Trong lịch sử thế giới, cụm từ cách mạng tư sản rất quen thuộc. Vậy, cách mạng tư sản là gì? Ý nghĩa của cách mạng tư sản như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Cách mạng tư sản là gì?
Theo cách hiểu thông thường, cách mạng là một hay những cuộc biến đổi nhằm làm thay đổi lớn, theo chiều hướng tiến bộ, trong lĩnh vực nào đó. Đó có thể là sự thay đổi về quyền lực chính trị hoặc cơ cấu tổ chức diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Lịch sử nhân loại ghi nhận rất nhiều cuộc cách mạng khác nhau và rất đa dạng về phương pháp, thời gian, hệ tư tưởng. Kết quả của những cuộc cách mạng là những thay đổi lớn về văn hoá, kinh tế và các thể chế chính trị xã hội.
Theo học thuyết Marx, cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản (còn được gọi dưới cái tên giai cấp quý tộc mới) lãnh đạo. Mục đích của cuộc cách mạng này là nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Lịch sử ghi nhận cuộc cách mạng tư sản đầu tiên diễn ra vào thế kỉ thứ 16 và đến thế kỷ 20 mới kết thúc. Cách mạng tư sản đã thiết lập nền dân chủ vô sản, tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ trong lực lượng sản xuất.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, cách mạng tư sản về bản chất sâu xa vẫn là sự bóc lột. Thay vì chế độ bóc lột của tầng lớp phong kiến thì cách mạng tư sản đã thay thế bằng sự bóc lột của chế độ tư bản chủ nghĩa.
Bởi vậy, cách mạng tư sản được đánh giá là vẫn còn nhiều hạn chế vì chưa giải quyết triệt để được những vấn đề cơ bản của xã hội, vẫn là chế độ con người bóc lột con người.
Lực lượng của cách mạng tư sản gồm những ai?
Giai cấp làm cách mạng tư sản thường bao gồm: giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân. Trong đó, giai cấp lãnh đạo chính là giai cấp tư sản. Quần chúng nhân dân chủ yếu là nông dân và bình dân thành thị là lực lượng tham gia chính trong cuộc cách mạng tư sản.
Trong các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã thể hiện rõ vai trò của quần chúng nhân dân. Thậm chí trong nhiều cuộc cách mạng tư sản, quần chúng cũng tham gia hăng hái và đông đảo đến mức không có sự lãnh đạo của tư sản họ vẫn nổi dậy chống chính quyền.
Tuy nhiên, cần lưu ý, mối liên minh giữa giai cấp lãnh đạo (giai cấp tư sản) và quần chúng nhân dân trong quá trình cách mạng tư sản diễn ra chỉ tồn tại trong giai đoạn nhất định. Giai cấp tư lãnh đạo thường sử dụng bạo lực của quần chúng để đạt lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản – mục đích cuối cùng của giải cấp tư sản. Sau khi đạt được mục đích họ không quan tâm đến nguyện vọng của quần chúng và quay lưng với quần chúng, đàn áp phong trào của nhân dân mà họ cho là quá khích.
Mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng tư sản
Mục tiêu chính của các cuộc cách mạng tư sản là nhằm giải quyết những mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản tham chiến nhằm dạt bỏ hoàn toàn mọi cản trở để tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản được phát triển mạnh mẽ.
Hơn nữa, cách mạng tư sản diễn ra với mục đíc là để lật đổ chế độ phong kiến đang cầm quyền, đưa giai cấp tư sản lên làm giai cấp cấm quyền. Từ đó quyền lực sẽ chỉ tập trung vào giai cấp tư sản, họ sẽ đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản.
Còn về nhiệm vụ thì nhìn chung mỗi cuộc cách mạng diễn ra ở những quốc gia khác nhau thì đều mang trong mình những nhiệm vụ nhất định, những cũng có những đặc điểm riêng và chung, như:
– Cách mạng tư sản Hà Lan: Với nhiệm vụ là lật độ ách thống trị của vương triều Tây Ban Nha, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền đồng thời mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
– Cách mạng tư sản Anh: Có nhiệm vụ chính là mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đem lại quyền lợi cho tầng lớp quý tộc mới và tư sản
– Cách mạng tư sản Bắc Mỹ: Nhiệm vụ chủ chốt là giành độc lập và chuẩn bị cho sự ra đời của Hợp chủng quốc Hoa Kì
– Cách mạng tư sản Pháp: Nhằm lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Ý nghĩa của cách mạng tư sản
Có thể thấy hầu hết các cuộc cách mạng tư sản đều có chung một mục đích, nhiệm vụ chính đó chính là lật đổ chính phủ cầm quyền cũ và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Do vậy nó có ý nghĩa là đã làm lung lay tận gốc vào chế độ phong kiến.
Có thể nói cách mạng tư sản như một đòn chí mạng vào chế độ phong kiến, làm chế này đọ này dần sụp đổ.
Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã đem lại những ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, nó đã chấm dứt sự đô hộ của ngoại bang, lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.
Không những vậy, nó còn giải phóng cho toàn thể nhân dân khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.
Nói chung, các cuộc cách mạng tư sản có ý nghĩa lớn nhất đó chính là đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở những quốc gia này, đưa đất nước phát triển bền vững theo con đường chủ nghĩa tư bản, đòi lại quyền bình đẳng cho người dân lao động trên khắp cả nước.
Những cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu trên thế giới
Lịch sử thế giới ghi nhận, cách mạng tư sản của Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ở trên toàn thế giới, diễn ra vào năm 1566. Mục đích của cuộc cách mạng này là để chống lại sự cai trị của Felipe II – Tây Ban Nha. Năm 1648, cách mạng Hà Lan đã giành được thắng lại, và quốc gia này đã tiến lên theo con đường chủ nghĩa tư bản.
Cuộc cách mạng tư sản điển hình thứ hai trên thế giới là cách mạng tư sản của Pháp đã diễn ra từ năm 1789 đến năm 1799. Mục đích của cuộc cách mạng này là làm sụp đổ chế độ phong kiến ở Pháp và giải phóng cho toàn thể nhân dân, thiết lập được chế độ mới mà ở đó ruộng đất sẽ được chia đều cho người dân. Ngoài ra, cách mạng tư sản của Pháp đã thiết lập lên quyền bình đẳng giữa người với người.
Cuộc cách mạng tư sản của Anh đã diễn ra từ năm 1642 đến năm 1651. Do nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ quần chúng nhân dân cách mạng tư sản của nước Anh đã giành chiến thắng và góp phần dọn đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ đã diễn ra từ năm 1765 đến năm 1783 trên 13 thuộc địa của đế quốc Anh ở khu vực Bắc Mỹ. Ngày 4/7/1776 thì bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ đã chính chính được tuyên bố, bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ được xem như lời tuyên bố các quyền tự do dân chủ và khẳng định nền độc lập của các thuộc địa Anh ở khu vực Bắc Mỹ.
Cách mạng Tư sản Pháp
Cách mạng Pháp (tiếng Pháp: Révolution française) là thời kì rối loạn xã hội, chính trị sâu xa ở Pháp, các thuộc địa của Pháp và trên khắp châu Âu vào cuối thế kỉ XVIII. Cách mạng Pháp bắt đầu lúc Hội đồng ba đẳng cấp bắt đầu vào ngày 5 tháng 5 năm 1789 và kết thúc lúc Napoléon Bonaparte đảo chính vào ngày 9 tháng 11 năm 1799. [[[Cách mạng Pháp]] đã lật đổ chế độ phong kiến và dựng lên một loạt chế độ mới, như Đệ nhất Cộng hoà Pháp chỉ ba năm sau trận đánh chiếm nhà tù Bastille.
Cách mạng Pháp để lại các tư tưởng chính trị hoàn toàn mới. Ví dụ: Tuyên ngôn quyền con người và quyền công dân (Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền) năm 1789 tuyên bố tất cả công dân đều bình đẳng trước mặt pháp luật, có các quyền tự do cơ bản và nắm giữ chủ quyền quốc gia. Hiện nay, chính trị Pháp vẫn chịu sự chi phối của các giá trị, thể chế của Cách mạng Pháp. Cách mạng Pháp lật đổ chế độ phong kiến giai cấp, chia lại quyền sở hữu đất đai, hạn chế quyền lực nhà nước, đặt lại quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và nhà nước Pháp và thay đổi cấu trúc gia đình.
Cách mạng Pháp trải qua các giai đoạn đổ máu lớn, nhất là vào Thời Khủng bố, có Nội chiến Vendée phản cách mạng, làm hàng trăm nghìn người chết, có các cuộc nổi dậy ở những tỉnh ngoài Paris, có các cuộc đấu đá giữa các phe cách mạng, dẫn đến cái chết liên tiếp của các nhân vật cách mạng chính.
Các cuộc chiến tranh Cách mạng Pháp ảnh hưởng tới phần lớn châu Âu lục địa, truyền bá tư tưởng cách mạng, lật đổ chế độ phong kiến, đầu tiên ở Tây Âu, rồi ở các “cộng hoà em”, rồi khắp châu Âu.
Cách mạng Pháp “khác những cuộc cách mạng khác ở chỗ nguyện vọng của nó là phổ cập phúc lợi cho toàn loài người”. Ngay từ đầu, phe ủng hộ ca ngợi tầm quan trọng phổ quát của các ý tưởng của Cách mạng Pháp, phe gièm pha thì nhấn mạnh hậu quả.
Cách mạng Pháp vẫn là chủ đề gây tranh luận trong suốt hai thế kỷ ở Pháp và trên cả thế giới, lập tức gây ra chia rẽ lâu dài giữa phe cách mạng và phe bảo thủ, phe chống giáo hội và Giáo hội Công giáo. Số đông nhà sử học nhận định Cách mạng Pháp là một trong những sự kiện trọng đại trong lịch sử thế giới.
Cách mạng Pháp mở đầu thời kỳ bất ổn nặng về thể chế ở Pháp và ở châu Âu. Pháp trải qua liên tiếp ba chế độ vua chúa lập hiến, hai nền cộng hoà ngắn ngủi và hai đế quốc, cho đến khi Đệ tam Cộng hoà ra đời vào năm 1870. Hầu hết các phong trào cách mạng đương đại đều chịu ảnh hưởng của di sản của Cách mạng Pháp, đều nhận là sự kiện tiên phong. Những khẩu hiệu và biểu tượng của Cách mạng Pháp được mượn dùng trong những biến động lớn khác vào cận đại, ngay cả Cách mạng Nga hơn một thế kỷ sau.
Video về cách mạng tư sản
Kết luận
Hy vọng bài viết đã giúp các bạn biết được cách mạng tư sản là gì? Ý nghĩa của cách mạng tư sản như thế nào? Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp