Gen Z hay thế hệ Z là một thuật khá phổ biến trong đời sống,trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, instagram, tiktok… chúng ta đều thấy sự xuất hiện của Gen Z; đến cả những chương trình chính sự của đài truyền hình Việt Nam cũng đã nhắc đến cụm từ “Gen Z”, vậy Genz là gì? Thế hệ Z có gì đặc biệt? Xin mời quý đọc giả cùng tìm hiểu bài viết sau đây.
Genz là gì?
Thế hệ Z (tiếng Anh: Generation Z, viết tắt: Gen Z), đôi khi còn được gọi là Zoomers, là nhóm nhân khẩu học nằm giữa thế hệ Millennials và thế hệ Alpha. Các nhà nghiên cứu và các phương tiện truyền thông phổ biến nhận định khoảng thời gian được sinh ra của thế hệ này là từ năm 1997 đến năm 2012 theo một nghiên cứu đến từ trung tâm nghiên cứu Pew[3][4][5][6] (hoặc từ những năm cuối thập niên 1990 đến những năm đầu thập niên 2010). Hầu hết các thành viên của thế hệ Z là con của những người thuộc thế hệ X.
Thế hệ Z là thế hệ đầu tiên lớn lên với sự tiếp cận Internet cùng các thiết bị kỹ thuật số và điện tử từ nhỏ, các thành viên của thế hệ Z còn được mệnh danh là những “công dân thời đại kĩ thuật số”.
Trên thế giới, có khoảng 2,6 tỷ người thuộc thế hệ Z, chiếm khoảng ⅓ dân số. Tại Việt Nam, Gen Z có khoảng 15 triệu người, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia.
Thế hệ Z là nhóm kế tiếp sau thế hệ Millennials (Gen Y) và trước thế hệ Alpha (α), và thường là con cái của thế hệ X (sinh ra từ năm 1965 đến 1979).
Trung tâm nghiên cứu Pew định nghĩa Thế hệ Z là những người sinh từ năm 1997 trở đi. Mốc này được căn cứ vào nhiều yếu tố như: sự phát triển của công nghệ mới; khả năng truy cập internet không dây cùng dịch vụ di động băng thông rộng; sự kiện quan trọng của thế giới như cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Pew lý giải các thành viên của Thế hệ Z không quá 4 tuổi vào thời điểm xảy ra sự kiện 11/9 do đó họ không có nhiều ký ức về sự kiện này. Trung tâm nghiên cứu Pew tuyên bố rằng: họ chưa đưa ra điểm cuối của Thế hệ Z, nhưng họ sử dụng khoảng thời gian từ 1997 đến 2012 để định nghĩa Thế hệ Z cho một phân tích vào năm 2019. Theo định nghĩa này, vào năm 2020, thành viên lâu đời nhất của Thế hệ Z sẽ 23 tuổi, và người trẻ nhất là 8 tuổi.
Giới hạn này được chấp nhận rộng rãi bởi các hãng truyền thông lớn trên thế giới. Các hãng truyền thông đã trích dẫn định nghĩa của Pew bao gồm The New York Times,The Wall Street Journal, PBS, và The Washington Post. Viện Brookings định nghĩa Thế hệ Z là những người sinh từ năm 1997 đến năm 2012. Gallup bắt đầu Thế hệ Z vào năm 1997.
Từ điển Oxford mô tả Thế hệ Z là “nhóm những người sinh từ cuối những năm 1990 đến đầu những năm 2010, những người được coi là rất quen thuộc với Internet”. Từ điển trực tuyến Merriam-Webster định nghĩa “Thế hệ Z là thế hệ của những người sinh ra vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000”.
Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến khác về khoảng thời gian của Thế hệ Z. Tại Nhật Bản, 15 năm là khoảng thời gian để xác định các thế hệ và cho rằng “Người bản địa Neo-Digital” bắt đầu sau năm 1996. Nhà tâm lý học Jean Twenge mô tả Thế hệ Z là những người sinh năm 1995 trở lên.Forbes và Thời báo Ailen tuyên bố rằng Thế hệ Z “bao gồm những người sinh từ năm 1995 đến năm 2010”.Thống kê Canada thì định nghĩa Thế hệ Z bắt đầu từ năm 1993 vì họ không công nhận Thế hệ Millennials và thay vào đó, Thế hệ Z được xem là thế hệ ngay sau thế hệ “con của những người thuộc Thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh” (Children of Baby Boomers).
Thế hệ Z có gì đặc biệt?
Mức độ hạnh phúc và các tác động đến giá trị con người
Mức độ hạnh phúc
The Economist đã mô tả Thế hệ Z là thế hệ có giáo dục, cư xử tốt, hay căng thẳng và trầm tĩnh hơn so với thế hệ trước. Bệnh trầm cảm phổ biến ở Thế hệ Z hơn bất kỳ thế hệ nào trước đó, với nguyên nhân chính là do sự phụ thuộc vào công nghệ và trực tuyến ngày càng tăng và giảm sự tương tác trực tiếp.
Những lý do lớn nhất gây ra lo lắng và căng thẳng là tài chính và trường lớp. Phương tiện truyền thông xã hội và quyền tiếp cận vào các tài nguyên cơ bản (như thực phẩm và nước) là hai yếu tố cuối của danh sách. Mối quan tâm về thực phẩm và nước nghiêm trọng nhất là ở Trung Quốc, Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a.
Văn hóa chung của thế hệ
Một nghiên cứu năm 2014 về Thế hệ Z học đại học cho thấy các sinh viên Thế hệ Z tự nhận thấy mình là người trung thành, nhân ái, chu đáo, cởi mở, có trách nhiệm và quyết đoán.
Cách họ nhìn những người bạn đồng trang lứa hoàn toàn khác so với cách họ tự nhìn bản thân. Họ thấy bạn bè họ là những người thích cạnh tranh, thích phiêu lưu và học hỏi – tất cả các đặc điểm mà họ không thấy ở chính mình.
Ngoài ra, một số tác giả cho rằng một số năng lực của họ như năng lực đọc đang bị biến đổi do sự quen thuộc với các thiết bị số, nền tảng và văn bản.
Về âm nhạc, theo báo cáo về chi tiêu âm nhạc của thế hệ Z được thực hiện bởi Sweety High năm 2018 thì Spotify xếp hạng đầu tiên, đài phát thanh truyền hình đứng thứ hai, trong khi YouTube được báo cáo là nền tảng ưa thích để khám phá âm nhạc của Thế hệ Z.
Một nghiên cứu năm 2019 được thực hiện bởi nền tảng cho thuê trực tuyến Nestpick xếp hạng 110 thành phố trên toàn thế giới liên quan đến các yếu tố mà họ tin là quan trọng đối với Thế hệ Z, như bình đẳng xã hội, đa dạng văn hóa và số hóa. Nhìn chung, London, Stockholm, Los Angeles, Toronto, và thành phố New York đứng đầu danh sách. Tuy nhiên, bảng xếp hạng thay đổi liên quan đến từng mục được xét. Oslo, Bergen (Na Uy), Stockholm, Gothenburg và Malmö (Thụy Điển) là những nơi đứng đầu về bình đẳng giới, nhưng Seoul, London, Boston, Stockholm và Los Angeles đáp ứng tốt nhất các mong muốn về kỹ thuật số của Thế hệ Z. Tuy nhiên, Thế hệ Z có xu hướng thực dụng về tài chính và tất cả các thành phố trên có chung một nhược điểm: chi phí sinh hoạt cao. Do đó, chỉ số Nestpick cho Thế hệ Z có thể thay đổi trong những năm tới khi những người này già đi và có những ưu tiên khác nhau.
Phong cách thời trang ưa chuộng của thế hệ Gen Z
Thế hệ Z được sinh ra ngay sau thế hệ Y, có sự chuyển biến của những người cuối thế hệ Y, tiếp nhận sự thoải mãi trong ăn mặc của thế hệ này, đây là những bạn trẻ sinh ra trong một thế giới công nghệ và hiện đại hóa trong cả văn hóa sống, họ dễ dàng tiếp nhận những trang phục lạ mắt, khác người.
Đơn cử là những trang phục khoe cơ thể như áo crop top, áo hai dây, quần đùi ngắn hay váy ngắn,… đều là những trang phục không quá xa lạ, và quá đối quen thuộc với thế hệ này.
Phong cách thời trang được ưa chuộng của thế hệ Gen Z là những trang phục có phần cá tính, pha chút sexy đối với các bạn gái, đối với nam giới là những trang phục năng động, thoải mái, đậm chất streetwear.
Đơn cử là những trang phục khoe cơ thể như áo crop top, áo hai dây, quần đùi ngắn hay váy ngắn,… đều là những trang phục không quá xa lạ, và quá đối quen thuộc với thế hệ này.
Phong cách thời trang được ưa chuộng của thế hệ Gen Z là những trang phục có phần cá tính, pha chút sexy đối với các bạn gái, đối với nam giới là những trang phục năng động, thoải mái, đậm chất streetwear.
So sánh Gen Z và Millennials (Gen Y)
Gen Z vs Gen Y – Khác biệt nhưng không hẳn cách biệt
Tuy khác biệt thế hệ là thế, nhưng khoảng cách giữa 2 nhóm này cũng không quá xa – đặc biệt là đối với lứa các bạn trẻ nằm ở khoảng cuối Gen Y và đầu Gen Z. Một số điểm chung giữa họ có thể kể đến như: độc lập, mong muốn đóng góp cho cộng đồng, lấy tri thức là “kim chỉ nam”,…
Bên cạnh đó, cả Gen Z và Gen Y đều lớn lên và nhận được ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển khoa học kỹ thuật, cùng với những phát minh công nghệ tiến bộ, tiên tiến. Tư duy học hỏi của nhóm thế hệ này vì thế cũng trở nên cởi mở, từ đó đón nhận nhiều cơ hội hơn.
Điểm khác biệt nổi bật
Điều khiến Gen Z trở nên khác biệt và có phần “nổi trội” hơn đàn anh, đàn chị đi trước chính là ở lối suy nghĩ táo bạo “dám nghĩ, dám làm”.
Theo nghiên cứu của Đại học Western Governors, nếu đặt trên bàn cân so sánh, Gen Z thường được biết đến bởi sự khác biệt so với thế hệ “anh chị” trước ở các điểm sau:
- Họ mơ mộng hơn so với thực tế
- Họ có tư duy kinh doanh hơn
- Hoạt ngôn hơn
- Cạnh tranh hơn
- Mưu cầu an toàn và được bảo vệ
- Luôn có định hướng mục tiêu tài chính và sự nghiệp rõ ràng
Ngoài ra, Tiến sĩ Jean Twenge – tác giả của cuốn sách nghiên cứu iGen: Why Today’s Super-Connected Kids Are Growing Up Less Rebellious, More Tolerant, Less Happy… (Tạm dịch: iGen: Tại sao những đứa trẻ đang trưởng thành ngày nay ít nổi loạn hơn, dễ cảm thông, nhưng lại thiếu hạnh phúc…) đã chỉ ra một số đặc điểm khác biệt của thế hệ Gen Z so với lứa thế hệ trước đó như sau:
- Dễ thấu hiểu và đồng cảm với các vấn đề xã hội, chẳng hạn như cách biệt văn hóa, xu hướng tính dục, phân biệt chủng tộc,…
- Họ quan tâm nhiều hơn về sức khỏe tinh thần, vấn đề tâm lý, cảm xúc,…
Song với đó, họ cũng thường bị gắn kèm với một số “mác” tiêu cực như: thế hệ lo âu/trầm cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tâm lý, được bảo bọc quá nhiều,…
Một số thế hệ khác
Ngoài thế hệ thế hệ Z, còn có những thế hệ khác với các tên gọi như:
Thế hệ Alpha (α): Nhóm người sinh ra từ năm 2013 đến 2025. có luồng quan điểm nhận định nhóm thế hệ α là những người sinh sau năm 2010.
Thế hệ Y hay thế hệ Millennials: Nhóm người sinh ra từ năm 1980 đến năm 1994.
Thế hệ Xennials (Thế hệ vi mô, Oregon Trail hay Catalano): Nhóm người sinh ra từ năm 1975 đến 1985.
Thế hệ X (Generation X, Baby Bust, Latchkey, thế hệ MTV hay Gen X): Nhóm người sinh ra từ năm 1965 đến 1979.
Thế hệ Baby Boomer (Thế hệ bùng nổ dân số): Đây là nhóm người sinh ra từ năm 1946 đến 1964
Thế hệ Silent (Thế hệ im lặng): Nhóm người sinh ra từ năm 1925 đến 1945
Thế hệ The Greatest (Thế hệ vĩ đại nhất): Nhóm người sinh ra từ năm 1910 đến 1924
Thế hệ The Interbellum (Thế hệ giữa chiến tranh): Nhóm người sinh ra từ năm 1901 đến 1913
Thế hệ The Lost (Thế hệ đã mất, thế hệ lạc lõng): Nhóm người sinh ra từ năm 1890 đến 1915.
Video về Gen Z là gì?
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp