Bà Phó Đoan là ai?
Bà Phó Đoan là một nhân vật trong tác phẩm văn học Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Là một người đàn bà lấy chồng Tây, đã 2 đời chồng và cực kì dâm đãng nhưng lúc nào cũng tỏ ra là 1 quả phụ gương mẫu.
Trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đặc tả hình tượng bà Phó Đoan cũng là một kiểu nhân vật vật chất xác thịt. Bà Phó Đoan được phóng đại ở nét tính cách dâm đãng: Còn lai lịch của bà Phó Đoan kể ra cũng hay. Hồi đương xuân bà bị một người lính tây hiếp. Người lính ấy sau làm một ông phó Đoan. Được mười năm thì chết, chết như những người yêu vợ quá sức. Rồi bà lấy một ông phán trẻ, được hai năm thì ông chồng nội hóa cũng lăn cổ ra chết.
Đọc một đoạn tâm tư, nỗi niềm rất riêng của Bà Phó Đoan về cảm giác thèm được hiếp mới thấy hết tính chất hài hước, mỉa mai của hình tượng: “Bà nhớ lại mấy cái tẽn, cái lầm từ xưa kia… Từ khi bà bị hiếp, những cảm giác tê mê hiếm có thật khó tả, rất kỳ quái, cứ theo mãi bà như bóng theo người, lâu dần việc ấy thành một ám ảnh. Bà vẫn ao ước được bị hiếp nữa mà không bao giờ cái dịp ấy lại tái hiện. Thành thử bà chỉ có hiếp chồng chứ quả thật – nói có quyền thần hai vai chứng giám – bà chẳng được – bị chồng hiếp bao giờ”. Trên đời này, và cả trong văn học chỉ có bà Phó Đoan mới có khao khát lạ kì như vậy. Với bà không có tình yêu, chỉ cần có thỏa mãn tình dục mà thôi. Ngay cụm từ được – bị hiếp đã là một sự nghịch ngữ.
Bà cứu Xuân tóc đỏ cũng vì biết anh ta bị bắt bởi nhìn trộm một cô đầm đang thay đồ, bà lên chùa vì biết sư thầy cho con. Những hành động gợi tình của bà đối với Xuân trong lúc tắm cũng góp phần khắc họa đậm nét phần nhục dục trong con người này. Nghịch dị toát lên ở nhân vật là sự kết hợp giữa bản chất dâm đãng và danh hiệu tiết hạnh khả phong mà bà được xã hội Âu hóa trao cho. Tiếng cười hài hước cứ vang lên khi người đọc nhìn những hành động đầy dục tính cứ trỗi dậy mạnh mẽ trong người đàn bà này với danh hiệu rởm kia.
Hơn thế nữa, trong mối quan hệ với đứa con thừa tự, con trời là Em Chã, ta thấy một sự không bình thường. Cậu bé Em Chã cũng là một kiểu nhân vật vật chất xác thịt: “Trong cái chậu thau khổng lồ, một cậu bé to tướng béo mũm mĩm, mặt trông ngẩn ngơ, giá đứng lên thì ít ra cũng cao lớn hơn một thước tây, ngồi vẩy nước như một đứa trẻ lên ba. Chung quanh cái chậu có vô số đồ chơi bày la liệt…” Cậu ta chỉ suốt ngày em chã! Chỉ thích được mẹ hôn và hôn mẹ: “Thôi thế cậu tắm cho ngoan rồi vào ăn cơm với mẹ nhé/ em chã/ Ờ thế thì thôi vậy. Ờ thế cậu yêu mẹ thì cậu thơm mẹ đi nào/ Tức thì cậu bé đứng lên…Chao ôi! Cậu bé nhưng mà cậu đã lớn lắm. Trần truồng, nồng nỗng, cậu đứng lên cao tồng ngồng mà hôn mẹ. Cảnh tượng ấy nếu không có cái giá trị quái gở, ít ra cũng hay ho chả kém một tấm ảnh khiêu dâm”. Phóng đại tính dâm đãng trong mọi mối quan hệ của bà Phó Đoan, Vũ Trọng Phụng đã châm biếm xã hội Âu Hóa lố bịch, giả dối.
Nội dung tác phẩm Sổ đỏ
Số đỏ là một tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 năm 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm đã được dựng thành kịch, phim. Nhân vật chính của Số đỏ là Xuân – biệt danh là Xuân Tóc đỏ, từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó. Tác phẩm Số đỏ, cũng như các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng đã từng bị cấm lưu hành tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1975 cũng như tại Việt Nam thống nhất từ năm 1975 cho đến năm 1986.
Cho đến nay, tác phẩm Số đỏ đã được tái xuất bản và được phê duyệt ở Việt Nam. Đồng thời đoạn trích của tác phẩm này cũng được đưa vào chương trình học ở trong nước (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 với tên gọi: Hạnh phúc của một tang gia).
Truyện dài 20 chương và được bắt đầu khi bà Phó Đoan đến chơi ở sân quần vợt nơi Xuân tóc đỏ làm việc. Vô tình Xuân tóc đỏ vì xem trộm 1 cô đầm thay đồ nên bị cảnh sát bắt giam và được bà Phó Đoan bảo lãnh. Sau đó, bà Phó Đoan giới thiệu Xuân đến làm việc ở tiệm may Âu Hóa, từ đó Xuân bắt đầu tham gia vào việc cải cách xã hội. Nhờ thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu, hắn được vợ chồng Văn Minh gọi là “sinh viên trường thuốc”, “đốc tờ Xuân”. Hắn gia nhập xã hội thượng lưu, quen với những người giàu và có thế lực, quyến rũ được cô Tuyết và phát hiện cô Hoàng Hôn ngoại tình. Xuân còn được bà Phó Đoan nhờ dạy dỗ cậu Phước, được nhà sư Tăng Phú mời làm cố vấn cho báo Gõ Mõ. Vì vô tình, hắn gây ra cái chết cho cụ cố tổ nên được mọi người mang ơn. Văn Minh vì nghĩ ơn của Xuân nên dẫn Xuân đi xóa bỏ lý lịch trước kia rồi đăng ký đi tranh giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm đến Bắc Kì. Bằng thủ đoạn xảo trá, hắn làm 2 vận động viên quán quân bị bắt ngay trước hôm thi đấu nên Xuân được dịp thi tài với quán quân Xiêm. Vì để giữ tình giao hảo, hắn được lệnh phải thua. Kết thúc trận đấu, khi bị đám đông phản đối, Xuân hùng hồn diễn thuyết cho đám đông dân chúng hiểu hành động “hy sinh vì tổ quốc của mình”, được mời vào hội Khai trí tiến đức, được nhận huân chương Bắc Đẩu bội tinh và cuối cùng trở thành con rể cụ cố Hồng.
Các nhân vật khác trong Sổ đỏ
- Xuân Tóc Đỏ: nhân vật chính của truyện, 1 đứa bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải kiếm sống bằng đủ thứ nghề như trèo me, trèo sấu, thổi kèn, quảng cáo thuốc lậu, nhặt banh ở sân quần vợt.
- Cụ cố tổ: Một ông lão 80 tuổi, có gia sản lớn nên con cháu ai cũng muốn ông chết để chiếm gia tài.
- Cụ cố Hồng: Một ông lão gần 60 tuổi, nghiện thuốc phiện nặng và lúc nào cũng tỏ ra là mình già. Ông có câu nói nổi tiếng đã đi vào đời sống: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”.
- Cậu Phước: Con cầu, con khẩn của bà Phó Đoan, lúc nào cũng chỉ biết nói: “Em chã, em chã”.
- Văn Minh: Con trai cụ cố Hồng, chủ tiệm may Âu Hóa, ỷ mình đi du học Pháp nên lúc nào cũng muốn cải cách xã hội mặc dù không có bằng cấp gì cả.
- Cô Hoàng Hôn: Con gái cụ cố Hồng, đã có chồng nhưng vẫn thường xuyên ngoại tình.
- Ông Phán mọc sừng: Chồng cô Hoàng Hôn, một người đàn ông có vợ ngoại tình nhưng bất lực.
- Cô Tuyết: Con gái út cụ cố Hồng, mới 18 tuổi và có nhan sắc, muốn hư hỏng một cách có khoa học và tự hào chưa đánh mất cả chữ trinh.
- Cậu Tú Tân: con trai cụ Cố Hồng, (tú tân tham danh, ý muốn nói là đỗ tú tài nhưng thực chất thi mãi vẫn không đỗ).
- Ông Tuýp-phờ-nờ (TYPN – Tôi Yêu Phụ Nữ) người thiết kế thời trang của tiệm Âu Hóa, đưa ra những mẫu quần áo tân thời
- Đốc tờ Trực Ngôn
- Joseph Thiết
- Bà Văn Minh
- Cụ bà vợ cố Hồng
- Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: “giữa lúc không có ai đáng bị phạt…đương buồn rầu…thì sung sướng cực điểm”.
- Bạn bè cụ cố Hồng: những kẻ vừa háo danh, vừa háo sắc, họ chia buồn để khoe khoang các loại râu ria cùng những huân huy chương
- Nhà sư: Sư cụ Tăng Phú sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe, vì sư cụ chắc rằng, trong số thiên hạ đứng xem ở các phố, thế nào cũng có người nhận ra rằng sư cụ đã đánh đổ được Hội Phật giáo
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp