Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lý lẽ chặt chẽ lại vừa có sức truyền cảm bao gồm dàn ý chi tiết cùng 15 bài mẫu hay nhất do thầy cô trường THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em lớp 8 hoàn thành tốt bài tập của mình.
Đề bài: Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lý lẽ chặt chẽ lại vừa có sức truyền cảm.
Dàn ý viết đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm Chúng ta không nên học vẹt và học tủ
1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Chúng ta không nên học vẹt và học tủ.
2. Thân đoạn:
a. Giải thích
- Học vẹt: là cách học chỉ biết chăm chú học thuộc mà không hiểu rõ bản chất của vấn đề.
- Học tủ: học một phần kiến thức nhất định, phụ thuộc vào vận may mà quên đi mục đích của việc học.
b. Tác hại của học tủ, học vẹt
- Không nắm vững bản chất của vấn đề, thiếu hụt kiến thức.
- Mất gốc, mất phương hướng học tập.
- Tạo ra thói quen đối phó với các vấn đề khác trong cuộc sống.
c. Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan: người học không hiểu rõ bản chất, ý nghĩa của việc học; chưa chăm chỉ, tập trung trong học tập.
- Nguyên nhân khách quan: xu hướng chạy theo thành tích.
d. Bài học nhận thức và hành động
- Cần xác định mục đích học tập.
- Ý thức được học là một quá trình tích lũy lâu dài, không phải trong một sớm, một chiều.
- Cần xây dựng kế hoạch học tập gắn với mục tiêu.
3. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận: không nên học tủ, học vẹt.
15 Bài mẫu Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lý lẽ chặt chẽ lại vừa có sức truyền cảm
Viết đoạn văn trình bày luận điểm Chúng ta không nên học vẹt và học tủ – Mẫu 1
Từ xưa đến nay, việc học luôn có tầm quan trọng hàng đầu với mỗi người song ngày nay, học sinh lại đang có xu hướng học vẹt, học tủ. Có thể thấy, học vẹt là cách học chỉ biết chăm chú học thuộc mà không hiểu rõ bản chất của vấn đề còn học tủ là học vào một phần kiến thức nhất định, phụ thuộc vào may mắn của bản thân. Mặc dù bản chất khác nhau, song việc học vẹt, học tủ luôn để lại hậu quả nặng nề. Người học không hiểu, không nắm vững được bản chất của vấn đề, bị thiếu hụt kiến thức. Họ học chỉ để đối phó, phụ thuộc vào vận may mà quên đi mục đích chính, quan trọng và cốt yếu nhất của việc học là gì. Với những hậu quả đó, chúng ta không nên học vẹt, học tủ mà cần có phương pháp học tập hợp lí, đúng đắn để nắm vững được kiến thức nền tảng, đó chính là nền tảng vững chắc để mỗi người thành công hơn trên con đường tương lai.
Viết đoạn văn trình bày luận điểm Chúng ta không nên học vẹt và học tủ – Mẫu 2
Học tủ và học vẹt đang là tình trạng chung của nhiều học sinh hiện nay. Học vẹt là cách học làu làu không suy nghĩ, học mà không nắm rõ nội dung mình học là gì, còn học tủ là chỉ học cầu may, rủi, đoán đề mà thành công. Cả hai cách học đều trở thành một lối học khiến cho học sinh hổng kiến thức, không nắm rõ được nội dung bài học, học theo môt típ và may rủi hạn chế khả năng tư duy và sáng tạo, đồng thời khiến chúng ta phụ thuộc nhiều vào hên xui. Thật đáng buồn thay cho những học sinh đang có cách học đó, cố nhồi nhét kiến thức vào đầu trong khi mình không hiểu rõ hay nhiều học sinh dựa vào vận may rủi của riêng mình. Bởi lẽ sự học còn dài, học tập là quá trình trau dồi khiến thức cho bản thân, giúp chúng ta có nhều kiên thức vận dụng vào đời sống, đạt được nhiều thành công trên quãng đường đời chứ không phải là hình thức học đối phó như thế. Chính vì lẽ đó mà mỗi chúng ta hãy ý thức cho riêng mình sự học quan trọng như thế nào, và tìm ả cho mình con đường đi đúng đắn. Học tập chính là cho chính bản thân chúng ta. Tôi và các bạn, chúng ta hãy cùng nhau cố gắng nhé!
Viết đoạn văn trình bày luận điểm Chúng ta không nên học vẹt và học tủ – Mẫu 3
Việc học luôn là vấn đề quan trọng và mỗi người luôn tự kiếm tìm cho mình những phương pháp học hiệu quả nhất. Tuy nhiên, ngày nay có một thực trạng đáng buồn là nhiều học sinh đang học vẹt, học tủ. Học vẹt chính là cách học thuộc lại những gì đã được dạy mà không hiểu rõ vấn đề, không thấy được bản chất của vấn đề còn học tủ là chỉ học một phần còn lại phụ thuộc vào vận may. Học vẹt và học tủ đều để lại những hậu quả nghiệm trọng đối với người học. Trước hết, nó làm cho người học phụ thuộc vào may mắn, nên dễ dẫn tới hiện tượng lệch tủ và bị điểm kém. Cùng với đó, với cách học này sẽ khiến cho học sinh bị rỗng kiến thức, mất gốc và mất đi phương hướng học tập của bản thân. Như vậy, có thể thấy, việc học vẹt, học tủ để lại những hậu quả khó lường cho người học, bởi vậy chúng ta cần tránh xa việc học tủ, học vẹt và tự kiếm tìm cho mình một phương pháp học đúng đắn, hiệu quả nhất.
Viết đoạn văn trình bày luận điểm Chúng ta không nên học vẹt và học tủ – Mẫu 4
Muốn chiếm lĩnh được tri thức cần có phương pháp khoa học thay vì việc học tủ và học vẹt. Học vẹt là học chay, học không khoa học, tràng giang đại hải, học theo kiểu bắt chước một cách vô thức, không hiểu bản chất của vấn đề. Còn học tủ là lối học lỏi, chọn phần tiếp thu nhanh để học. Hai lối học tai hại này đều gây ra hậu họa khôn lường. Học tủ có thể bị “lệch tủ”, “trật tủ” và khả năng bị điểm liệt, điểm yếu rất báo động. Học vẹt khiến cho học sinh rỗng kiến thức và làm mất đi lối tư duy phân tích, tổng hợp vấn đề. Cả hai cách học này đều khiến học trò bị mất phương hướng, và hoàn toàn trống rỗng khi học. Kiến thức thực sự, khả năng sáng tạo và phát triển trí tuệ sẽ không được bị triệt tiêu bởi hai phương pháp học tủ và học vẹt lệch lạc, phiến diện. Chính vì lẽ đó mà mỗi chúng ta hãy ý thức cho riêng mình sự học quan trọng như thế nào, và tìm ả cho mình con đường đi đúng đắn. Học tập chính là cho chính bản thân chúng ta. Tôi và các bạn, chúng ta hãy cùng nhau cố gắng nhé!
Viết đoạn văn trình bày luận điểm Chúng ta không nên học vẹt và học tủ – Mẫu 5
Học tủ và học vẹt đang là tình trạng chung của nhiều học sinh hiện nay. Đầu tiên, có thể hiểu học vẹt là cách học làu làu không suy nghĩ, học mà không nắm rõ nội dung mình học là gì. Còn học tủ là chỉ học cầu may, rủi, đoán đề mà thành công. Hai phương pháp học đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho người học. Nó khiến cho học sinh hổng kiến thức, không nắm rõ được nội dung bài học. Khi học mà chỉ dựa theo mô típ có sẵn, hoặc chờ đợi vào may rủi sẽ hạn chế khả năng tư duy và sáng tạo. Chính vì lẽ đó mà mỗi chúng ta hãy ý thức cho riêng mình sự học quan trọng như thế nào. Hãy tìm ra cho bản thân một phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp.
Viết đoạn văn trình bày luận điểm Chúng ta không nên học vẹt và học tủ – Mẫu 6
Ngày nay, thật đáng buồn khi học sinh đang có xu hướng học vẹt, học tủ. Vậy nên hiểu như thế nào là học vẹt, học tủ? Học vẹt chính là học thuộc lại những kiến thức đã có dù mình không hiểu gì còn học tủ là học theo vận may, chỉ học một kiến thức nhất định. Chính việc học tủ, học vẹt đã để lại nhiều hậu quả cho quá trình học tập của học sinh. Với cách học này, học sinh sẽ bị hổng kiến thức, không nắm vững được kiến thức của bài học, thiếu kiến thức nền tảng và phụ thuộc vào sự may mắn. Sở dĩ có điều đó bởi nhiều người không ý thức được vai trò của việc học, đó là cả một quá trình tích lũy lâu dài, học để mở mang kiến thức cho bản thân. Như vậy, có thể thấy, học vẹt, học tủ là một cách học mang tính phiến diện, bởi vậy, để có thể mở mang kiến thức mỗi người cần có cho mình phương pháp học phù hợp, đúng đắn để mang lại hiệu quả cao.
Viết đoạn văn trình bày luận điểm Chúng ta không nên học vẹt và học tủ – Mẫu 7
Học vẹt, học tủ đều là những cách học lệch lạc. Học vẹt làm chúng ta không nắm được nội dung học mà chỉ thuộc bài một cách máy móc, rập khuôn, như một con vẹt nói được nhưng chẳng hiểu gì cả. Còn học tủ thì sao? Là chỉ học những gì mình cho là cần thiết để nhằm mục đích vượt qua kì thi chứ không phải để nắm kiến thức. Đi thi không gặp được trúng bài mình học sẽ bị “tủ đè” lại ngay. Bởi vậy chúng ta không nên học vẹt, học tủ.
Viết đoạn văn trình bày luận điểm Chúng ta không nên học vẹt và học tủ – Mẫu 8
Học tủ và học vẹt đang được xem là vấn nạn chung trong giới học đường ngày nay. Trước hết, chúng ta có thể hiểu “học vẹt” là cách học thuộc mà không cần suy nghĩ, học mà không hiểu nội dung mình đang làm là gì. Còn “học tủ” là cách học mà học trò chỉ mong đạt điểm cao nhờ sự may rủi. Hai phương pháp học này đều gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực cho người học. Nó khiến cho học sinh không chỉ hổng kiến thức, mà còn không nắm vững, hiểu bản chất được nội dung bài học. Nếu học mà chỉ dựa vào những bài mẫu có sẵn, hoặc mong chờ vòa sự may rủi thì sẽ hạn chế khả năng sáng tạo và tư duy của học trò. Do vậy, chúng ta hãy luôn có ý thức trách nhiệm với việc học của mình. Chúng ta cần xác định học là cho bản thân chứ không phải học cho ai. Từ đó, hãy tìm ra cho mình một phương pháp học tập phù hợp và đúng đắn để tạo hứng thú học tập và thành công như mong đợi.
Viết đoạn văn trình bày luận điểm Chúng ta không nên học vẹt và học tủ – Mẫu 9
Trường học là ngôi nhà thứ hai dạy cho con người nhiều điều hay lẽ phải. Tuy nhiên, hiện nay trong trường học có nhiều hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các em học sinh, trong đó phải kể đến chính là hiện tượng học tủ, học vẹt. Học tủ là trường hợp các bạn học sinh dự đoán đề thi theo cảm quan của mình rồi học một số ít bài với hi vọng sẽ có bài đó trong bài thi. Học vẹt là cách học hời hợt, học thuộc lòng, không hiểu bản chất của kiến thức mà mình đang nghiên cứu. Học tủ học vẹt là những cách học chưa tốt, gây tiêu cực mà mỗi chúng ta cần loại trừ trong quá trình rèn luyện của mình. Hiện tượng này xuất phát từ chính những người học sinh. Có nhiều bạn lười học nhưng vẫn muốn đạt điểm cao, lại có những người học để phục vụ cho bài kiểm tra chứ không nghiên cứu kĩ lưỡng về bài học của mình. Cách học này dẫn đến hệ quả chính là việc chúng ta không hiểu, không nắm được bản chất của bài học, kiến thức khi trôi qua sẽ để lại lỗ hổng khiến ta khiếm khuyết. Lâu dần dẫn đến thói xấu trong học tập, tạo tác động tiêu cực đến môi trường học tập. Mỗi bạn học sinh cần phải có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu kiến thức cho riêng mình, không lười biếng hay bị động. Nguồn kiến thức là vô hạn nhưng tiếp thu và tích lũy như thế nào lại là do ý chí chủ quan của con người. Hãy học tập và trở thành một công dân tốt, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội và làm cho cuộc sống của chính mình tươi đẹp hơn.
Viết đoạn văn trình bày luận điểm Chúng ta không nên học vẹt và học tủ – Mẫu 10
Có rất nhiều bạn đã tìm được cho mình phương pháp học rất khoa học. Nhưng không ít bạn vẫn thường xuyên học vẹt và học tủ. Học vẹt là nhắc đi nhắc lại phần kiến thức cần nắm nhiều lần giống như con vẹt tập nói tiếng người. Học vẹt là lối học thuộc lòng một các vô thức. Người học không hề biết gì về bản chất của vấn đề. Chỉ cần người khác vặn hỏi mấy câu là ấp a ấp úng. Học vẹt khiến người học không phát triển được năng lực suy nghĩ.Học tủ là cách học mà người học tự ý chọn cho mình một phần kiến thức nhất định và chỉ tập trung cũng như đầu tư tâm sức vào đó. Nguyên nhân do lười,do sở thích,do thông tin sai lệch ảnh hưởng trước mỗi kì thi. Không ít bạn cũng rơi vào cảnh bị “tủ đè” thật là thảm. Đây là cách học đối phó vì nhiều người chưa xác định được mục đích đúng đắn của việc học. Chính vì vậy,chúng ta hãy dừng lại đi cách học vẹt và học tủ bạn nhé! Vì tương lai đích thực của mình đấy! Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.
Viết đoạn văn trình bày luận điểm Chúng ta không nên học vẹt và học tủ – Mẫu 11
Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.
Viết đoạn văn trình bày luận điểm Chúng ta không nên học vẹt và học tủ – Mẫu 12
Học là quá trình tích lũy kiến thức lâu dài đòi hỏi người học có sự cố gắng, chủ động trong việc lĩnh hội. Tuy nhiên có một thực trạng đáng buồn hiện nay là hiện tượng học tủ, học vẹt ở một bộ phận không nhỏ học sinh. Trước những bài kiểm tra quan trọng, để đạt được điểm cao mà không phải bỏ nhiều công sức ôn tập, nhiều bạn học sinh đã lựa chọn “phương pháp” học tủ. Học tủ, học vẹt hiểu đơn giản là việc học tập trung vào một hay một số bài cụ thể, học thuộc một cách máy móc mà không hiểu bản chất của vấn đề. Tuy nhiên, các bạn học sinh lại chưa thấy hết được hậu quả khôn lường của cách học sai lầm này, học tủ, học vẹt có thể tiết kiệm được phần nào thời gian học tập thế nhưng lại gây thiếu hụt nghiêm trọng kiến thức bài học. Việc học tủ dễ khiến học sinh bỏ qua những đơn vị kiến thức quan trọng của chương trình học dẫn đến sự lúng túng khi gặp phải những bài tập liên quan. Học vẹt lại là cách học sáo rỗng, các bạn có thể học thuộc từng chữ trong bài học nhưng lại không hiểu bản chất vấn đề, khi gặp những câu hỏi vận dụng, liên hệ thì lại không thể áp dụng để giải quyết. Học tủ, học vẹt còn làm cho học sinh trở nên lười biếng, thụ động trong việc học, chưa kể việc học tủ, học vẹt còn làm nảy sinh tâm lí lo lắng, căng thẳng khi làm bài. Nếu may mắn “trúng tủ” thì không sao nhưng nỡ “lệch tủ” không chỉ gây ra tâm lí lo lắng, sợ hãi mà còn gây ảnh hưởng đến kết quả của bài thi. Để làm chủ việc học, nâng cao hiệu quả học tập, mỗi học sinh chúng ta cần chủ động trong việc học. Cần kết hợp việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp với việc lắng nghe bài giảng trên lớp và làm bài tập khi về nhà. Nếu gặp phải những bài tập khó, những vấn đề chưa hiểu, chúng ta có thể nhờ thầy cô giúp đỡ hoặc tổ chức làm việc nhóm. Trong học tập cần loại bỏ thói quen học tủ, học vẹt, thay vào đó chúng ta duy trì thói quen học tập chủ động, tích cực cùng sự nỗ lực, chăm chỉ, làm được như vậy chắn sẽ gặt hái được những thành quả xứng đáng.
Viết đoạn văn trình bày luận điểm Chúng ta không nên học vẹt và học tủ – Mẫu 13
Mỗi chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì thế việc học tập của ta có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nước nhà. Tuy nhiên, hiện nay hiện tượng học sinh học tủ, học vẹt đang diễn ra ngày càng nhiều. Ta không khó để bắt gặp các bạn học sinh chép sách giải để hoàn thiện bài tập về nhà. Lại có nhiều trường hợp các em học sinh không chủ động học tập, ghi nhớ kiến thức mà học ngẫu nhiên một vài bài để chuẩn bị cho bài thi, bài kiểm tra,… Nhiều bạn chỉ biết chép bài trong sách vở, bài giảng của thầy cô không cần hiểu nó nói gì. Lúc mới học có thể thuộc lòng nhưng rồi lại quên ngay và khi cần thì chữ nghĩa cũng không cánh mà bay. Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên phải kể đến là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh: ý thức học tập của một số bạn còn kém, các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học mà chỉ quan tâm đến kết quả thi. Bên cạnh đó còn là do bản tính còn ham chơi, muốn học cho nhanh để làm việc khác hoặc muốn được điểm cao mà lười học của nhiều học sinh. Nguyên nhân khách quan không thể không nhắc đến là do các thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; bố mẹ kì vọng cao, muốn con mình học nhiều hơn nữa, đạt nhiều thành tích hơn nữa… Để cải thiện tình trạng này, trước hết, mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử. Bên cạnh đó, gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình. Ngoài ra, nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh. Quãng thời gian học tập ngồi trên ghế nhà trường là khoảng thời gian tốt nhất để trau dồi bản thân, hãy trở thành một người con ngoan trò giỏi, cống hiến nhiều điều tốt đệp cho đất nước ngay từ hôm nay.
Viết đoạn văn trình bày luận điểm Chúng ta không nên học vẹt và học tủ – Mẫu 14
Học vẹt và học tủ là hai phương pháp học không mang lại kết quả tốt cho việc học tập của bạn. Học vẹt chính là học chay, học không có khoa học, học tràng giang đại hải, học kiểu bắt chước, nhại lại nhưng thực chất của vấn đề lại không hiểu được. Kiểu học này sẽ khiến cho bạn học nhanh quên, hổng kiến thức nhiều. Học tủ chính là phương pháp học lựa chọn những mục, những phần mà học sinh thấy mình có khả năng tiếp thu tốt nhất để học. Cách học này có thể sẽ khiến cho các bạn đạt điểm 0 tối đa, vì lệch tủ, lệch đề. Hai phương pháp học trên đều không tốt đối với các bạn học sinh. Học tủ chỉ mang tính xác xuất, phần trăm nên khi không trúng được tủ chắc chắn bài thi của bạn sẽ trật và điểm số chết ở mức báo động. Còn học vẹt thì bạn sẽ chỉ như con vẹt cứ nhai đi nhai lại điều người khác nói, và kiến thức trong chốc lát sẽ trống rỗng, chẳng còn gì. Và vì nhai đi nhai lại nên sẽ chóng quên. Như vậy thật uổng phí. Học vẹt và học tủ đều để lại hậu quả không tốt đối với mỗi bạn học sinh. Nó khiến cho bạn lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ, không chịu mày mò và phát triển kiến thức. Bản thân sẽ ngày càng hổng kiến thức nhiều, cách phân tích và nhận xét vấn đề không còn nữa. Có thể bạn sẽ mất dần đi khả năng sáng tạo. Mỗi bạn học sinh khi nhận ra tác hại của việc học vẹt, học tủ như vậy thì nên điều chỉnh lại phương pháp học của mình để mang lại hiệu quả trong học tập được cao hơn. Đây là điều mà mỗi bạn nên nhận ra từ sớm để cố gắng và phấn đấu thành học sinh tiên tiên. Học vẹt, học tủ là phương pháp học nên tránh xa. Bạn cần phải ý thức được điều này để lựa chọn cho mình phương pháp hữu ích hơn.
Viết đoạn văn trình bày luận điểm Chúng ta không nên học vẹt và học tủ – Mẫu 15
Có thể thấy học tủ, học vẹt là cách học đối phó của học sinh cũng là một trong những biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục. Thực trạng đáng buồn này đã và đang tồn tại trong học đường, một bộ phận không nhỏ các bạn học sinh lơ là việc học, chỉ khi sắp đến giờ kiểm tra mới lo lắng học bài. Việc học trong thời gian ngắn mà khối lượng kiến thức lớn dễ làm nảy sinh tâm lí học đối phó, chỉ học qua loa mà không hề hiểu được nội dung kiến thức của bài học. Học tủ, học vẹt có thể mang đến những tích cao cho học sinh nhờ “trúng tủ” nhưng đó lại là kết quả “hữu danh vô thực”. Học tập một cách qua loa khiến những kiến thức tích lũy được cũng nhanh chóng quên đi gây thiếu hụt kiến thức, ảnh hưởng đến việc tiếp thu những kiến thức nâng cao trong bài học tiếp theo. Học tủ, học vẹt còn gây ảnh hưởng đến nhân cách của người học, học sinh tìm cách đối phó để qua môn, để đạt điểm cao trong học tập là biểu hiện của việc gian lận trong học tập, thiếu trung thực trong thi cử. Việc học tủ, học vẹt, học đối phó của học sinh cũng được phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trước hết ở bản thân người học, do sự lười biếng, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học. Bên cạnh đó cũng có những nguyên nhân khách quan như khối lượng kiến thức lớn, tiết học chưa sinh động, hấp dẫn khiến học sinh cảm thấy nhàm chán; Giáo viên chưa tìm ra những phương pháp giúp học sinh học tập hiệu quả. Để khắc phục lối học sai lầm này, mỗi học sinh cần cố gắng học tập, tích cực xây dựng bài trên lớp và chăm chỉ làm bài tập về nhà. Thầy cô giáo cũng có những phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức bài học, hứng thú với những đơn vị kiến thức mới. Việc học rất quan trọng nên cần loại bỏ cách học tủ, học vẹt để hướng đến sự tiến bộ.
***********
Trên đây là 15 bài mẫu viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lý lẽ chặt chẽ lại vừa có sức truyền cảm lớp 8 hay nhất. Hy vọng sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao nhất.
Đăng bởi: thầy cô trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo dục