Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật Cà Mau 2022
Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật năm 2022” trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã chính thức phát động, cuộc thi diễn ra từ 25/2 – 10/08/2022, chia thành 5 đợt đượctổ chức theo hình thức trắc nghiệm trực tuyến.
Mỗi đợt thi có 20 câu hỏi trắc nghiệm, cụ thể lịch thi 5 đợt như sau:
Bạn đang xem: Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật Cà Mau 2022
- Đợt 1: Từ ngày 25/2/2022 đến hết ngày 20/3/2022.
- Đợt 2: Từ ngày 05/4/2022 đến hết ngày 25/4/2022.
- Đợt 3: Từ ngày 10/5/2022 đến hết ngày 30/5/2022.
- Đợt 4: Từ ngày 15/6/2022 đến hết ngày 05/7/2022.
- Đợt 5: Từ ngày 20/7/2022 đến hết ngày 10/8/2022.
Lưu ý: Đáp án cuộc thi chỉ mang tính chất tham khảo
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật năm 2022 tỉnh Cà Mau – Đợt 1
Câu 1: Theo quy định tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP hành vi nào sau đây sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng?
A. Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch.
B. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh.
C. Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch.
Câu 2: Trạm y tế lưu động có chức năng gì?
A. Triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng, kết nối giữa chăm sóc, quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà với chăm sóc tại bệnh viện, phát hiện các trường hợp diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời.
B. Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, chuyển tuyến kịp thời các bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn được giao.
C. Cả a và b
Câu 3: Biện pháp nào sau đây được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp về dịch?
A. Tiêu hủy động vật, thực phẩm và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người.
B. Tổ chức tẩy uế, khử độc trên phạm vi rộng.
C. Câu a và b
Câu 4: Theo Hướng dẫn ban hành Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế, thì người bệnh COVID-19 có thể phát tán vi rút mạnh nhất trong bao nhiêu ngày đầu từ khi biểu hiện các triệu chứng?
A. Trong 1 ngày đầu từ khi biểu hiện các triệu chứng
B. Trong 3 ngày đầu từ khi biểu hiện các triệu chứng
C. Trong 5 ngày đầu từ khi biểu hiện các triệu chứng
Câu 5: Theo Nghị định số 89/2018/NĐ-CP thông báo khai báo y tế gồm nội dung chủ yếu nào sau đây?
A. Tên bệnh truyền nhiễm cần phải áp dụng việc khai báo y tế; Đối tượng phải khai báo y tế; Thời điểm áp dụng việc khai báo y tế.
B. Tên bệnh truyền nhiễm; Thời gian áp dụng việc khai báo y tế; Địa bàn khai báo y tế
CTên bệnh truyền nhiễm; Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc việc khai báo y tế
Câu 6: Theo Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 4156/QĐ-BYT ngày 28/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế, khuyên người nhiễm COVID-19 hạn chế dùng thực phẩm nào sau đây?
A. Mỡ động vật, phủ tạng động vật; Các thực phẩm chứa nhiều muối (đồ hộp, dưa muối, cà muối…); Các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt; rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
B. Trứng và các sản phẩm từ trứng và rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
C. Mỡ động vật; các loại hạt: đậu đỗ, vừng, lạc; rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
Câu 7: Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm nào?
A. Nhóm A
B. Nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.
C. Nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch.
Câu 8: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm như thế nào trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm?
A. Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
B. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
C. Cả a và b.
Câu 9: Trạm y tế lưu động có nhiệm vụ gì?
A. Quản lý, theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà và tại cộng đồng; Xét nghiệm COVID-19; Khám, điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh khác.
B. Tiêm chủng vắc-xin phòng, chống COVID-19; Truyền thông về COVID-19 và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm y tế quận/huyện phân công.
C. Cả a và b
Câu 10: Theo quy định tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP hành vi không bảo đảm điều kiện vệ sinh theo quy định của pháp luật đối với nhà tang lễ, nhà hỏa táng ngoài bị phạt tiền còn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả nào sau đây?
A. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
B. Buộc chi trả số tiền để thuê mướn khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
C. Cả a và b
Câu 11: Theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế là?
A. Được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh.
B. Được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy định chuyên môn kỹ thuật.
C. Cả a và b.
Câu 12: Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây?
A. Không tuyên truyền về bệnh truyền nhiễm cho cán bộ, công chức, viên chức.
B. Không tuyên truyền về bệnh truyền nhiễm cho Nhân dân.
C. Không tuyên truyền về vệ sinh phòng bệnh hoặc không kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường; không triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong cơ sở giáo dục.
Câu 13: Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định Phạt tiền đối với hành vi thu tiền việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp có hợp đồng riêng với chương trình, dự án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ; thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
B. Phạt cảnh cáo hoặc Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
C. Phạt cảnh cáo hoặc Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Câu 14: Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ gì đối với xã hội?
A. Tham gia bảo vệ và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng. Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề khác.
B. Chấp hành quyết định điều động của cơ quan quản lý trực tiếp. Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
C. Cả a và b.
Câu 15: Việc sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú phải bảo đảm đầy đủ các nguyên tắc nào sau đây?
A. Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả;
B. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh; Đúng quy định về bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc.
C. Cả a và b.
Câu 16: Việc chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc phải bảo đảm các nguyên tắc nào sau đây?
A. Dựa trên kết quả khám lâm sàng, kiểm tra cận lâm sàng, kết hợp với yếu tố tiền sử bệnh, gia đình, nghề nghiệp và dịch tễ;
B. Kịp thời, khách quan, thận trọng và khoa học.
C. Cả a và b.
Câu 17: Trường hợp dừng hoạt động, thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm gì với người bệnh?
A. Có trách nhiệm chuyển người bệnh, hồ sơ bệnh án đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.B. Có trách nhiệm quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh với người bệnh.
C. Cả a và b.
Câu 18: Theo Thông tư 30/2014/TT-BYT, điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc để đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước được phép hoạt động là gì?
A. Có đủ trang thiết bị y tế, hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
B. Trang thiết bị phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thuốc sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng.
C. Cả a và b.
Câu 19: Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam bao gồm những loại giấy tờ gì?
A. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn; Văn bản xác nhận quá trình thực hành; Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;
B. Phiếu lý lịch tư pháp; Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị nơi cư trú hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác.
C. Cả a và b.
Câu 20: Theo Thông tư 50/2010/TT-BYT, đối với người bệnh khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, thì người chỉ định việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại phải thực hiện việc ghi ghép như thế nào?
A. Ghi chép vào mục “Phương pháp điều trị” của phần tổng kết bệnh án nội trú.
B. Ghi chép vào phần tổng kết bệnh án ngoại trú hoặc sổ khám bệnh của phòng khám.
C. Cả a và b.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp