Hệ thống báo động ngày nay đã có nhiều cải tiến mới về công nghệ để giúp việc đảm bảo an ninh trở nên hoàn hảo hơn. Trong đó, các hình thức cảnh báo đã vươn đến tầm công nghệ IoT mới nhất. Không những chỉ có: chuông hú, kích hoạt hệ thống đèn căn bản mà còn gửi tin nhắn, gọi điện thoại, gửi cảnh báo về Smartphone,… Sau đây, mời các bạn cùng trường THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu Có mấy hình thức báo động? Hình thức nào hiệu quả nhất? nhé!
Số lượng các vụ trộm cắp tài sản gia đình tăng cao với mức độ tinh vi và nguy hiểm. Do đó việc mỗi gia đình nên lắp đặt cho mình một hệ thống chống trộm hay các thiết bị chống trộm gia đình phù hợp là điều hết sức cần thiết. Nắm bắt được nhu cầu bảo vệ tài sản cũng như sự an toàn cho những người thân yêu.
Hệ thống báo động là gì?
Một hệ thống báo động an ninh là một hệ thống được thiết kế để phát hiện xâm nhập – nhập cảnh trái phép – vào một tòa nhà hoặc khu vực khác như một ngôi nhà hoặc trường học. Báo động an ninh được sử dụng trong các khu dân cư, thương mại, công nghiệp và tài sản quân sự để bảo vệ chống trộm hoặc thiệt hại tài sản , cũng như bảo vệ cá nhân chống lại những kẻ xâm nhập. Báo động an ninh trong các khu dân cư mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là giảm tình trạng trộm cắp.
Một số loại hệ thống báo động chỉ phục vụ một mục đích duy nhất là bảo vệ chống trộm; Tuy nhiên, vẫn có loại hệ thống kết hợp cung cấp cả khả năng phát hiện cháy và chống trộm xâm nhập. Hệ thống báo động đột nhập cũng có thể được kết hợp với hệ thống camera giám sát (CCTV) để tự động ghi lại các hoạt động của những kẻ đột nhập.
Hiểu một cách đơn giản, hệ thống báo động là “bộ não” khi muốn thiết lập hệ thống an ninh cho ngôi nhà. Bất kỳ cảm biến nào được sử dụng để thiết lập cảnh báo sẽ phải báo về hệ thống cảnh báo khi chúng được kích hoạt. Chúng bao gồm thiết bị như: cảm biến cửa, cảm biến chuyển động, cảm biến nhiệt, cảm biến khói, còi báo động… Nếu không có các cảm biến này, hệ thống báo động sẽ không có cách nào biết được điều gì đã xảy ra.
Nếu một cảm biến được kích hoạt, hệ thống cảnh báo sẽ hiển thị vùng được liên kết với cảm biến được kích hoạt và thực hiện kiểu phản hồi được lập trình cho vùng đó.
Nếu loại phản hồi này có liên quan đến việc kích hoạt sự kiện báo động trên hệ thống, thì bảng điều khiển sẽ gửi tín hiệu cảnh báo.
Tùy thuộc vào việc thiết lập của người dùng, tín hiệu báo động này có thể được gửi đến trạm giám sát trung tâm hoặc gọi điện hoặc nhắn tin để thông báo.
Nếu một trạm giám sát trung tâm nhận được tín hiệu, người điều hành có thể yêu cầu điều động khẩn cấp tự động. Nếu tín hiệu chỉ được nhận bởi người dùng cuối (chủ nhà), thì họ phải tự liên hệ với các dịch vụ khẩn cấp.
Nhiều hệ thống báo động cũng có thể giao tiếp với một nền tảng dịch vụ tương tác qua ứng dụng di động. Để làm được điều này, hệ thống phải có IP hoặc thiết bị di động và người dùng phải có dịch vụ này trong kế hoạch giám sát.
Hệ thống báo động sẽ đồng bộ với dịch vụ này để người dùng có thể trang bị hoặc vô hiệu hóa hệ thống và xem trạng thái hiện tại của cảm biến an ninh từ một vị trí từ xa. Loại dịch vụ này cũng có thể được sử dụng để điều khiển bất kỳ thiết bị nào đã được thiết lập với hệ thống qua ứng dụng trên điện thoại, máy tính bảng, laptop…
Các thành phần tạo thành hệ thống báo động an ninh
Một hệ thống báo động cơ bản nhất bao gồm một hoặc nhiều cảm biến để phát hiện kẻ xâm nhập và một thiết bị cảnh báo để thông báo về sự xâm nhập. Tuy nhiên, một hệ thống cảnh báo an ninh điển hình sẽ gồm các thành phần sau:
Bảng điều khiển trung tâm: “Bộ não” của hệ thống, nó đọc đầu vào cảm biến, theo dõi trạng thái cánh tay / vũ khí và phát tín hiệu xâm nhập. Trong hệ thống hiện đại, đây thường là một hoặc nhiều bảng mạch máy tính bên trong vỏ kim loại, cùng với nguồn điện.
Cảm biến phát hiện: Thiết bị phát hiện xâm nhập. Cảm biến có thể được đặt ở chu vi của khu vực được bảo vệ, bên trong nó hoặc cả hai. Cảm biến có thể phát hiện những kẻ xâm nhập bằng nhiều phương pháp, chẳng hạn như giám sát cửa ra vào và cửa sổ để mở hoặc bằng cách giám sát nội thất không có người sử dụng để tìm chuyển động, âm thanh, rung động hoặc các nhiễu động khác.
Thiết bị cảnh báo: Những thiết bị này cho biết tình trạng báo động. Thông thường nhất, đó là chuông , còi báo động và / hoặc đèn nhấp nháy. Các thiết bị cảnh báo phục vụ mục đích kép là cảnh báo những người có hành vi xâm nhập và có khả năng xua đuổi kẻ trộm. Những thiết bị này cũng có thể được sử dụng để cảnh báo những người cư ngụ về tình trạng cháy hoặc khói.
Bàn phím điều khiển: Là loại thiết bị nhỏ, thường được gắn trên tường, có chức năng như điều khiển di động của hệ thống. Ngoài các nút, bàn phím thường có đèn báo, màn hình hiển thị nhiều ký tự nhỏ hoặc cả hai.
Các kết nối giữa các thành phần. Điều này có thể bao gồm đi dây trực tiếp đến thiết bị điều khiển hoặc liên kết không dây với nguồn điện nội bộ.
Các loại hình thức báo động?
Kích hoạt hệ thống chuông hú báo động tại chỗ
Hệ thống báo động kích hoạt chuông hú cảnh báo với âm lượng lớn
Đa số hệ thống báo động đều đi kèm chuông hú tại chỗ, đảm nhiệm 2 chức năng: ❖ Tạo nên tiếng cảnh báo đến chủ sở hữu/những người quen có mặt gần đó. Với tiếng kêu rất đặc trưng, sẽ giúp mọi người có phương án xử lý kịp thời nhất. ❖ Tạo nên âm thanh cực lớn, khiến kẻ đột nhập (trong trường hợp báo động chống trộm) bị bất ngờ và sinh phản ứng tự vệ hoảng loạn do sợ bị phát hiện hành vi xấu. Từ đó kẻ gian buộc phải rút lui nếu không muốn chạm mặt với các hệ thống báo động tiếp theo.
Kích hoạt hệ thống đèn chiếu sáng
Song hành cùng âm thanh, hệ thống chiếu sáng cũng có thể cài đặt để được bật lên. Ánh sáng luôn có tốc độ truyền đi nhanh chóng và tượng trưng cho sự tươi sáng nên khiến kẻ đột nhập không thể ở lại.
Bạn đang xem: Có mấy hình thức báo động? Hình thức nào hiệu quả nhất?
Hệ thống báo động kích hoạt hệ thống chiếu sáng, đèn nhà, đèn sân vườn,..
Đảm nhiệm được 2 chức năng của âm thanh, song do hạn chế về tầm xa nếu bị che khuất và tính bất ngờ thấp hơn nên hệ thống chiếu sáng thường là phương án bổ trợ.
Kích hoạt các hệ thống tưới nước,.. tuỳ chỉnh
Nhờ sự tiến bộ về công nghệ như: bật tắc công tắc không dây, bật tắt khoá nước,.. chủ sở hữu hoàn toàn có thể tuỳ chỉnh hệ thống để kích hoạt hệ thống báo động bổ sung này. Nếu thiết bị báo động sử dụng nguồn 220V cắm điện thì đều có thể tích hợp vào được, không có sự giới hạn.
Hệ thống báo động kích hoạt hệ thống tưới nước sân vườn,…
Tiêu biểu nhất vẫn là hệ thống tưới nước (sân vườn), hệ thống laser, hệ thống khoá cửa tự động, hệ thống động cơ,..
Kích hoạt báo động từ xa nhờ công nghệ IoT
Như nhắc đến đầu bài, hệ thống báo động ngày nay thậm chí tích hợp công nghệ IoT (Internet Of Things) hay Internet vạn vật. Nói đơn giản về nguyên lý: hệ thống báo động sẽ kết nối vào mạng Internet thông qua Wifi/3G/4G, sau đó dựa vào nền tảng IoT để kích hoạt Chuông báo động ở bất kỳ đâu trên thế giới miễn Chuông cũng có kêt nối Internet.
Kích hoạt báo động: chuông hú, tưới nước,.. bật tắt ổ cắm điện từ xa thông qua kết nối Internet
Hình thức báo động này ứng dụng tuyệt vời cho các ngân hàng, cửa hàng có nhu cầu kích hoạt báo động ở đồn công an khu vực. Để lập tức khi có kẻ lạ đột nhập vào ban đêm, công an sẽ nắm bắt ngay và triển khai vây bắt, ngăn trộm. Và còn nhiều nhiều nhu cầu báo động từ xa khác.
Gửi cảnh báo đến Ứng dụng trên Smartphone
Công nghệ IoT được mở rộng để giúp chủ sở hữu thậm chí cài đặt hệ thống tất cả thông qua Ứng dụng trên Smartphone. Đồng thời, hệ thống cũng có khả năng gửi cảnh báo an ninh đến Ứng dụng trên Smartphone, xem lại lịch sử sự kiện,.. rất nhiều tiện ích thông minh.
Hệ thống báo động gửi cảnh báo đến ứng dụng trên điện thoại nhờ kết nối Inernet
Cảnh báo gửi đến Ứng dụng trên Smartphone rất cụ thể, thường có: thông tin vùng cảm biến nào đã gửi tín hiệu cảnh báo về trung tâm, thời gian xẩy ra,..
Báo động bằng cách gọi điện thoại, gửi tin nhắn
Với hình thức báo động này, chủ sở hữu và người thân có thể cùng nhận cảnh báo an ninh thông qua cuộc gọi thoại/tin nhắn. Đây là hình thức rất hiệu quả để chủ sở hữu nhận được cảnh báo dù ở bất kỳ đâu.
Hệ thống báo động gọi điện thoại, nhắn tin đến chủ sở hữu tải sản
Cách báo động nào hiệu quả nhất?
Trong số các hình thức báo động kể trên, cần dựa vào tình hình thực tế để xác định xem cách nào hiệu quả nhất. Song có thể sắp xếp tính hiệu quả theo thứ tự giảm dần sau: Chuông hú, đèn chiếu sáng, gọi điện thoại, gửi cảnh báo đến Apps, nhắn tin, kích hoạt tưới nước,… Có nghĩa là hệ thống chuông hú trực tiếp vẫn mang lại hiệu quả nhất.
Trong quân đội sử dụng còi báo thức khi nào?
Nhà tôi gần 1 doanh trại quân đội ở Hà Nội. Hàng ngày, đúng 5h sáng vào mùa hè và 5h30′ vào mùa đông là tiếng còi báo thức nổi lên. Tiếng còi thôi thúc, vui tươi, rộn ràng… làm sáng bừng cả một khu phố yên tĩnh…
Tiếng còi rít lên, 2 ngắn 1 dài… là các anh bộ đội ở các nhà túa ra, nhanh chóng vào hàng, nhanh chóng điểm danh. Và, nhanh chóng chạy đều theo hiệu lệnh… Còi! Tiếng còi quen đến mức hôm nào nghe báo thức mà tiếng còi lanh lảnh, chói tai, cũng giúp tôi tỉnh giấc trong cơn mơ màng của buổi sáng.
Không chỉ dành cho báo thức, tiếng còi trong quân đội còn dùng để báo giờ làm việc, tan tầm đặc biệt là dùng để báo động trong những trường hợp đặc biệt như khi có chiến tranh xảy ra.
Đối với những nơi bờ biển, hải đảo, trên rừng núi cần sử dụng còi báo động cho những sự cố như vỡ đê, đập nước, lũ lụt sóng thần, động đất … Lúc này, tiếng còi báo động càng trở nên hữu ích bởi tiếng ồn của nó có thể vang xa đến vài km thậm chí đến vài chục km mà không ảnh hưởng tới độ ồn của tiếng còi báo động.
Video về có mấy hình thức báo động
Kết luận
Như vậy với đa dạng các hình thức cảnh báo như vậy, hệ thống báo động đã giúp việc đảm bảo an ninh trở nên tin cậy, hoàn hảo hơn. Xứng đáng với sự uỷ thác của chủ sở hữu trong mọi thời điểm. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp