Các ngôi sao bóng đá châu Âu cho biết sẽ đeo băng đội trưởng màu cầu vồng, bỏ qua đề xuất của FIFA về sử dụng thông điệp khác thay thế, theo Al Jazeera.
Chiến dịch “One Love” do Hiệp hội Bóng đá Hà Lan đề xướng, nhằm mục đích thúc đẩy sự bao trùm và chống phân biệt đối xử dưới mọi hình thức. Chiếc băng này có hình trái tim với 6 sọc song song, tương ứng với 6 màu trên lá cờ cầu vồng của cộng đồng LGBT.
Lá cờ cầu vồng là biểu tượng lâu năm của cộng đồng LGBTQ, và được sử dụng từ năm 1978. Màu trên chiếc cầu vồng phản chiếu cho sự đa dạng của cộng đồng này, của tính dục con người và của giới tính. Nhiều biến thể khác của lá cờ đã được tạo ra từ năm 1978 đến nay, phản chiếu các thành phần khác của cộng đồng này.
Hà Lan giải thích họ đã chọn 6 màu để đại diện cho tất cả di sản, nguồn gốc, giới tính và bản dạng giới. Không chỉ Hà Lan, Anh, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ và xứ Wales cũng sẽ ủng hộ chiến dịch này.
Việc đeo chiếc băng “One Love” là cách mới nhất để các cầu thủ truyền bá thông điệp chính trị liên quan đến World Cup do Qatar đăng cai, sau vấn đề ngược đãi người di cư làm việc trong quá trình xây dựng các sân vận động chuẩn bị cho sự kiện này. Đây vốn là chủ đề gây tranh cãi trong gần một thập kỷ.
Chiến dịch băng tay được phát động một ngày sau bài phát biểu của Tiểu vương Qatar tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York và lời hứa của ông về việc tổ chức World Cup mà không có sự phân biệt đối xử.
“Người dân Qatar sẽ nồng nhiệt chào đón những người hâm mộ bóng đá thuộc mọi thành phần”, Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani nói trong bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới.
Theo ESPN, sự ủng hộ của các liên đoàn bóng đá bắt đầu vào 23/9 trong trận đấu Nations League với Italy ở Milan khi đội trưởng Harry Kane đeo chiếc băng “One Love” có hình trái tim chứa màu sắc đại diện cho cộng đồng LGBT.
Băng One Love ở World Cup tại Qatar?
Băng tay One Love và phong trào xã hội đi kèm với nó được Liên đoàn Bóng đá Hà Lan khởi xướng vào năm 2020 như là một cách để biểu đạt và phản đối phân biệt đối xử liên quan đến cộng đồng LGBT trong mọi lĩnh vực, không chỉ có bóng đá.
Cũng cần lưu ý thêm là việc đeo băng tay One Love cũng không phải chỉ nhắm vào chính quyền hay văn hóa Qatar.
Đầu năm 2022, Liên đoàn Bóng đá Hà Lan đã được chín đội bóng khác ở châu Âu ủng hộ, đồng ý rằng họ sẽ cùng nhau đeo băng “One Love” cho tất cả các giải đấu mà đội tuyển của các quốc gia này tham gia, chủ yếu bao gồm hệ thống giải UEFA Nations League và FIFA World Cup.
Tuy nhiên, Qatar cũng có thể được xem là một địa điểm phù hợp về mặt chính trị lẫn xã hội để các đội tuyển này thực hiện chiến dịch One Love.
Đồng tính bị xem là một tội phạm tại Qatar với các hình phạt có thể lên đến bảy năm tù giam. Mặt khác, hậu quả pháp lý của hành vi tình dục đồng tính luyến ái có thể là án tử hình trước tòa án tôn giáo Sharia. Tuy nhiên, cần ghi nhận là quy định án tử chưa từng được thi hành.
Nhìn chung, tình hình về nhân quyền liên quan đến các nhóm đồng tính tại Qatar không quá tồi tệ nhưng cũng không thể nói là khả quan. Vừa mới đây, tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch cáo buộc chính quyền nước này vẫn còn tiếp tục bắt giữ các cá nhân thuộc những nhóm giới tính không được công nhận.
Trở lại với câu chuyện băng tay One Love, các đội tuyển phương Tây đã nhượng bộ và chính thức từ bỏ việc đeo băng tay này trong các trận đấu còn lại của World Cup 2022. Tuy nhiên, họ rõ ràng cũng không bằng lòng với việc FIFA buộc họ phải nhượng bộ chính quyền Qatar bằng các biện pháp xử phạt trong trận đấu (như phạt thẻ vàng với các cầu thủ đeo băng).
********************
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp