Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu Công quyền là gì? Hệ thống cơ quan công quyền bao gồm những gì?
Định nghĩa cơ quan công quyền là gì?
Thuật ngữ “công” được hiểu là khái niệm chung, tất cả, là một vấn đề nào đó được sử dụng cho toàn thể người dân, không loại trừ bất kỳ chủ thể nào.
Thuật ngữ “quyền” được hiểu là cụm từ chỉ quyền lực của một hệ thống chính trị của một quốc gia. Đây là yếu tố gắn liền với một quốc gia mà không thể tách rời, mục đích nhằm đảm bảo cho các hoạt động trong đời sống được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và có một hệ thống chính trị đảm bảo những điều đó.
Do đó, công quyền được hiểu là biểu thị cho khái niệm quyền lực nhà nước hay là các cơ quan quyền lực nhà nước.
Cơ quan công quyền là các cơ quan điều hành quản lý nhà nước, quyền lực được vận hành, thực thi thông qua một bộ máy chuyên nghiệp, có sức mạnh đặc biệt là bộ máy nhà nước.
Cơ quan công quyền bao gồm những cơ quan nào?
Quyền lực nhà nước được vận hành, thực thi thông qua một bộ máy nhà nước được xây dựng chuyên nghiệp và hoạt động hiệu quả. Và hiện nay, theo quy định của tại Điều 2 của Hiến pháp 2013 thì quyền lực nhà nước được phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Các cơ quan này sẽ phối hợp với nhau để cùng thực hiện quyền lực nhà nước. Đứng đầu nhánh Lập pháp sẽ là Quốc hội, Hành pháp là Chính phủ và Lập pháp là Tòa án nhân dân các cấp. Ngoài ra sẽ có các cơ quan giúp việc khác như Viện kiểm sát, Ủy ban nhân dân các cấp, Hội đồng nhân dân các cấp…
Cơ quan công quyền hay còn gọi là cơ quan quyền lực nhà nước sẽ bao gồm Quốc hội (cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và Hội đồng nhân dân các cấp. Bởi đây là quyền lực công tức là bao gồm cả quyền lực nhà nước và quyền lực nhân dân. Và hai cơ quan này chính là hai cơ quan do nhân dân bầu ra để đại diện cho nhân dân thực hiện quyền lực của mình.
Quốc hội
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đứng đầu nhánh lập pháp, chịu trách nhiệm thông qua những vấn đề quan trọng của đất nước. Chính vì vậy mà nhân dân là chủ thể của quyền lực của nhà nước do Quốc hội là cơ quan do nhân dân bầu lên. Cũng theo đó, mà Hiến pháp 2013 quy định Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và chịu trách nhiệm giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước.
Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương, chịu trách nhiệm và đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân tại địa phương. Đồng thời thể hiện quyền lực của nhân dân và thực hiện theo đúng với bản chất của nước ta là một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Qua bài viết trên, THPT Ngô Thì Nhậm đã giúp các bạn hiểu rõ cơ quan công quyền là gì? Cơ quan công quyền bao gồm những cơ quan nào? Các bạn có thể truy cập website THPT Ngô Thì Nhậm để tìm hiểu những bài viết hay, hữu ích phục vụ cho quá trình thi cử của mình.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp