Đề bài: Bình bài thơ Hỏi đường của Trần Đăng Khoa
Hỏi đường
Kính tặng thầy giáo đi bộ đội
Bạn đang xem: Bình bài thơ Hỏi đường của Trần Đăng Khoa
Nhìn con đường nhỏ từ đây,
Bâng khuâng vì thiếu bóng thầy đi qua.
Đường ơi, có nhớ chăng là,
Ngày nào dạy học thầy qua đường này.
Đường rằng: “Tao nhớ lắm thay,
Khoa ơi! Thầy giáo của mày đã xa.
Bao giờ thống nhất nước nhà,
Thầy về dạy học, lại qua đường này.”
Nhìn con đường rợp bóng cây,
Bỗng em lại thấy dáng thầy đi qua…
1966
Trần Đăng Khoa
Bài mẫu Bình bài thơ Hỏi đường của Trần Đăng Khoa
Bài làm
Bài thơ “Hỏi đường” gồm có 10 câu thơ lục bát, in trong tập thơ đầu tay “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa. Bài thơ được viết vào năm 1966, năm đó bé Khoa lên 8 tuổi đang học lớp 2 tại quê nhà.
Bài thơ có lời đề từ: “Kính tặng thầy giáo đi bộ đội”. Cả bài thơ tràn ngập một nỗi nhớ và sự mong chờ người thầy đã đi bộ đội; chắc là đã vào Nam đánh Mĩ. Năm 1966, cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Thầy giáo của bé Khoa cùng nhiều thầy giáo trẻ trên miền Bắc thời bấy giờ đã giã biệt mái trường thân yêu, giã biệt học sinh thân yêu, cầm súng lên đường chiến đấu. Có rất nhiều thầy giáo đi mãi không về…
Bốn câu thơ đầu gợi lên nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn và thương nhớ của một em bé. Trên đường đi học, em nhớ thấy khôn nguôi. Em chỉ thổ lộ tâm sự của mình với con đường, con đường tuổi thơ, con đường quê hương; con đường ấy đã từng in dấu chân, bóng dáng hình người thầy thân yêu qua nhiều năm tháng:
“Nhìn con đường nhỏ từ đây,
Bâng khuâng vì thiếu bóng thấy đi qua,
Đường ơi, có nhớ chăng là,
Ngày nào dạy học, thấy qua đường này.”
Hai tiếng gọi “đường ơi” cất lên xiết bao nhớ thương thiết tha bồi hồi. Tưởng như chú bé tay ôm sách, đứng lặng, nhìn con đường, nhìn hàng cây rồi nhìn về bốn phía chân trời…
Cái hay và sự độc đáo của bài thơ là con đường đã được nhân hóa. Con đường vỗ về. Con đường an ủi. Con đường như thấu hiểu nỗi buồn cô đơn, thương nhớ thầy của em bé. Con đường của niềm tin:
“Đường rằng: “Tao nhớ lắm thay,
Khoa ơi! Thầy giáo của mày đã xa.
Bao giờ thống nhất nước nhà,
Thầy về dạy học, lại qua đường này.”
Thống nhất đất nước là niềm tin của nhân dân ta, của con đường, của bé Khoa. Hình ảnh con đường trong bài thơ là sự phân thân của chú bé. Nhớ thầy, chú hỏi đường, chính là hỏi tâm hồn mình. Cuộc đối thoại, tâm tình của chủ bé 8 tuổi với con đường đã nâng cảm xúc bài thơ lên cao độ.
Hai câu kết, nhắc lại con đường, con đường “rợp bóng cây”, chú bé tưởng như thấy “dáng thầy” hiện ra trong tâm hồn mình:
“Nhìn con đường rợp bóng cây,
Bỗng em lại thấy dáng thấy đi qua…”
Không biết sau ngày 30.4.1975, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã được gặp lại thầy học cũ đi bộ đội đánh Mĩ chưa? “Hỏi đường” là một bài thơ đẹp; đẹp ở một tấm lòng tình nghĩa của tuổi thơ.
Như vậy chúng tôi đã gợi ý Bình bài thơ Hỏi đường của Trần Đăng Khoa bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Đeo nhạc cho mèo và cùng với phần Soạn bài Cụm danh từ để học tốt môn Ngữ Văn hơn
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục