Bạn đang xem: Bài văn giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến
Bài mẫu số 1: Bài văn giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến
Đôi dép lốp còn mang một cái tên khác: đôi dép Bình – Trị – Thiên. Đôi dép lốp là một trong những thứ quân trang quan trọng của anh bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, là vật dụng cần thiết trong cuộc sống của công nông.
Ai là người đầu tiên đã sáng tạo ra đôi dép lốp thô sơ, bình dị và tiện lợi này Đế dép được cắt ra từ chiếc lốp ô tô đã tàng, đã hỏng. Quai dép dược cát ra từ chiếc săm lốp; phần lớn là màu đen, chiều dài tuỳ theo khổ chân to hay nhỏ; mỗi chiếc dép rộng bản độ l,5cm Mỗi chiếc dép có bốn quai. Quai dép dược luồn qua đế bằng những lỗ đục; nhờ tính đàn hồi của cao su mà các quai dép được cố định, được giữ chặt lại. Người đi dép lốp bao giờ cũng có một cái dip bằng sắt hay bằng tre để luồn quai dép. Chẳng tốn kém gì mà lại được việc, thật tài tình.
Người đi dép lốp có thể băng đèo, lội suối, hai ba năm mà đế dép chỉ lì ra, trơ ra; có thế chỉ phải thay quai dép mà thôi. Dép lốp sau khi thay quai lại bén, lại chắc như trước, tha hồ hành quân, tha hồ cuốc bộ.
Thời chống Mĩ, anh chiến sĩ Giải phóng quân được trang bị tăng, võng, mũ tai bèo, đôi dép lốp – loại dép đúc rất đẹp rất bền, dùng hai ba năm cũng không phải thay quai. Ông ngoại của em hiện còn giữ lại đôi dép -lốp đúc, hầu như còn nguyên vẹn. Ông dặn con cháu: “Nhớ bỏ vào quan tài khi ông về lão để ông có cái mà gặp Diêm Vương”.
Bác Hồ lúc sống và hoạt động ở chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến, sống ở ngôi nhà sàn giữa Thủ đô Hà Nội, Bác vẫn đi đôi dép cao su. Một số văn, nhà thơ đã nói về đôi dép ấy. Đến thăm Bảo tàng cách mạng, khách tham quan còn nhìn thấy đôi dép cũ để trong tủ kính cùng với bao vật dụng khác của Người:
“Còn đôi dép cũ, mòn quai gót,
Bác vần thường đi giữa thế gian”.
(Theo chân Bác – Tố Hữu)
Đôi dép lốp đã đi vào lịch sử. Ngày nay, bộ đội, cán bộ, nhân dân ta chỉ đi giầy đi dép da, dép nhựa. Học sinh đến trường đều đi giầy, đi dép rất sạch sẽ, văn minh.
Những đôi dép lốp mãi mãi là một kỉ vật nhắc nhở các thế hệ trẻ hôm nay nhớ lại một thời gian khổ mà oanh liệt của ông cha đã trải qua để tự hào và sống một cách xứng đáng.
Như vậy chúng tôi đã gợi ý Bài văn giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Thuyết minh về một món ăn và cùng với phần Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ: Nào đâu … còn đâu? để học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn
Bài mẫu số 2: Bài văn giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến
Người Việt Nam chúng ta, chắc hẳn nhiều người biết về đôi dép lốp hay còn gọi là dép cao su. Đó là sản phẩm của một thời đánh giặc gian khổ nhưng anh hùng của dân tộc, gắn bó với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân ta.
Đôi dép được làm bằng lốp ô tô nên được gọi là dép lốp (hoặc dép cao su). Người ta chọn phần bằng phẳng của chiếc lốp cắt ra làm đế dép. Đế dép được đục thành tám khe mỏng để xâu bốn quai dép. Quai dép bằng săm (ruột) ô tô, cắt thành từng sợi dài đủ để ôm bàn chân, bề ngang khoảng 1,5 đến 2cm, giống như những sợi râu, vì vậy có nơi còn gọi là dép râu. Dùng cái xâu dép bằng sắt có hai mảnh dát mỏng xâu từ dưới đế dép lên, cặp chặt đầu quai dép vào giữa rồi rút mạnh. Quai dép được kéo qua khe mỏng của đế, và do tính đàn hồi của cao su nên rất chặt, không tụt ra được.
Đế bằng lốp ô tô vừa chắc vừa bền, đi êm; quai bằng săm cao su ôm chặt vào bàn chân giúp cho việc đi lại được gọn nhẹ, nhanh chóng. Với chất liệu cao su, đôi dép lốp rất thuận lợi cho việc trèo đèo, lội suối, băng rừng để chiến đấu đánh giặc. Không chỉ bộ đội, dân công, mà cả cán bộ và nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đều đi dép lốp. Và cả Bác Hồ, người Cha già kính yêu của dân tộc, cũng đi dép lốp, đôi dép trở thành huyền thoại của một con người giản dị mà vĩ đại:
Còn đôi dép củ, mòn quai gót Bác vẫn thường đi giữa thể gian.
Đôi dép lốp đã đi vào lịch sử đánh giặc anh hùng của nhân dân ta. Cùng với xe đạp thồ, tời kéo pháo, bếp Hoàng cầm…, đôi dép lốp đơn sơ, bình dị đó đã góp phần làm nên chiến thắng vang dội trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
Bài mẫu số 3: Bài văn giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến
Trong cái tủ kính sang trọng để các đồ kỉ niệm có đôi dép lốp cao su cũ của ông tôi từ thời kì kháng chiến chống Pháp.
Đã mấy lần năn nỉ ông tôi mới mở tủ lấy ra cho tôi xem. Một đôi dép lốp đã cũ mòn mà theo ông tôi kể lại “Nó là người bạn đường của ông trong khoảng 10 năm trong kháng chiến, đã ba lần thay quai còn đế vẫn như cũ”
Đôi dép lốp này có 2 bộ phận đế và quai. Đế dép là miếng cao su cắt ra từ cái lốp xe ô tô đã hỏng, nó đen xì và dầy bằng nửa đốt tay. Cầm lên tay thấy nặng nhưng đi vào chân thì rất êm. Do ông tôi đi nhiều nên dưới đế không còn dâu vết gì của cái lốp xe mà chỉ như một miếng cao su hơi cong cong được cắt lượn rất khéo theo hình bàn chân.
Quai dép: Cũng được cắt ra từ cái xăm xe (còn gọi là ruột) chiều ngang chỉ bằng chiều ngang ngón tay còn chiều dài thì theo kích cỡ bàn chân to, nhỏ nên dài hay ngắn.
Điều rất thú vị là loại dép này không cần may khâu gì cả. Người ta chỉ dùng một díp sắt kẹp lấy đầu quai rút vào một lỗ đục sấn.
Nhờ sự đàn hồi của cao su nên nó dính rất chặt vào nhau, đến nỗi đi vấp ngã mà vẫn không bật ra được.
Theo những người phục vụ Bác Hồ, thì Bác thường chỉ đi dép lốp. Người ta kể rằng Bác có đôi dép đi khá lâu đã mấy lần thay quai, đế dép đã mỏng đi rất nhiều và có dấu cả ngón chân trên mặt đế. Mấy người bàn nhau thay cho Bác đôi dép mới. Thấy mất đôi dép Bác biết các chú cần vụ đã giấu đi. Bác đi dép mới mấy ngày rồi gọi các chú lên bảo “thôi các chú trả cho Bác đôi dép cũ, đôi này đi đau chân lắm”. Mọi người thương Bác quá, đành phải trả lại đôi dép cũ cho Bác đi.
Thế đấy, đôi dép cao su đã đi vào đời sống chiến đấu của một dân tộc, đầu tiên là các anh vệ quốc quân, sau đó toàn dân đi kháng chiến đều dùng.
Đôi dép lốp đã đi vào lịch sử, đi vào thơ ca. Nhà thơ Trần Hữu Thung đã viết trong bài “thăm lúa”:
“Lúa níu anh trật dép”
Câu thơ miêu tả hình ảnh người chồng chị nông dân ra đi trên bờ ruộng lúa tốt. Những bông lúa quấn lấy chần chứ làm sao mà trật được dép!
Trong chương trình học Ngữ Văn 8 phần Vào vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người. Em hãy viết đoạn văn nghị luận về đề tài này để học tốt môn Ngữ Văn 8 hơn.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Ôn luyện về dấu câu nhằm chuẩn bị cho bài học này.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục