Văn khấn giao thừa Quý Mão 2023 giúp các bạn tham khảo để chuẩn bị mâm lễ, bài cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời thật chu đáo. Giao thừa là thời điểm linh thiêng, chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới.
Theo phong tục, vào thời khắc giao thừa (giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm 30 tháng Chạp) các gia đình Việt Nam thường làm mâm cơm cúng giao thừa hay còn gọi là Lễ Trừ Tịch. Vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để chuẩn bị cho đúng nghi lễ truyền thống, rước may mắn và tài lộc vào nhà.
Mâm lễ cúng Giao thừa Quý Mão 2023
Mâm cỗ cúng ngoài trời đêm giao thừa
- Mâm ngũ quả
- Hương (nên là 3 cây nhang to)
- Hoa
- Đèn/nến
- Trầu cau
- Muối gạo
- Trà rượu
- Quần áo mũ nón thần linh
- Thủ lợn luộc
- Gà trống luộc
- Xôi
- Bánh Chưng
Trong đó, gia chủ cần đặc biệt chú ý đến lễ vật là con gà trống luộc. Nên chọn gà trống mới bắt đầu tập gáy, chưa đạp mái, khỏe mạnh, mỏ vàng, mào cờ, chân gà màu vàng. Ngoài ra, gia đình không có nhiều điều kiện thì lễ vật chuẩn bị dù đơn giản, nhưng chỉ cần thể hiện lòng thành đối với các bậc thần linh, ông bà gia tiên.
Mâm cúng giao thừa trong nhà
Mâm cỗ mặn:
- Bánh chưng
- Giò
- Chả
- Xôi gấc hoặc xôi các loại
- Gà luộc
- Rượu
Ngoài ra, tùy thuộc vào mỗi vùng miền, những món mặn được bày cúng trên bàn thờ trong những cũng mang những nét đặc trưng riêng.
Mâm cỗ ngọt:
- Bánh kẹo
- Các loại mứt tết
- Hoa
- Đèn/nến
- Hương
Bài cúng giao thừa trong nhà năm Quý Mão 2023
Văn khấn giao thừa ngoài trời năm Quý Mão 2023
Văn khấn giao thừa ngoài trời năm Nhâm Dần – Mẫu 1
Văn khấn giao thừa ngoài trời năm Nhâm Dần – Mẫu 2
Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tết Cổ Truyền