2}}left( {gt} right))
BI cạnh chung
(widehat {{I_1}} = widehat {{I_2}} = 60^circ )
Suy ra: ∆BIE = ∆BIK (g.c.g) => IE = IK (hai cạnh tương ứng) (1)
Xét ∆CIK và ∆CID, ta có:
(widehat {{C_1}} = widehat {{C_2}}) (gt)
CI cạnh chung
(widehat {{I_3}} = widehat {{I_4}} = 60^circ )
Suy ra: ∆CIK = ∆CID(g.c.g) => IK = ID (hai cạnh tương ứng) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: IE = ID.
Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giải bài tập
Để lại một bình luận