Hóa học 9 Bài 11: Phân bón hóa học được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 11
Phân bón hóa học là gì?
Phân bón hóa học là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
Các nguyên tố dinh dưỡng cầ n cho cây trồng như: N, K, P, Ca, Mg, B, Cu, Zn,…
Những phân bón hóa học thường dùng
1. Phân bón đơn (chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính là N, P, K)
a) Phân đạm (chứa N): Một số phân đạm thường dùng là
– Ure CO(NH2)2, tan trong nước, chứa 46% nitơ.
– Amoni nitrat NH4NO3, tan trong nước, chứa 35% nitơ.
– Amoni sunfat (NH4)2SO4, tan trong nước, chứa 21% nitơ.
b) Phân lân (chứa P): Một số phân lân thường dùng là
– Photphat tự nhiên thành phần chính chứa Ca3(PO4), không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.
– Supephotphat, thành phần chính là Ca(H2PO4)2, tan trong nước.
c)Phân kali (chứa K):
– Những phân kali thường dùng là KCl, K2SO4,… đều dễ tan trong nước.
2. Phân bón dạng kép (chứa hai hoặc cả ba nguyên tố dinh dưỡng chính)
a) Phân NPK: chứa {NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl}.
b) Phân amophot: chứa {NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4}.
3. Phân bón vi lượng: chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,…dưới dạng hợp chất.
Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 11
Bài 1 (trang 39 SGK Hóa 9)
Có những loại phân bón hóa học: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2, (NH4)2HPO4, KNO3.
a) Hãy cho biết tân hóa học của những phân bón nói trên.
b) Hãy sắp xếp nững phân bón này thành hia nhóm phân bón đơn và phân bón kép.
c) Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép NPK?
Lời giải:
a) Tên hóa học của phân bón: KCl: Kali clorua; NH4NO3: Amoni nitrat; NH4Cl: Amoni clorua; (NH4)2SO4: Amoni sunphat; Ca3(PO4)2: Canxi photphat; Ca(H2PO4)2: Canxi đihiđrophotphat; (NH4)2HPO4: Điamoni hiđrophotphat; KNO3: Kali nitrat.
b) Hai nhóm phân bón:
– Phân bón đơn: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2.
– Phân bón kép: (NH4)2HPO4, KNO3.
c) Phân bón kép NPK: Trộn các phân bón NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl theo tỉ lệ thích hợp, được phân bón NPK.
Bài 2 (trang 39 SGK Hóa 9)
Có ba mẫu phân bón hóa học không ghi nhãn là: phân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và phân superphotphat (phân lân) Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hóa học.
Lời giải:
Phương pháp hóa học nhận biết KCl, NH4NO3 và Ca(H2PO4)2:
Cho dung dịch NaOH vào các ống nghiệm chứa ba mẫu phân bón trên và đun nóng, chất trong ống nghiệm nào có mùi khai là NH4NO3.
NH4NO3 + NaOH → NH3 ↑ + H2O + NaNO3
Cho dung dịch Ca(OH)2 vào hai ống nghiệm còn lại, chất trong ống nghiệm nào cho kết tủa trắng là Ca(H2PO4)2, chất trong ống nghiệm không phản ứng là KCl.
2Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 → Ca3(PO4)2 ↓ + 4H2O.
Bài 3 (trang 39 SGK Hóa 9)
Một người làm vườn đã dùng 500g (NH4)2SO4 để bón rau.
a) Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong loại phân bón này?
b) Tính thành phần phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón.
c) Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau.
Lời giải:
a) Nguyên tố dinh dưỡng là đạm (nitơ).
b) Thành phần phần trăm của N trong (NH4)2SO4:
M(NH4)2SO4 = (14 + 4).2 + 32 + 16.4= 132 g/mol
c) Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau:
Trong 132g (NH4)2SO4 có 28g N
Trong 500g (NH4)2SO4 có x g N.
Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 11 (có đáp án)
Câu 1: Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học:
A. CaCO3
B. Ca3(PO4)2
C. Ca(OH)2
D. CaCl2
Lời giải
Đáp án: B
Câu 2: Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:
A. (NH4)2SO4
B. Ca(H2PO4)2
C. NaCl
D. KNO3
Lời giải
Đáp án: D
KNO3 chứa hai nguyên tố dinh dưỡng chính là N và K nên là phân bón hóa học kép.
Câu 3: Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?
A. KCl
B. Ca3(PO4)2
C. K2SO4
D. (NH2)2CO
Lời giải
Đáp án: D
Phân đạm chứa nguyên tố dinh dưỡng chính là N.
→ (NH2)2CO là phân đạm.
Câu 4: Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là:
A. KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO
B. KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2
C. (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2
D. (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl
Lời giải
Đáp án: C
Câu 5: Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất ?
A. NH4NO3
B. NH4Cl
C. (NH4)2SO4
D. (NH2)2CO
Lời giải
Đáp án: D
(NH2)2CO có hàm lượng đạm cao nhất (chứa 46% nitơ).
Câu 6: Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch:
A. KOH
B. Ca(OH)2
C. AgNO3
D. BaCl2
Lời giải
Đáp án: C
Sử dụng AgNO3
+ Có kết tủa trắng → NH4Cl
NH4Cl + AgNO3 → AgCl (↓ trắng) + NH4NO3
+ Không có hiện tượng gì → NH4NO3
Câu 7: Để nhận biết dung dịch NH4NO3, KCl người ta dùng dung dịch :
A. KOH
B. Ba(OH)2
C. LiOH
D. Na2CO3
Lời giải
Đáp án: B
Sử dụng dung dịch Ba(OH)2
+ Có khí mùi khai thoát ra → NH4NO3
2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3 ↑ + 2H2O
+ Không có hiện tượng gì → KCl
Câu 8: Cho 0,2 mol NaOH vào dung dịch NH4NO3 dư thì thể tích thoát ra ở đktc là
A. 2,24 lít
B. 4,48 lít
C. 22,4 lít
D. 44,8 lít
Lời giải
Đáp án: B
Vkhí = nkhí.22,4 = 0,2.22,4 = 4,48 lít.
Câu 9: Khối lượng của nguyên tố N có trong 100 gam (NH4)2SO4 là
A. 42,42 g
B. 21,21 g
C. 24,56 g
D. 49,12 g
Lời giải
Đáp án: B
Câu 10: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là:
A. 32,33%
B. 31,81%
C. 46,67%
D. 63,64%
Lời giải
Đáp án: C
******************
Trên đây là nội dung bài học Hóa học 9 Bài 11: Phân bón hóa học do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Phân bón hóa học. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Hoá học 9
Để lại một bình luận