Giải bài tập trang 141 bài 3 trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh-cạnh-cạnh (c-c-c) Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 33: Cho đoạn thẳng AB. Vẽ cung tròn tâm A bán kính AB và cung tròn tâm B bán kính BA, chúng cắt nhau ở C và D…
Câu 33 trang 141 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1
Cho đoạn thẳng AB. Vẽ cung tròn tâm A bán kính AB và cung tròn tâm B bán kính BA, chúng cắt nhau ở C và D. Chứng minh rằng:
a) ∆ABC = ∆ABD
Bạn đang xem: Giải bài 33, 34, 35 trang 141 SBT Toán lớp 7 tập 1
b) ∆ACD = ∆BCD
Giải
a) Xét ∆ABC và ∆ABD, ta có:
AC = AD (bán kính (A)
AB cạnh chung
BC = BD (bán kính (B)
Suy ra: ∆ABC = ∆BCD(c.c.c)
b) Xét ∆ACD và ∆BCD, ta có ;
AC = BC (bán kính hai đường tròn)
CD cạnh chung
AD = BD (bán kính hai đường tròn)
Suy ra:∆ACD = ∆BCD (c.c.c)
Câu 34 trang 141 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1
Cho tam giác ABC. Vẽ cung tròn tâm A bán kính bằng BC, vẽ cung tròn tâm C bán kính BA, chúng cắt nhau ở D (D và B nằm khác phía đối với AC). Chứng minh rằng AD // BC.
Giải
Xét ∆ABC và ∆CDA, ta có:
AB = CD (theo cách vẽ)
AC cạnh chung
BC = AD (theo cách vẽ)
Suy ra: (Delta ABC{rm{ }} = {rm{ }}Delta CDA{rm{ }}left( {c.c.c} right) Rightarrow widehat {ACB} = widehat {CA{rm{D}}})
Vậy: AD // BC (vì có cặp góc ở vị trí so le trong bằng nhau).
Câu 35 trang 141 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1
Cho đường thẳng xy, các điểm B và C nằm trên xy, điểm A nằm ngoài xy. Dựa vào bài 34, hãy nêu cách vẽ đường thẳng đi qua A và nằm song song với BC.
Giải
Nói AB, nửa mặt phẳng bờ BC có chứa điểm A.
Vẽ cung tròn tâm A bán kính bằng BC.
Vẽ cung tròn tâm C bán kính bằng AB.
Hai cung tròn cắt nhau tại D.
Kẻ đường thẳng AD ta có AD // xy.
Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giải bài tập