Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về Luật Thống Kê diễn ra từ ngày 20/11/2022 đến hết ngày 20/12/2022. Dưới đây là đáp án tham khảo do trường THPT Ngô Thì Nhậm tự làm chỉ mang tính chất tham khảo không phải đáp án chính thức cuộc thi.
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu Luật Thống Kê 2022
Câu 1: Đối tượng áp dụng trong Luật thống kê 2015 được chia ra làm mấy đối tượng:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 2: Theo luật Thống kê 2015, đâu là nghĩa vụ của Điều tra viên thống kê:
A. Được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra thống kê, được trang bị phương tiện phục vụ công việc thu thập thông tin và được trả công;
B. Giữ bí mật thông tin thu thập từ tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê;
C. Yêu cầu đối tượng điều tra thống kê cung cấp thông tin theo phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
D. Tất cả phương án trên.
Câu 3: Trong hệ thống thông tin thống kê nhà nước có mấy loại hệ thống chỉ tiêu thông kê:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 4: Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của Cục Thống kê cấp tỉnh và Chi cục Thống kê cấp huyện phải thực hiện:
A. Ban hành các nội dung chỉ tiêu thống kê cấp xã
B. Tổ chức tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê
C. Thẩm định các thông tin thống kê của sở, ngành thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
D. Tất cả các nhiệm vụ trên
Câu 5: Theo quy định trong luật Thống kê 2015, phương án điều tra thống kê gồm mấy nội dung chủ yếu?
A. 10 nội dung
B. 8 nội dung
C. 9 nội dung
D. 11 nội dung
Câu 6: Theo luật Thống kê 2015, Điều tra viên thống kê có các quyền nào sau đây:
A. Cung cấp thông tin điều tra thống kê thu thập được cho các cơ quan, tổ chức khác
B. Yêu cầu đối tượng điều tra thống kê cung cấp thông tin theo phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê
C. Sao chép, lưu trữ thông tin điều tra đã thu thập được
D. Tất cả nội dung trên
Câu 7: Điều nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê nhà nước?
A. Trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời.
B. Tự nguyện, tự chịu trách nhiệm.
C. Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê; công khai, minh bạch.
D. Thống nhất về nghiệp vụ, không trùng lặp, không chồng chéo; có tính so sánh.
Câu 8: Theo Luật Thống kê 2015, phát biểu nào sau đây là đúng với dữ liệu thống kê
A. Dữ liệu thống kê là dữ liệu được cơ quan nhà nước báo cáo cho các cấp, các ngành.
B. Dữ liệu thống kê gồm dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính để hình thành thông tin thống kê về hiện tượng nghiên cứu.
C. Dữ liệu thống kê là dữ liệu của cơ quan nhà nước được ghi chép, lưu giữ, cập nhật ở dạng giấy hoặc dạng điện tử.
D. Không có phương án nào đúng.
Câu 9: Điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia gồm những loại điều tra nào dưới đây:
A. Điều tra trong chương trình điều tra thống kê quốc gia
B. Tổng điều tra
C. Điều tra thống kê nhằm thu thập thông tin có tính chất đặc thù phục vụ yêu cầu quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
D. Tất cả phương án trên.
Câu 10: Ai có có thẩm quyền ban hành nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành:
A. Thủ tướng Chính phủ
B. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
C. Chính phủ
D. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
Câu 11: Ai là người chịu trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh?
A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
B. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
C. Cục trưởng Cục Thống kê cấp tỉnh
D. Người đứng đầu các sở, ngành của tỉnh
Câu 12: Theo QĐ số 10/2020/QĐ-TTg, cơ quan thống kê ở trung ương có mấy đơn vị hành chính?
A. 12
B. 15
C. 17
D. 18
Câu 13: Cơ quan nào dưới đây có trách nhiệm xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc điều chỉnh, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã:
A. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
B. Tổng cục Thống kê
C. Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
D. Chính phủ
Câu 14: Theo quy định trong luật Thống kê 2015, ai là người có thẩm quyền quyết định tiến hành tổng điều tra thống kê quốc gia?
A. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
B. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh
C. Chủ tịch nước
D. Thủ tướng Chính phủ
Câu 15: Theo quy định trong luật Thống kê 2015, hồ sơ thẩm định phương án điều tra thống kê gồm có:
A. Văn bản đề nghị thẩm định và bản dự thảo phương án điều tra thống kê
B. Văn bản đề nghị thẩm định
C. Bản dự thảo phương án điều tra thống kê
D. Bản dự thảo phương án điều tra, trong một số trường hợp cần bổ sung thêm văn bản đề nghị thẩm định
Câu 16: Hệ thống thông tin thống kê cấp huyện không bao gồm:
A. Thông tin thống kê do cơ quan thống kê tập trung tại đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện.
B. Thông tin thống kê do cơ quan chuyên môn thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tại đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện, cung cấp cho cơ quan thống kê cấp huyện tổng hợp.
C. Thông tin thống kê do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, cung cấp cho cơ quan thống kê cấp huyện tổng hợp.
D. Thông tin thống kê do cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn huyện, xã thực hiện.
Câu 17: Khoản 2, Điều 16 của Nghị định số 95/2016/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bao gồm các hình thức
A. Phạt cảnh cáo.
B. Phạt tiền đến 15.000.000 đồng.
C. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 18: Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được ban hành tại Quyết đinh nào?
A. Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 19 tháng 12 năm 2016.
B. Quyết định số 55/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 19 tháng 12 năm 2016.
C. Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 19 tháng 12 năm 2016.
D. Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 19 tháng 12 năm 2016
Câu 19: Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê có nghĩa vụ nào sau đây
A. Thu thập, tổng hợp, lập và nộp báo cáo theo quy định của chế độ báo cáo thống kê và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin thống kê.
B. Không được từ chối hoặc cản trở việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê.
C. Chịu sự kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê của thanh tra chuyên ngành thống kê.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 20: Khoản 5, điều 7 của Nghị định số 95/2016/NĐ-CP quy định mức tiền phạt đối với hành vi không báo cáo thống kê, báo cáo tài chính là bao nhiêu?
A. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
D. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Câu 21: Nhận định nào sau đây là không đúng
A. Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, người có thẩm quyền phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.
B. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê là công chức ngành Thống kê đang thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thống kê và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê đang thi hành công vụ.
C. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định 95 là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm.
D. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê chỉ bao gồm cá nhân, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê, điều tra thống kê và cá nhân, tổ chức được điều tra thống kê.
Câu 22: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê bao gồm
A. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê.
B. Thanh tra và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê; Thanh tra chuyên ngành khác.
C. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê; Thanh tra chuyên ngành khác.
D. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và Thanh tra chuyên ngành khác.
Câu 23: Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống kê nhà nước và sử dụng thông tin thống kê nhà nước
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 24: Khái niệm nào sau đây là sai
A. Chính phủ không quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của hệ thống tổ chức thống kê tập trung.
B. Hệ thống tổ chức thống kê tập trung được tổ chức theo ngành dọc gồm cơ quan thống kê trung ương và cơ quan thống kê địa phương.
C. Cơ quan thống kê trung ương trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
D. Cơ quan thống kê địa phương gồm cơ quan thống kê cấp tỉnh và cơ quan thống kê cấp huyện.
Câu 25: Các hình thức phổ biến thông tin bao gồm
A. Trang thông tin điện tử của cơ quan thuộc hệ thống thống kê nhà nước; trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước.
B. Họp báo, thông cáo báo chí; Phương tiện thông tin đại chúng.
C. Xuất bản ấn phẩm, các hình thức lưu giữ thông tin điện tử.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 26: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm
A. Tổ chức công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin cho cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung.
B. Tổ chức thực hiện điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai
Câu 27: Có mấy nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê nhà nước
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 28: Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành gồm
A. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ đặt tại địa phương.
B. Cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 29: Cơ sở dữ liệu hành chính nào được sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước
A. Cơ sở dữ liệu về đất đai; cơ sở kinh tế; thuế; hải quan; bảo hiểm và hành chính khác.
B. Cơ sở dữ liệu về con người; đất đai; cơ sở kinh tế; thuế; hải quan; bảo hiểm và hành chính khác.
C. Cơ sở dữ liệu về con người; cơ sở kinh tế; thuế; hải quan; bảo hiểm và hành chính khác.
D. Cơ sở dữ liệu về con người; đất đai; cơ sở kinh tế; hải quan; bảo hiểm và hành chính khác
Câu 30: Nghị định số 100/2021/NĐ-CP bổ sung những điểm gì mới đối với Điều 3 đã được quy định trong Nghị định số 95/2016/NĐ-CP
A. Bổ sung thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và vi phạm hành chính nhiều lần.
B. Bổ sung thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; vi phạm hành chính nhiều lần và thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả.
C. Bổ sung thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả.
D. Bổ sung vi phạm hành chính nhiều lần và thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả.
****************
Trên đây là Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu Luật Thống Kê 2022. Hy vọng sẽ giúp các bạn làm tốt bài dự thi Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về Luật Thống Kê.
Thông tin về cuộc thi:
Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về Luật Thống Kê
– Đối tượng tham gia cuộc thi là công chức, viên chức và người lao động trong ngành Thống kê, các cá nhân ngoài ngành Thống kê, không giới hạn độ tuổi, ngành nghề ngoại trừ Ban tổ chức, thư ký cuộc thi.
– Thời gian bắt đầu từ ngày 20/11/2022 đến hết ngày 20/12/2022.
– Hình thức thi trực tuyến, dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm tính thời gian, khoảng 30 câu.
– Link tham gia cuộc thi là: https://khaosat.me/survey/tim-hieu-luat-thong-ke-d34c369?fbclid=IwAR3gOyky1p8ky9IjOdp3McmKuema8bBR8sFoRx_kGCMUj7NkiSD8t1z4diE
Ban Tổ chức sẽ đăng tải đường link tham gia Cuộc thi trắc nghiệm trên Group Phổ biến thông tin thống kê.
– Cơ cấu giải thưởng đối với cá nhân gồm:
- 1 giải đặc biệt: 1,5 triệu đồng
- 1 giải nhất: 1 triệu đồng
- 2 giải nhì: 500.000 đồng/giải
- 3 giải ba: 300.000 đồng/giải
- 5 giải khuyến khích: 200.000 đồng/giải
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Hướng dẫn giáo viên